Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Bí Ẩn Về Tiền Kiếp Hậu Kiếp - Đoàn Văn Thông, 300 Trang

http://www.thuvienso.info Khi nói đến Nhân và Quả tức là bao hàm ý nghĩa rộng lớn của Luân hồi. Luân hồi là sự chuyển biến xoay vần trở lại. Con người chết đi không phải là hoàn toàn mất hẳn. Thân xác sẽ tan rã theo cát bụi nhưng còn một phần vô cùng linh hoạt và vẫn hiện hữu đó là linh hồn. Mọi sự, vật trong vũ trụ, thiên nhiên đều chịu sự tác động của luân hồi, nhân quả. Như nước chẳng hạn, trong thiên nhiên, nuớc bốc thành hơi, hơi nước đọng lại thành mây rơi xuống thành mưa, mưa chảy tràn ra đất, qua sông suối, hồ và chảy ra biển. Rồi hơi nước lại bốc lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành mây rồi thành mưa, cứ thế mà Nước luân hồi chuyển tiếp mãi chẳng bao giờ mất cả. Tương tự như thế: đất gió, lửa cây cối, thú vật, con người, tất cả đều chuyển biến theo luật Luân hồi nhân quả. Trong vũ trụ cũng vậy, sự xuất hiện tuần tự của ngày và đêm, sự hình thành và hủy diệt để rồi phát sinh mặt trời khác. Trong vũ trụ có vô số mặt trời, chúng cũng đều phát sinh, phát triển và hủy diệt. Quả đất chúng ta đang ở cũng cùng số phận ấy để rồi quả đất khác lại được sinh ra. Cả vũ trụ đều chịu chung quy luật ấy. Những gì đã có sinh thì phải có tử nhưng rõ ràng qua nhận thức của ngũ quan con người thì khi đã tử tức là không còn gì nữa. Nhưng thực tế lúc tử lại là lúc khởi đầu của sinh. Chỉ có cái gì không sinh ra mới gọi là không bị hủy diệt mà thôi. Vì thế mới có câu Hữu sinh, hữu tử, hữu luân hồi.
Vô sinh, vô tử, vô luân hồi.
Luật nhân quả không phải là luật riêng có tính cách tôn giáo. Trong vũ trụ, thiên nhiên, mọi sự vật đều chịu luật nhân quả, đó là luật chung của tự nhiên. Nhân quả luôn luôn có sự tương quan mật thiết với nhau và ngay trong nhân đã có quả và ngay trong quả đã có nhân. Vì thế từ nhân đến quả và từ quả đến nhân phải có sự chuyển hóa ấy liên quan với nhau rất chặt chẽ, chính sự tương quan chuyển hóa liên tục ấy mà sự tuần hoàn của trời đất, vũ trũ được điều hòa bằng không sẽ tạo sự bất hợp, rối loạn.
Hiện tượng nhân quả thường phải qua một thời gian chuyển hóa và thời gian ấy dài, ngắn còn tùy ở sự kiện, sự vật, sự tác động. v.v...
Vi trùng đột nhập cơ thể phải qua một thời gian mới tàn hại được cơ thể, sự chuyển hóa của bào thai trong bụng người mẹ phải qua một thời gian, sự chuyển hóa từ tuổi trẻ đến tuổi già cũng phải trải qua một thời gian.v.v... Đôi khi từ nhân đến quả có thể xảy ra rất nhanh hay rất chậm chạp như sự tác động của hai luồng điện âm dương phát sinh dòng điện, sức nóng hay xẹt ra lửa hoặc phát ra ánh sáng.v.v... hoặc hiện tượng tạo sơn, nổi núi, hiện tượng xâm thực trong thiên nhên...
Hiện tượng nhân quả thấy rõ trong thiên nhiên:
- Hiện tượng địa chất: Đây là những hiện tượng xuất hiện chậm chạp như hiện tượng đất bồi, hiện tượng xâm thực, xói mòn của gió, của nước lên đất đai, núi đồi. Có khi phải mấy triệu năm mới chuyển biến thấy rõ kết quả từ nhân đến quả như tạo sơn (nổi núi). Sự sồi, sụt của đáy biển, biển rút khỏi lục địa hay biển chiếm lục địa. Đọc các giai đoạn phát sinh sự sống và sự hình thành quả đất chúng ta mới thấy nhân và quả liên quan tác động lên nhau qua một thời gian rất dài có khi hàng triệu hay hàng tỷ năm.
Ngoài ra còn có những hiên tược xuất hiện nhanh chóng như gió mạnh gây ra sóng lớn, bão tố, Nguyên nhân (Nhân) tạo ra gió (Quả) là sự chuyển dịch mau lẹ mạnh mẽ của không khí. Gió phát sinh là do không khí ở vùng nào đó bị loãng khiến không khí của vùng kế cận chuyển đến để bù đắp và sự chuyển động lớn của không khí như vậy đã phát sinh ra gió bão... Sất sét phát sinh là do hai luồng điện âm dương từ các đám mây đến gần nhau. Lụt lội phát sinh do mưa nhiều, nước không thoát kịp dâng cao. v.v... Mưa là do hơi nước bốc lên gặp lạnh tạo thành mây rồi thành mưa. v.v...

Quản Trị Kinh Doanh Viễn Thông - Gs.Ts.Bùi Xuân Phong, 142 Trang

http://www.thuvienso.info Doanh nghiệp viễn thông có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Sự thay đổi cơ chế quản lý kinh tế đã làm cho môi trường hoạt động của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp viễn thông nói riêng thay đổi. Trong môi trường kinh doanh mới, các doanh nghiệp viễn thông đã chủ động trong hoạt động kinh doanh, nhưng đồng thời phải đứng trước một thử thách lớn là tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh của mình. Hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, muốn tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp viễn thông phải hoạt động kinh doanh có lãi. Muốn vậy, yêu cầu doanh nghiệp phải được điều hành tốt mọi hoạt động kinh doanh của mình. Trên cơ sở đó có những biện pháp hữu hiệu và lựa chọn đưa ra quyết định tối ưu phương án hoạt động kinh doanh.
Để có tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý viễn thông, đồng thời đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và quy mô đào tạo cán bộ cho doanh nghiệp viễn thông, chúng tôi tổ chức biên soạn cuốn sách Quản trị kinh doanh viễn thông. Cuốn sách này  được biên soạn theo chương trình môn học Quản trị kinh doanh viễn thông dùng cho sinh viên ngành kỹ thuật viễn thông. Với kinh nghiệm giảng dạy được tích luỹ qua nhiều năm, cộng với sự nỗ lực nghiên cứu từ các nguồn tài liệu khác nhau, cuốn sách có nhiều thay đổi và bổ sung để đáp ứng yêu cầu do thực tiễn đặt ra và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Nội dung cuốn sách gồm 8 chương đề cập những kiến thức rất thiết thực về Quản trị kinh doanh viễn thông. Trong đó có một chương khái quát những vấn đề chung của quản trị kinh doanh viễn thông; một chương trình bày cơ sở khoa học của quản trị kinh doanh. Các chương còn lại trình bày các lĩnh vực quản trị kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp viễn thông. 
Trong lần biên soạn này, tác giả có kế thừa một số nội dung cơ bản của cuốn sách Quản trị kinh doanh Bưu chính Viễn thông do nhà xuất bản Bưu điện xuất bản năm 2001, tái bản năm 2003 của tác giả và có những sửa đổi, bổ sung quan trọng hướng tới yêu cầu bảo đảm tính Việt Nam, cơ bản và hiện đại.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc viết và biên tập, cuốn sách không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cuốn sách. Tác giả chân thành cảm ơn các đồng nghiệp  đã giúp đỡ trong quá trình biên soạn cuốn sách này

Bí Pháp Luyện Đạo (Kỉ Mùi 1979) - Từ Huệ, 56 Trang

http://www.thuvienso.info Tài liệu này do Bát Nương Diêu Trì Cung giáng dạy cho Từ Huệ (Hiền Tài Nguyễn văn Mới, Tốc Ký Viên của Đức Hộ Pháp) qua hình thức chấp bút. Bát Nương dạy Từ Huệ đem về hiến tặng Hội Thánh Tây Ninh làm tài liệu học tập cho Vạn Pháp Cung và Trí Huệ Cung. Từ Huệ đã thực hiện đúng theo lời dạy của Nữ Phật. Các vị chức sắc cao cấp đã rất nhiệt tình tiếp nhận tài liệu này, nhưng vì tình thế Đạo lúc đó rất khó khăn, không biết đến bao giờ mới có thể phổ biến cho các Tịnh Thất được. Cho nên các vị chức sắc xin hẹn đến khi nào có đủ thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
Cho đến nay, đã là 2011, cơ đạo vẫn chưa biến chuyển thuận lợi. Từ Chơn xin mượn mạng lưới internet, trước là phổ biến đến toàn thể tín đồ Cao Đài Giáo tài liệu quí giá này; sau là lưu trữ cho những thế hệ sau này nghiên cứu và phát triển.
Tác giả không mong gì hơn là góp chút sức nhỏ nhoi của mình vào bộ máy vũ trụ mênh mông đang vận hành của Đức Chí Tôn. Cầu xin Đại Từ Phụ ban hồng ân cho tất cả con cái của Ngài.

Biện Chứng Giải Thoát Trong Tư Tưởng Ấn Độ - Nghiêm Xuân Hồng, 264 Trang

http://www.thuvienso.info Chương 1. Thời Kỳ Vedas (từ thượng cổ đến 750 trước Tây Lịch)
- Kinh Vedas: cội nguồn của văn minh Ấn
- Các bản thánh ca kinh Lục Vệ Đà
- Từ quan niệm vật linh đến quan niệm nhất thần và nhất nguyên vô ngã
- Sự thiên trọng về quan niệm nhất thần
- Quan niệm sáng tạo vũ trụ
- Con đường siêu thoát thiên về Bhakti
Chương 2. Thời kỳ Upanishads (750 đến 550 trước Tây Lịch)
- Sự triển khai về triết học trong truyền thống Bà la môn
- Quan niệm Atman hay tự thể bất diệt
- Tính chất đồng nhất giữa Atman và Braman
- Quan niệm luân hồi nghiệp báo
Chương 3. Thời kỳ phản ứng về giáo lý (550 đến 185 trước Tây Lịch)
- Tông phái Kỳ Na
- Trào lưu phật giáo
Chương 4. Thời Kỳ phát triển và phân phái của trào lưu phật giáo
- Phái thượng tọa và đại chúng
- Khuynh hướng bảo thủ và khuynh hướng tự do
- Hữu luận và không luận
- Mã minh Bồ Tát
- Long Thọ Bồ Tát
Chương 5. Sự phát triển 6 tông phái chính của Bà La Môn
- Phái Vaicesika với nguyên tử luận
- Phái Nyaya
- Phái Samkya với nhị nguyên luận
- Phái Yoga với con đường siêu thoát
- Phái Mimamsa
- Phái Védanta
Chương 6. Sự phát triển của trào lưu mật tông Ấn Độ giáo
- Ramanuja với khuynh hướng Thần Hóa
- Ramakrishna với con đường tu luyện Bhakti
- Ảnh hưởng của Totapuri
Chương 7. Lịch trinhg biện chứng siêu thoát trong tư tưởng Ấn Độ
- Hệ thống Yoga
- Lịch trình siêu thoát của tông phái Yoga
- Những bậc thang của lịch trình siêu thoát

Read more: http://www.thuvienso.info/index.php/component/thuvientructuyen/chitiet/xem/19127/bien-chung-giai-thoat-trong-tu-tuong-an-do-nghiem-xuan-hong-264-trang#ixzz1qJKwkuiT

Hướng dẫn ôn thi môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Nhiều Tác Giả, 30 Trang

hhhTư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển gắn với phong trào cách mạng của nhân dân Việt Nam và thế giới trong thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tư tưởng Hồ Chí Minh không phải của riêng Người mà là hệ tư tưởng cách mạng của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam, của thời đại, khi mà các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, đi lên chủ nghĩa xã hội theo sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ nhiều nguồn gốc, trải qua một quá trình lâu dài với nhiều giai đoạn khác nhau, và dù "Thế giới còn đổi thay, nhưng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh còn sống mãi"( ). Bởi vì, cũng như chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa lịch sử, mà còn có ý nghĩa thời đại. Nó tổng kết những vấn đề lịch sử, rút ra quy luật phát triển tất yếu của xã hội loài người, chỉ rõ phương hướng soi sáng cho nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân thế giới con đường đấu tranh đi đến thắng lợi theo mục tiêu đã xác định. "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam..."( ), đã trở thành một chuyên ngành khoa học, một môn học về kiến thức đại cương bắt buộc ở các trường Đại học và Cao đẳng. Việc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, với tư cách là những khoa học, là một yêu cầu trong việc hình thành con người xã hội chủ nghĩa, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để đảm nhận và hoàn thành nhiệm vụ của nhân dân và Nhà nước giao phó. Vì vậy, Đảng ta đã khẳng định: "Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động"( ). Theo mục tiêu đào tạo của các trường Đại học và Cao đẳng, việc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là điều cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo, giáo dục bộ môn (đặc biệt các môn khoa học xã hội và nhân văn). Sinh viên sẽ nắm vững hơn những kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cơ sở phương pháp luận cho việc học tập chuyên ngành khoa học, để vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, công tác sau khi tốt nghiệp.
Cũng như ở các môn học khác, việc học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh, với tư cách là một khoa học, một môn học ở trường Đại học và Cao đẳng, đòi hỏi người học phải có phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học. Không có phương pháp học tập và nghiên cứu đúng sẽ không đạt yêu cầu, chất lượng của việc giáo dục, đào tạo. Hơn nữa, ở Đại học, sinh viên phải phát huy cao nhất phương pháp tự học, trau dồi phương pháp nghiên cứu khoa học. Bởi vì, "Trường Đại học, Cao đẳng là trường cao cấp dạy người ta tự học", như một nhà giáo dục Ba Lan đã khẳng định. Không thể chấp nhận việc sinh viên Cao đẳng và Đại học vẫn còn học tập theo kiểu cũ - học thuộc lòng, biết mà không hiểu kiến thức, lí luận không gắn với thực tế... Cách học kinh viện, công thức, xa rời thực tế như vậy càng xa lạ và ngược lại với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - cơ sở phương pháp luận của học tập, nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn.
"Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh" của Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được biên soạn và xuất bản, được dùng làm giáo trình cơ bản cho việc dạy học ở các trường Đại học và Cao đẳng, ngoài hệ thống đào tạo cử nhân chính trị thuộc các Học viện, Trường Đảng, các khoa Mác - Lênin - Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở ấy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức biên soạn “Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh” (dùng trong các trường Đại học và Cao đẳng).

Hướng dẫn ôn thi môn Triết học Mac-Lênin - Trương Văn Phước, 30 Trang

Để phục vụ việc dạy và học tập các bộ môn lý luận chính trị Mác Lênin trong hệ thống trường Đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội tái bản, có sửa chữa và bổ sung cuốn Hướng dẫn ôn thi môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sách do Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ giảng dạy lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Tư tưởng - Văn hoá trước đây tổ chức biên soạn và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia tái bản. Sách được trình bày dưới dạng hỏi - đáp với nội dung đảm bảo tính hệ thống, có trọng điểm, sát yêu cầu của chương trình bộ môn Triết học Mác — Lênin..

[Audio Book] Tây Phương Du Ký - Khoan Tịnh | Nhiều Người Đọc (DOC MP3)

zxcNgày 25 tháng 10 âm lịch, năm  1967, Ngài Ðại Pháp Sư KHOAN TỊNH ngồi thiền trong động Di Lặc, núi Cưu Tiên, dãy Quế Lạc, Công Xã Thượng Dõng Huyện Đức Hóa Tỉnh Phước Kiến, đột nhiên được Bồ Tát Quán Thế Âm tiếp dẫn đi, khiến mất cả tông tích. Lúc ấy, Pháp Sư được dẫn đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, tham quan các cảnh giới 9 phẩm hoa sen.  Thời gian dường như chừng 1 ngày 1 đêm, nhưng khi về đến nhân gian đã là ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch, năm 1973 chạy ra đã trên 6 năm 5 tháng trôi qua.  Thoạt nghe thì như là vượt ra tri thức thường tình, khó mà lý giải được.  Có câu nói:  "Trên trời 1 ngày, dưới này vài năm" là vậy, cũng bởi không gian của vũ trụ không giống, khái niệm thời gian cũng có khác, người có chút ít hiểu biết về Phật học, tất lý nhận ra được.
Thế gian lúc ấy không thấy dấu tích Pháp Sư đâu, đổ xô đi tìm, tăng lục cả Chùa, tìm khắp cả núi, hằng trăm cái động, lớn có nhỏ có, vẫn không thấy tông tích của Pháp Sư, thậm chí huy động cả các đội trục vớt, đội cứu nạn bãi biển, cứu nạn thác ghềng vẫn không thấy.  Một số thiện tín nhiệt thành, còn tuôn ra các huyện thành, các chợ Tuyền Châu, chợ Hạ Môn, chợ Phước Châu, chợ Nam Bình kiếm tìm, còn gởi thơ nhờ các tỉnh huyện lân cận như huyện Vĩnh Thái, Huyện Vĩnh Xuân, Đức Hóa, Phước Thanh, lăng xăng cả mấy năm dài mà vẫn không tin tức gì cả. Thế rồi, mọi người đều nghĩ Pháp Sư đã viên tịch trong lòng thương tiếc vô cùng.  Thật ra từ đầu đến cuối, Pháp sư chưa hề rời khỏi động Di Lạc nữa bước.  Do được Phật hộ, nhục thể để trong động những sáu bảy năm mà không bị phát hiện, không bị mục hư, cũng không rõ là được dấu ở đâu (rất có thể dấu ở một dạng không gia khác), về điểm nầy có các cư sĩ ở đây xác minh được, như cư sĩ Trịnh Tú Kiên chẳng hạn.
Suốt quá trình dấn bước đến đất Phật Tây Phương Cực Lạc nầy, không thể sánh với bất kỳ một cảnh giới nào trong mộng được.  Ngài là một vị tăng đắc đạo, không hề nói chuyện thêu đặt, vọng ngữ, mà cũng chẳng cần vọng ngữ làm gì, hơn nữa, cảnh giới mà Pháp Sư thấy được không hề giống cảnh giới nào của thiền định thấy, mà cả cảnh giới mà thiền định thấy, cũng chẳng nên đem ra tiết lộ, nếu không tam bộ Thiên Long, mà cả Thiên Ma nữa cũng có thể đến quấy nhiễu được. Đằng nầy Pháp Sư đã nhận chỉ thị của đức Phật A Di Đà và Bồ Tát Quán Thế Âm nên mới công khai đem chuyện mắt thấy tai nghe trong các cảnh giới của chính phẩm hoa sen nơi Thế Giới Tây Phương Cực Lạc mà chi tiết trình bày ra đây. Phàm những người học Phật đều biết, tội đại vọng ngữ phải xuống ngục Vô Gián, khó có ngày ra, vì thế mà những gì Pháp Sư diễn thuật về Thế Giới Cực Lạc mà Ngài thân hành bước tới là chuyện xác thực ngày vạn lần, có tam giới thần tiên, tám bộ Thiên Long làm chứng. Ngoài cái thế giới ta đang sống, có một thế giới Cực Lạc mà đức Phật nói trong kinh A Di Đà, đều là thực có, Khoan Tịnh Đại Pháp Sư làm một nhân chứng sống về việc ấy.
Bút giả cư sĩ Lưu Thế Hoa căn cứ lời kể mà ghi lại...

Tom Holland's Total Ab Workouts DVDRip AVI Audio English

http://www.thuvienso.info Innovative fitness instructor Tom Holland brings together a variety of effective abdominal exercised to create four, fast-working abdominal routines that aim to tone the midsection and turn that spare tire into a six pack. With lower back exercises designed to strengthen the entire core, this release is also an effective way to prevent and eliminate back pain. ~ Jason Buchanan, Rovi
Product Details
Actors: Tom Holland
Format: Closed-captioned, Color, Digital Sound, Dolby, DVD, Full Screen, NTSC
Language: English
Region: Region 1 (U.S. and Canada only. Read more about DVD formats.)
Aspect Ratio: 2.35:1
Number of discs: 1
Rated: NR (Not Rated)
Studio: Razor Digital Entertainment
DVD Release Date: January 3, 2006
Run Time: 29 minutes

Doanh Nhân Tự Học: Phân Tích Công Việc - Ths.Vũ Văn Tuấn, 157 Trang

dU đã bỏ ra nhiều thời gian để phát triển một chiến lược kinh doanh sáng tạo và chiến lược này sẽ tạo cho U một lợi thế trong môi trường kinh doanh có mức độ cao như hiện nay. Đã đến lúc cần chuyển các kế hoạch của U sang giai đọan hành động. Liệu U đã có những người đủ năng lực và kỹ năng có khả năng hoàn thành các công việc được giao chưa?
1. U có biết những kỹ năng nào là cần thiết cho công việc kinh doanh mới của U không?
2. U có biết các công nhân của U thực sự đang sản xuất ra cái gì và họ có những kỹ năng nào không?
3. U có thể chuyển các thành viên trong lực lượng lao động hiện có của mình tới các vị trí khác nhau không và U có tự tin là U đã đặt đúng người vào đúng việc không?
4. Tất cả công nhân của U có đặt vào các vị trí mà họ có thể làm việc hiệu quả nhất không?
Trong môi trường kinh doanh chuyển biến mau lẹ như ngày nay, các công ty phải có khả năng thay đổi chiến lược nhanh chóng. Việc sắp xếp nhân viên một cách hiệu quả là yếu tố then chốt để thực hiện các chiến lược mới. Để đặt đúng người vào đúng việc U phải biết được khả năng của mọi người và những gì mà công việc đòi hỏi, việc biết được kỹ năng và khả năng cần thiết để được thực hiện công việc và dự tính đựơc mức độ hoàn thành công việc.
Bước đầu tiên là xác định các nhiệm vụ, trách nhiệm và tiêu chuẩn cho từng công việc.

Read more: http://www.thuvienso.info/index.php/component/thuvientructuyen/chitiet/xem/2250/doanh-nhan-tu-hoc-phan-tich-cong-viec-ths-vu-van-tuan-157-trang#ixzz1qIzKy2c0

Đánh giá cải cách hành chính nhà nước - Ts.Đinh Duy Hòa, 30 Trang

kkkThực hiện đường lối đổi mới toàn diện, 20 năm qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có nhiều nghị quyết về đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà trọng tâm là cải cách nền hành chính nhà nước, bắt đầu từ Nghị quyết Trung ương 8 (Khoá VII) năm 1995, rồi Nghị quyết Trung ương 3, 7 (Khoá VIII), Đại hội IX và X tiếp tục khẳng định cải cách nền hành chính nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm của xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Có nhiều nghị quyết ra nhiều chủ trương, quan điểm về cải cách bộ máy nhà nước, cải cách nền hành chính nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, dân chủ hoá đời sống xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thực hiện chương trình tổng thể CCHC nhà nước (2001- 2010 )công cuộc cải cách hành chính đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển và ổn định kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội. Cải cách hành chính đã được triển khai đồng bộ trên  4 lĩnh vực chủ yếu: thể chế, tổ chức bộ máy, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công, từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy hành chính, hỗ trợ tích cực và thúc đẩy quá trình cải cách, đổi mới toàn diện của đất nước

[Audio Book] Anh Hùng Lĩnh Nam - Trần Đại Sỹ | Đọc: Huyền Thoại

http://www.thuvienso.info Thời đại Tiêu-sơn (1010-1225): Thuật giai đoạn thịnh trị bậc nhất của tộc Việt. Tiêu-sơn là tên ngọn núi nhỏ, nơi kết phát ngôi mộ của tổ tiên họ Lý, do đó Lý Công-Uẩn được lên ngôi vua. Tiêu-sơn cũng là tên ngôi chùa mà thủa thơ ấu, vua Lý Thái-tổ đã tu học. Vì vậy cổ văn học còn gọi thời gian triều Lý cai trị là thời đại Tiêu-sơn. Thời đại Tiêu-sơn là thời đại thịnh trị của tộc Việt: Nam bình Chiêm mở mang bờ cõi. Bắc đánh Tống. Thời đại này chia làm 5 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1. Anh hùng Tiêu-sơn: Thuật, bằng cách nào mà các Thiền-sư đã giáo huấn, rồi đưa một đệ tử tên Lý Công-Uẩn lên làm vua, tức vua Lý Thái-tổ. Hào kiệt hồi đó làm cách nào để có thể giảng hòa những tranh chấp quyền lực trong nước. Những người này là Anh-hùng Tiêu-sơn. Mặc dù phía Bắc, Tống luôn tìm cách tạo ra nhửng mâu thuẫn trong nội bộ Đại-Việt. Giai đoạn này gồm 3 quyển, 30 hồi, từ hồi 1 đến hồi 30, mang tên Anh-hùng Tiêu-sơn. Anh-hùng Tiêu-sơn thiết lập kế hoạch đòi lại lãnh thổ tộc Việt cũ lên tới hồ Động-đình. Quân Việt vượt biên đánh Tống lần thứ nhất, nhưng có tính cách cục bộ. Đánh Chiêm lần thứ nhất (1020). Mượn lời các nhân vật, tác giả thuật lại cuộc khởi binh của bà Triệu, của Bố-cái đại vương.
Giai đoạn 2. Thuận-thiên di sử: Nối tiếp giai đoạn 1. Lý Công-Uẩn lên làm vua lấy hiệu là Thuận-thiên. Thuận-thiên hoàng đế (sau khi băng được tôn là Thái-tổ, sử gọi là vua Lý Thái-tổ). Bộ thứ nhì của thời đại Tiêu-sơn này mang tên Thuận-thiên di sử, gồm 3 quyển, 30 hồi, từ hồi thứ 31 đến hồi thứ 60. Các Anh-hùng Tiêu-sơn giúp Thuận-thiên hoàng đế chống với cuộc chiến tranh lạnh của Tống, tiêu diệt một tôn giáo ngoại nhập, đã gây ra những cuộc chém giết khủng khiếp, nhất là mưu dâng nước cho Tống. Quân Việt vượt biên đánh Tống lần thứ nhì. Anh-hùng Tiêu-sơn liên kết với những nước thuộc tộc Việt cũ: Xiêm, Đại-lý, Lưỡng-quảng... trong mưu đồ đòi lại cố thổ.
Giai đoạn 3. Anh hùng Bắc-cương: Nối tiếp giai đoạn 2, gồm 4 quyển, 40 hồi từ hồi thứ 61 đến hồi thứ 100, mang tên Anh-hùng Bắc-cương. Bắt đầu đi vào giai đoạn hùng tráng. Nguyên giữa biên giới Hoa-Việt có 207 bộ tộc ít người, gồm các giống Thái, Nùng, Mèo, Lô-lô v.v. đó là di tích của chế độ Lạc-hầu, Lạc-tướng thời vua Hùng, vua An-Dương, vua Trưng còn sót lại, sử gọi họ là Anh-hùng Bắc-cương. Vì theo chế độ cha truyền con nối, nên các động trưởng, trang trưởng có nhiều quyền hành. Các trang động này như hàng rào bảo vệ Đại-Việt. Khi quân Trung-quốc muốn đánh Đại-Việt, thì phải chiếm được các trang động này trước. Khi chiếm được các trang động này, thì dễ dàng chiếm vùng đồng bằng, đe dọa thủ đô Thăng-long. Vì triều Tống, khi thì đe dọa, khi thì lôi kéo, đem chức tước ra dụ dỗ các động trưởng, châu trưởng về với họ. Nhưng các trang động này cùng Anh-hùng Tiêu-sơn liên kết, lúc nào cũng trung thành với Đại-Việt. Cuộc chiến tranh lạnh diễn ra như thế nào?
Giai đoạn 4. Anh linh thần võ tộc Việt: Nối tiếp giai đoạn 3, gồm 4 quyển, 40 hồi từ hồi 101 đến hồi 140, mang tên Anh-linh thần võ tộc Việt. Đây là giai đoạn hùng tráng của tộc Việt. Tám vùng tộc Việt liên kết nhau đánh Tống lần thứ 3, giúp Nùng Trí Cao khởi binh, chiếm lại vùng Lưỡng-Quảng, lên tới Trường-sa, hồ Động-đình. Nùng Trí Cao xưng là Nhân-huệ hoàng đế, lập ra nước Đai-Nam.
Giai đoạn 5: Nam-quốc sơn hà : Đây là giai đoạn cực kỳ hùng tráng của tộc Việt. Bấy giờ vua Tống Thần-tông dùng những cải cách về thuế khóa, canh nông, binh bị của Vương An-Thạch. Trung-quốc trở thành giầu có súc tích. Vua Tống chuẩn bị đem quân đánh chiếm Đại-Việt, đặt thành quận, huyện. Bên Việt bấy giờ vua Lý Nhân-tông mới 9 tuổi, Linh-Nhân hoàng thái hậu phụ chính. Ngài thấy rằng ngồi yên đợi giặc sao bằng tìm giặc mà đánh. Ngài sai Trung-thành vương Lý Hoằng-Chân, Tín-nghĩa vương Lý Chiêu-Văn, cùng Lý Thường-Kiệt, Tôn Đản đem quân đánh phá các kho tàng của Tống ở Hoa-Nam và chiếm các châu Khâm, Liêm, Dung, Nghi, Bạch rồi rút về. Tống đem quân nghiênh nước sang trả thù, nhưng bị quân Việt đánh bại. Bộ này mang tên Nam-quốc sơn hà, dài 50 hồi, 5 quyển, 2260 trang. Bộ này có thể đọc độc lập, không cần phải đọc trước 4 bộ trên.

Read more: http://www.thuvienso.info/index.php/component/thuvientructuyen/chitiet/xem/824/-audio-book-anh-hung-linh-nam-tran-dai-sy-doc-huyen-thoai#ixzz1qIwAEQWa

Thomson - The Complete Guide to The TOEFL Test iBT Edition (PDF 13CD)

zxcProduct Description
The instruction and practice in the Complete Guide to the TOEFL iBT closely mirrors the actual test, helping students to master the skills necessary to achieve the best possible score on the TOEFL iBT test and prepare them for success in an academic setting.
About the Author
Bruce Rogers taught ESL and test preparation courses at the Economics Institute at the University of Colorado, USA, since 1979. He has also taught in special programs in Indonesia, Vietnam, Korea, the Czech Republic, and Egypt. In addition to this new edition, he is the author of Introductory Guide to the TOEIC Test and The Complete Guide to TOEIC Test, both with Thomson ELT.Product Details
# Paperback: 600 pages
# Publisher: Heinle ELT; 4th Bk&Cdr-IBT/E edition (March 30, 2006)
# Language: English
# ISBN-10: 1413023037
# ISBN-13: 978-1413023039
# Product Dimensions: 10.7 x 8.5 x 1.4 inches

Read more: http://www.thuvienso.info/index.php/component/thuvientructuyen/chitiet/xem/7005/thomson-the-complete-guide-to-the-toefl-test-ibt-edition-pdf-13cd-#ixzz1qIvpX52Y

Cambridge - Young Learners English Tests Flyers 5 Student's Book (PDF CD)

http://www.thuvienso.info Book Description
These practice tests from Cambridge ESOL are designed to evaluate the English level of primary learners aged 7-12. They provide the first step towards the Cambridge ESOL main suite exams (including KET, PET, and FCE). There are 3 sets of tests for each of the 3 levels: Cambridge Starters, Cambridge Movers and Cambridge Flyers. Each set contains 3 full-colour tests, a cassette/CD, and answer booklet.
Product Details
Paperback: 32 pages
Publisher: Cambridge University Press; 1 Ans edition (December 10, 2007)
Language: English
ISBN-10: 0521693330
ISBN-13: 978-0521693332
Product Dimensions: 11.3 x 8.2 x 0.2 inches

[Audio Book] Thăng Long Đông Đô Hà Nội - Siêu Hải | Đọc: Đức Huy

http://www.thuvienso.info Bộ tiểu thuyết ba tập "Mảnh trăng Tô lịch" (1992) viết về Thăng Long trong thế kỷ XVIII, "Bóng chiều Thăng Long" (1995) viết về Thăng Long thế kỷ XIX, và "Năng kinh thành" (1997) viết về Thăng Long nửa đầu thế kỷ XX. Có lẽ đây là những tác phẩm duy nhất không liên quan tới cuộc đời làm lính của nhà văn Siêu Hải, vì đây là tiểu thuyết lịch sử. Nhưng cách viết của anh lại khác nhau hoàn toàn các bộ tiểu thuyết lịch sử ta vẫn thường đọc.
Thực tế khó lòng tìm được một tác phẩm nào kỹ hơn và đáng tin hơn về văn hóa Thăng Long Hà Nội như bộ tiểu thuyết lịch sử 3 tập nói trên của nhà văn Siêu Hải. Chính do chỗ anh Siêu Hải chỉ nói những điều anh biết rất rõ và chính xác nên tác phẩm của anh giúp ta hiểu được trách nhiệm của mình. Đặt biệt tác phẩm nói đến sinh hoạt của dân chúng trong thời gian sau khi hoàng đế Quang Trung đánh bại quân Thanh năm 1789, giúp chúng ta hiểu tâm thức yêu nước của chính chúng ta.
Cách viết về lịch sử của anh Siêu Hải có 3 điểm nên tiếp thu có thể xem là kinh nghiệm đã giúp anh có uy tín trong văn học. Một là, tập trung vào đối tượng mà mình am hiểu thành thạo. Hai là, chú ý đến vai trò kinh tế và xã hội của phụ nữa. Ba là, nêu bật được điều khác biệt của Việt Nam so với một văn hóa khác, thí dụ, văn hóa Trung Hoa, văn hóa Châu Âu.
Tiểu thuyết lịch sử Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội gồm 3 tiểu thuyết:  Tập 1: Mảnh trăng Tô Lịch (viết về Thăng Long thế kỷ 18); tập 2: Bóng chiều Thăng Long (Thăng Long thế kỷ 19) và tập 3: Nắng kinh thành (nửa đầu thế kỷ 20). "Tuy từng tập đều tự kết thúc nhưng các nhân vật của cả 3 tập đều chung một dòng họ Đại công thương gia kiêm sĩ phu thức giả nổi tiếng chốn ngàn năm văn vật. Cuộc đời, số phận của họ đều ở trong quỹ đạo của nền kinh tế hàng hóa đang hình thành và phát triển; gắn liền với một thời kỳ lịch sử đầy biến độnt từ vinh quang lẫy lừng đại phá quân Thanh của Quang Trung - Nguyễn Huệ, đến những năm tháng tủi nhục nước mất nhà tan, thân phận lô lệ. Họ đã ứng xử ra sao để luôn xứng đáng là người Tràng An - Hà Nội rất đỗi yêu nước, trí tuệ, tài năng trên nhiều lĩnh vực mà lại thanh lịch, hào hoa, tinh tế"Kinh Thành" viết thời kỳ bị Pháp thống trị, toàn dân ta riên xiết ngậm ngùi nỗi đau nô lệ, không ngừng đấu tranh tự giải phóng vào mùa thu năm 1945.

Bảo quản trứng gà tươi bằng mạng bọc Chitosan - Pgs.Ts.Trần Thị Luyến

Chitosan là một polymer sinh học được điều chế từ chitin, một thành phần quan trọng của vỏ tôm, cua có nhiều ứng dụng trong bảo quản thực phẩm do khả năng kháng khuẩn của nó. Ở nhiệt độ thường, trứng gà tươi bọc màng chitosan nồng độ 1,5% có bổ sung 0,05% Sodium Benzoate hoặc 1% Sorbitol có khả năng duy trì hạng chất lượng ở mức A đến 15-20 ngày sau khi đẻ. Trong khi đó, trứng gà tươi không qua bọc màng chỉ duy trì hạng chất lượng ở mức A không quá 5 ngày, đồng thời các chỉ tiêu chất lượng khác (hao hụt khối lượng, chỉ số màu lòng đỏ trứng) đều có biến đổi lớn hơn so với trứng có xử lý màng bọc chitosan. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy màng bọc không tạo cảm giác khác lạ cho người sử dụng so với trứng tươi thương phẩm cùng loại về chất lượng cảm quan bề mặt.

Biện Chứng Giải Thoát Trong Giáo Lý Trung Hoa - Xuân Hồng, 283 Trang

http://www.thuvienso.info Chương 1. Điển hình của tư tưởng Trung Quốc
- Thời kỳ triết học và giáo lý cổ đại (221 trước Tây lịch)
- Thời kỳ triết học trung thế (221 trước Tây lịch đến 907 sau Tây lịch)
- Thời kỳ triết học cận đại (907-1911)
- Thời kỳ triết học hiện đại (1911-1949)
Chương 2. Nền đạo học nguyên thủy Trung Hoa
- Khổng Tử với nền dịch học
- Trang Tử và bộ Nam Hoa Kinh
- Liệt Tử và bộ Trung thư chân kinh
Chương 3. Phái thiền tông Trung Quốc
- Diễn trình thành lập của phái thiền tông
- Tiểu sử của 6 vị tổ sư
- Nam Tông của Huệ năng và Bắc tông của thần tú
- Sự suy kém dần của Bắc tông và sự xương thạnh của Nam tông
- Nam tông phân phái
- 5 Phái thiền của Trung Quốc
- Sơ lược về những chiều hướng của phái lâm tế và Tào động
Chương 4. Sự chuyển hướng trong giáo lý
- Những bài thuyết pháp của Bồ Đề Đạt Ma
- Giáo lý của Huệ khả
- Bài kệ tín tâm minh của Tăng xán
- Giáo lý của Đạo tín và hoàng nhẫn
- Bộ pháp bảo đàn kinh của Huệ năng
Chương 5. Nghệ thuật chỉ điểm cùng kỹ thuật thai nghén trạng thái satori
- Thế nào là lối hạch hỏi trắc nghiệm
- Thế nào là công án và át bổng
- Thiền công án hay quán thoại đầu
- Tác dụng của công án và át bổng
- Trạng thái satori là thế nào
- Vài cách phân loại công án

Bí mật những phi vụ cuối cùng của biệt đội bay CIA tại Việt Nam, 30 Trang

Một hãng hàng không không có tên chính thức trong bất cứ một chỉ dẫn nào của ngành hàng không thế giới: Air America. Đơn giản bởi vì đó là một hãng hàng không bí mật do CIA lập ra từ sau chiến tranh thế giới thứ hai chỉ để thực hiện những phi vụ đặc biệt.
Nhưng ít ai có thể ngờ được rằng một trong những phi vụ lớn nhất mà hãng hàng không này thực hiện lại chính là chiến dịch di tản trong những ngày cuối tháng 3 và tháng 4/1975, báo hiệu sự sụp đổ hoàn toàn của chính quyền Sài Gòn, chấm dứt sự dính líu của Mỹ tại Việt Nam.
Vai trò của Air America ở Việt Nam lớn lên cùng chiến tranh, nó đáp ứng tôn chỉ của CIA: bất cứ việc gì, bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào.
Vào đầu năm 1954, dưới tên gọi Civil Air Transport, hãng hàng không của CIA này đã dính dáng đến một số điệp vụ bí mật. Đại tá tình báo Edward Lansdale và các đồng sự đã chỉ đạo trực tiếp hai nhóm điệp viên ở miền Bắc Việt Nam, bí mật thoát ra theo ngả Hải Phòng vào Sài Gòn học lớp huấn luyện rồi lại được tung trở lại miền Bắc. Hãng Civil Air Transport cũng đã bí mật chuyên chở hơn 8 tấn vũ khí và trang bị kỹ thuật đã vào Hải Phòng cùng những con tàu chuyên chở dân di cư theo hồi 1954, để những nhóm gián điệp này hoạt động.
Nhưng đến cuối năm 1964, chỉ còn có một nhúm khoảng một chục phi công tiếp tục thực hiện những chuyến bay bí mật được tiến hành một cách thưa thớt. Khi đó CIA cũng không phải trả phụ cấp nguy hiểm cho họ nữa. Trước khi phát triển thành cả một đội quân lớn, nhiệm vụ của Air America chỉ giới hạn trong việc thực hiện các hợp đồng với Cơ quan Viện trợ Mỹ USAID, chuyên chở các cố vấn và nhân viên CIA đi loanh quanh đây đó. Đó chỉ là những phi vụ chuyên chở thương mại, nhẹ nhàng như những chuyến du lịch và xuất phát từ phi trường Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn. Chỉ đến thời cao điểm của chiến tranh, quân số của hãng hàng không CIA này mới lên tới 240 người, chỉ tính riêng tại Sài Gòn. Các máy bay của Air America có mặt ở khắp mọi nơi và thực hiện các phi vụ bí mật suốt cả bảy ngày trong tuần.
Cuộc sống của những phi công Air America trong giai đoạn đầu chiến tranh khá thoải mái, nếu không nói là rất nhiều bổng lộc. Sài Gòn khi đó vẫn còn là một thành phố châu Á khá hiền lành, chưa bị thối ruỗng bởi những bước chân lính viễn chinh. Thuế má, giá cả sinh hoạt, nhà cửa đều rẻ và các chuyến bay cũng không nguy hiểm lắm. Nhưng đến khi quân đội Sài Gòn được xây dựng và một số lượng lớn các binh sĩ Mỹ đặt chân tới đây thì sự bình yên nhỏ nhoi đó đã biến mất vĩnh viễn.
"Dường như tất cả mọi người đều đổ xô tới Sài Gòn" - Les Strouse, người quản lý đơn vị Air America tại Sài Gòn giai đoạn đó nói - "Theo quan điểm của tôi, không có một người lính Mỹ nào thuộc về nơi đó cả. Họ tới đó để chiến đấu, chứ không phải để mòn mỏi trong những khách sạn ở trung tâm thành phố. Sài Gòn trở thành một nơi ưu tiên để các GI (lính Mỹ) tới uống say xỉn và hành xử một cách ghê tởm. Dần dà rồi những người Việt cũng thế cho dù trước đấy, họ chưa bao giờ như vậy. Mà lính Mỹ thì đã luôn là như thế".

Hành Trình Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Hữu Châu, 100 Trang

http://www.thuvienso.info Có lần luật sư Nguyễn Hữu Thọ cho biết câu danh ngôn mà ông thích nhất là tư tưởng của nhà bác học Pháp Louis Pasteur: “Khoa học không có tổ quốc, nhưng nhà khoa học phải có một tổ quốc”. Ông giải thích: “Ai cũng có một quê hương để yêu, một đất nước để bảo vệ và xây dựng, một dân tộc để phụng sự. Nhà trí thức không thể nghĩ khác, làm khác”. Suốt đời, ông đã sống như những gì mà ông nói: phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Pháp bắt luật sư Nguyễn Hữu Thọ nhưng không dám đưa ông ra tòa vì sợ phản ứng của quần chúng. Qua những hoạt động của phái đoàn trong ba tháng đầu năm 1950, ông được đông đảo tầng lớp nhân dân tin tưởng và quí mến. Để cách ly ông với phong trào cách mạng đang sục sôi của thành phố, Pháp quyết định đày ông lên bản Giẳng (thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu). Đây là nơi tận cùng phía Tây Bắc của đất nước, nằm ở giao điểm của ngã ba biên giới VN - Trung Quốc - Lào, nơi mà “một tiếng gà gáy, ba nước đều nghe”. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ bị giam lỏng trong một căn nhà sàn nhỏ. Qua một vài người biết tiếng Kinh, ông tìm cách giải thích cho bà con biết vì sao dân mình còn cực khổ như thế này. Ông dạy cho các cháu thiếu nhi nói tiếng Kinh, dạy cho thanh niên học chữ quốc ngữ, chỉ vẽ cho người lớn những kiến thức phổ thông về khoa học, về vệ sinh phòng bệnh... Dần dần, bà con hiểu ông, thương ông và quí ông. Có của ngon vật lạ gì họ đều biếu ông. Có lần ông ngã bệnh, bà con vào rừng hái lá thuốc sắc cho ông uống...
Trong khi đó, Đoàn luật sư Sài Gòn - Chợ Lớn phản đối Pháp quản thúc đồng nghiệp của họ mà không qua xét xử công khai trước tòa án. Tháng 11-1952 ông được trả tự do. Trở về Sài Gòn, ông mở lại văn phòng luật sư, tiếp tục bảo vệ thành công những cán bộ kháng chiến trước tòa án thực dân - trong đó có chị Nguyễn Châu Sa (tức Nguyễn Thị Bình, sau này là phó chủ tịch nước), chị Đỗ Duy Liên (sau này là phó chủ tịch UBND TP.HCM), chị Thu Trang (sau này là tiến sĩ sử học ở Pháp)... Ông lập luận chặt chẽ, lời lẽ hùng hồn, nên anh chị em tù chính trị bảo nhau: “Được luật sư Thọ cãi cho thì thế nào cũng được trả tự do”.

Read more: http://www.thuvienso.info/index.php/component/thuvientructuyen/chitiet/xem/3357/hanh-trinh-nguyen-huu-tho-nguyen-huu-chau-100-trang#ixzz1qItJKov3

Hồ Sơ Mật Liên Xô - Trọng Phụng | Văn Toàn, 583 Trang

http://www.thuvienso.info Hồ sơ mật Liên Xô là cuốn sách được biên soạn dựa vào những tư liệu mới được công khai, những thư từ từng giấu kín, những tập hồi ký bị cấm lưu hành trong thời kỳ Đại Nguyên soái Stalin lãnh đạo Nhà nước Liên Xô. Nội dung sách bao gồm 12 chuyên án hình sự phức tạp nhưng chung một đề tài chuyên quyền, lộng hành, tranh giành ngôi vị độc tôn, tham vọng trở thành thần tượng. Những mưu mô ám muội, những toan tính tinh vi, những thủ đoạn tàn bạo được sử dụng chỉ nhằm loại trừ phe phái đối lập để ung dung ngồi vào chiếc ghế cao nhất trong chính quyền hoặc tiêu diệt những nhân vật lỗi lạc nổi trội để không còn ai hơn mình. Mọi ý đồ đều xuất phát từ Điện Kremli, chủ mưu là những “chiến hữu thân cận nhất" từng đồng cam cộng khổ thời xây dựng chính quyền Xô Viết và thời nội chiến. Không thể không kể đến sự đồng lõa ấy là tính cả tin, sự buông lỏng và cả thói vô trách nhiệm của một tập thể nắm quyền lực tối cao. "Bạo chúa" có "gian thần" phò tá thì âm mưu ám muội nào cũng thực hiện được. Công cụ của "bạo chúa" là "gian thần", công cụ của "gian thần" là cơ quan quyền lực Chêka, các sát thủ chuyên nghiệp và những gã bác sĩ không có lương tâm nằm trong Cục Bảo vệ sức khoẻ lãnh tụ. Hành vi giết người mà dựa trên tiêu chí đạo đức "Kẻ thù của nhân dân ", “Tập đoàn phản cách mạng hoạt động chống nhân dân" thì nạn nhân rất khó tự bảo vệ và dễ ru ngủ tính cảnh giác của nhân dân.
Chỉ một chiếc ghế bành bọc nhung đỏ trong Điện Kremli mà Trôtxki và Stalin đều nhăm nhe, nhưng thế lực Stalin mạnh hơn, tính tàn bạo kiểu vua chúa Trung cổ ở Stalin thể hiện táo tợn, quyết đoán mưu mẹo hơn nên Stalin thắng. Thời kỳ Stalin cai trị Liên Xô tồn tại một xã hội bưng bít, một xã hội thiên đường hoang tưởng, bắt đầu từ việc thần thánh hoá một cá nhân, thần bí hoá và không có cá tính hoá một cá nhân. Niềm vui, sở thích và thái độ của cá nhân ấy là những bí mật quốc gia đặc biệt quan trọng. Đó là tệ sùng bái cá nhân. Tệ sùng bái cá nhân tồn tại được phải dựa trên cơ sở loại trừ những người không cùng phe cánh và những người tài giỏi hơn. Nếu ai đó bị ông ta coi là kẻ thù thì không thể thay đổi được. Nạn nhân của tệ sùng bái cá nhân là những tướng lĩnh công huân, những vị lãnh đạo lão thành, các chính trị - kinh tế gia tài giỏi. Cơ quan đàn áp của Stalin ngụy tạo những chứng cớ về tội danh "Kẻ thù của nhân dân", “tập đoàn phản cách mạng hoạt động chống Liên Xô" để tiến hành những cuộc tàn sát, thanh trừng bất chấp đạo lý phi nhân tính. Thể chế quốc gia dù rõ ràng, chặt chẽ mà người chấp hành thiếu tinh thần trách nhiệm đã có tác hại lớn.. Nếu vin vào thể chế, nấp sau thể chế để làm bậy thì sự ngang ngược ác hiểm càng đáng sợ hơn.

Hồi Ký Wilfred Burchett - Wilfred Burchett, 256 Trang

http://www.thuvienso.info Wilfred Burchett (1911 – 1983), nhà báo Australia nổi tiếng thế giới từ những thập niên 1940 và 1950. Sự nghề nghiệp của nhà gắn bó với nhân dân Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến và một thời kỳ ngắn ngủi hòa bình. Ông viết nhiều về Việt Nam,thường được báo chí phương Tây sử dụng, trích dẫn trong những thông tin về cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam – bởi ông nắm nhiều thông tin đáng tin cậy từ phía Việt Nam, mà những phóng viên nước ngoài có thời rất đông ở Sài Gòn không thể nào có được. Có lẽ ông là một trong những tác giả có nhiều tác phẩm nhất viết về chủ đề Việt Nam (Phía Bắc vĩ tuyến 17, Ngược dòng sông Mékong, Cuộc chiến tranh lén lút của Mỹ, Việt Nam – cuộc kháng chiến thứ hai, Tam giác Trung Quốc – Campuchia – Việt Nam). Cứ sau một chuyến đi dài là ông có một loạt bài, vài bộ phim và một cuốn sách về nước Việt Nam.
Burchett cũng là nhà báo nói tiếng Anh đầu tiên chứng kiến và tường thuật hậu quả tang thương của vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima. Trong tờ Daily Express của Anh ra ngày 6/9/1945, ông đã mô tả chi tiết sự khủng khiếp tại “bãi thử hạt nhân sống” với một động cơ rất đỗi đơn giản: “Tôi viết những dòng này để cảnh báo thế giới”.
Mặc dù có mặt ở hầu hết các điểm nóng bỏng nhất thế kỷ 20: chủ nghĩa phát xít ở châu Âu, chiến tranh Trung – Nhật, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima, chiến tranh Triều Tiên, cách mạng Cuba, đấu tranh giành độc lập ở châu Phi… song trước sau ông khẳng định: “Việt Nam là chủ đề lớn nhất của đời tôi”. Chúng ta có thể thêm: “Ông là con người nghĩa tình trọn vẹn với một nước không phải Tổ quốc mình”. Ông bị chính quyền Australia coi là điệp viên KGB và kẻ thù số một của Australia.
Hồi ký của Wilfred Burchett, mà chúng ta được đọc sau khi ông qua đời, dành nhiều trang ấm nồng về đất nước và nhân dân Việt Nam. Nhờ cuốn hồi ký này, chúng ta có thêm nhiều tư liệu quý về cuộc đời sôi động của một người làm báo phụng thờ chính nghĩa, luôn đứng về phía những người bị áp bức và những dân tộc quật khởi, một con người trung hậu, chân thành, luôn tôn trọng sự thật khách quan, vì chính nghĩa mà dám nói, dám viết sự thật, cho dù những điều ông nói và viết ra không làm vừa lòng những kẻ đang có thế lực nhất hành tinh.

Read more: http://www.thuvienso.info/index.php/component/thuvientructuyen/chitiet/xem/4193/hoi-ky-wilfred-burchett-wilfred-burchett-256-trang#ixzz1qIssj1k8

Hồi Ức Chiến Tranh - Kim Jin Sun, 183 Trang

http://www.thuvienso.info Mặc dù mới lập gia đình được 10 tháng, tôi đã phải tạm biệt vợ, quên đi hai chữ tình yêu để sang Việt Nam. Ởđó tôi đã lùng sục khắp các hang núi như một con thú, tìm mọi cách để tiêu diệt hoặc bắt toàn bộ đối phương. Đã có rất nhiều người bị chết bởi những kế hoạch của tôi.  Tại nơi chiến trường chỉ có giết và giết đó, các giá trị đạo đức đối với chúng tôi cũng bị tan vỡ chẳng khác nào những mảnh đạn pháo. Và dần dần tôi cũng trở thành một con người không biết gì khác ngoài bắn giết. Sự điên dại trên chiến trường là điều không thể tưởng tượng được bằng lý trí lúc bình thường. Tôi không hề cảm thấy bận lòng khi thấy đứa trẻ chăn trâu hay một dân thường bị chết. Tôi đã truy lùng với một khoái cảm còn hơn cả cảm giác đi săn thú. Tôi đã ăn uống và chụp ảnh không hề vướng bận ngay bên cạnh những xác chết. Tôi đã xông vào hầm của đối phương không một phút chần chừ và bóp cò súng không hề run sợ. Chiến tranh đã qua lâu mà tôi vẫn không thể hiểu nổi tại sao mình lại có thể hành động như vậy. Tôi đã bắn giết mà không hề quan tâm và cũng không thể hiểu được bản chất của chiến tranh VN. Tôi không được phép suy nghĩ gì khác ngoài việc phải giết thật nhiều Việt cộng (VC) để tồn tại và ngăn chặn làn sóng cộng sản (CS).
Tôi đã chiến đấu liên tục với một chiếc mũ cao bồi trên đầu. Trong bộ não của tôi được nhồi đầy những ý nghĩ rằng miền Bắclà nơi những kẻ ác tụ tập. Sau khi kết thúc cuộc đời binh nghiệp với quân hàm đại tướng, tôi đã có dịp sang thăm Hà nội. Cái đập vào mắt tôi lúc đó là một sân bay nhỏ bé, và con đường thỉnh thoảng lắm mới có một bóng đèn. Tiếng súng đã tắt 20 năm rồi..., tại sao một VN như vậy lại có thể thắng được siêu cường số một là nước Mỹ. Tôi cũng muốn đi tìm lời giải cho những hành động của những người lính giải phóng mà tôi đã từng gặp và giao chiến. Những người sống và chiến đấu trong hoàn cảnh mà con người bình thường khó có thể sống nổi, những người lính giải phóng đã lao thẳng vào căn cứ địch, chỉ với trái lựu đạn; người chiến sĩ giải phóng đã chống cự gần 8 giờ đồng hồ với một thân hình gần như cụt cả tay chân, không chịu đầu hàng... lúc đó tôi đã viết vào nhật ký như sau: “Thật đáng thương cho chiến dịch Tết Mậu Thân của VC. Chẳng hiểu vì cái gì mà họ lại lao vào đội quân hùng mạnh của Mỹ và Hàn quốc như vậy. Thật đáng thương. Không thể hiểu nổi những người lính VC gầy guộc như một đứa bé, trên tay chỉ có một khẩu súng cổ lỗ và một trái lựu đạn bì cái gì mà chiến đấu như vậy”.
Quang cảnh trận Điện Biên Phủ mà tôi được xem ở một bảo tàng Hà nội thật là cảm động. Và tôi đã hiểu rằng Hồ chủ tịch là một lãnh tụ vĩ đại, một con người vĩ đại. Người đã dẫn dắt cả dân tộc VN đi theo chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. ông là một người có nhân cách lớn. Tôi đã bị sốc và vô cùng cảm động khi thăm địa đạo Củ chi, nơi tượng trưng cho trí tuệ, sự kiên trì và ý chí đấu tranh của VN. Tôi đã cảm thấy đã tìm được lời giải cho câu hỏi vì sao họ lại chiến đấu, vì sao họ lại chiến thắng. Tôi thấy đã đến lúc đưa ra những kết luận cho riêng mình về chiến tranh và lịch sử của VN. Tôi muốn viết ra đây về bản thân tôi và cuộc chiến tranh mà tôi đã tham gia. Nếu không, cuốn sách này sẽ không thể hiện được sự ân hận của tôi, cũng như không đem lại một chút ý nghĩa nào. Tôi mong các độc giả sẽ đọc cuốn sách này để hiểu thêm về chiến tranh. Mong các bạn hiểu hơn về đất nước VN nhỏ bémà kiên cường, hiểu thêm vầ sự ngạo mạn của các cường quốc, hiểu cho những ân hận về những tội ác mà tôi và các chiến hữu đã gây ra ở VN.

Read more: http://www.thuvienso.info/index.php/component/thuvientructuyen/chitiet/xem/3366/hoi-uc-chien-tranh-kim-jin-sun-183-trang#ixzz1qIshIL2g

[Audio Book] Giông Tố - Vũ Trọng Phụng | Đọc: Trung Nghị (PDF MP3)

http://www.thuvienso.info Phần 1: Tác phẩm
Tiểu thuyết Giông tố bắt đầu đǎng trên Hà nội báo từ số 1 (ra ngày 1-1-1936); được 11 số thì nghỉ, ít lâu sau lại đǎng tiếp với nhan đề mới: Thị Mịch, 1937, Nhà xuất bản Vǎn Thanh in thành sách với tên cũ.
Vừa ra mắt, Giông tố đã có tiếng vang lớn đến nỗi, có nguời nói đó là quả bom nổ giữa làng vǎn khi đó. Giông tố bao quát hiện thực trên một phạm vi rất rộng. Với cuốn tiểu thuyết dày dặn này, nhà vǎn muốn dựng nên bức tranh toàn cảnh về xã hội Việt Nam đưương thời. Câu chuyện trải ra từ nông thôn đến thành thị, trong nhiều khung cảnh rất khác nhau. Bấy nhiêu khung cảnh là bấy nhiêu môi trường sống, hoạt động của khá đông nhân vật thuộc đủ các tầng lớp xã hội. Và đằng sau những nhân vật có tên tuổi, diện mạo cụ thể đó, thỉnh thoảng hậu cảnh sân khấu Giông tố lại hé ra những đám đông thuộc một xã hội con con nào đó được vẽ bằng những nét ký hoạ sắc sảo, vừa là ngòi bút tả chân linh hoạt, vừa là ngòi bút tiểu phẩm châm biếm của nhà báo tài nǎng.
Phần 2: Dư luận:
Trong cuốn sách này, bạn còn tìm thấy những bài viết, bình luận khá sâu sắc về
tác phẩm Giông tố của Vũ Trọng Phụng.
- Đọc lại truyện Giông tố- Nguyễn Tuân
- Giông tố- Trương Chính
- Đọc lại Giông tố của Vũ Trọng Phụng - Nguyễn Đǎng Mạnh
- Giông tố - Nguyễn Hoành Khung,

Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ - Ngô Tuấn Hải, 256 Trang

qq Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (xem tại sao không phải là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ phía dưới) là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm gần hoàn toàn trong tây bán cầu: 48 tiểu bang lục địa và thủ đô Washington, D.C., nằm giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc, và Mexico ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbe và Thái Bình Dương.
Với 3,79 triệu dặm vuông (9,83 triệu km²) và 305 triệu dân, Hoa Kỳ là quốc gia lớn hạng ba hoặc hạng tư về tổng diện tích (xem phần địa lý để biết thêm chi tiết) và hạng ba về dân số trên thế giới. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nền kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới, với tổng sản phẩm nội địa (GDP) được ước tính cho năm 2008 là trên 14,3 ngàn tỉ đô la (khoảng 23% tổng sản lượng thế giới dựa trên GDP danh định, và gần 21% sức mua tương đương).
Quốc gia được thành lập ban đầu với mười ba thuộc địa của Vương quốc Anh nằm dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. Sau khi tự tuyên bố trở thành các "tiểu quốc", cả 13 cựu thuộc địa này đã đưa ra tuyên ngôn độc lập vào ngày 4 tháng 7 năm 1776. Các tiểu bang nỗi loạn đã đánh bại Đế quốc Anh trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ, đây là cuộc chiến tranh thuộc địa giành độc lập đầu tiên thành công trong lịch sử.
Hội nghị Liên bang quyết định sử dụng bản Hiến pháp Hoa Kỳ hiện tại vào ngày 17 tháng 9 năm 1787. Việc thông qua bản hiến pháp một năm sau đó đã biến các cựu thuộc địa thành một phần của một nước cộng hòa duy nhất. Đạo luật nhân quyền Hoa Kỳ gồm có mười tu chính án hiến pháp được thông qua năm 1791. Trong thế kỷ 19, Hoa Kỳ đã mua hoặc đã chiếm được thêm lãnh thổ từ Pháp, Đế quốc Tây Ban Nha, Mexico, và Đế quốc Nga, sáp nhập Cộng hòa Texas và Cộng hòa Hawaii. Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ và ngăn ngừa sự chia xé quốc gia. Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ và Đệ nhất Thế chiến đã xác định vị thế siêu cường quân sự của Hoa Kỳ. Năm 1945, Hoa Kỳ trở thành quốc gia đầu tiên có vũ khí hạt nhân sau Đệ nhị Thế chiến và là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Là siêu cường duy nhất còn lại sau thời Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ được nhiều quốc gia nhìn nhận như là một thế lực quân sự, văn hoá, và kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới

Ký ức đường Trường Sơn (NXB Trẻ 2005) - Lưu Trọng Lân, 159 Trang

http://www.thuvienso.info Trong những tháng năm diễn ra cuộc chiến tranh phá hoại khốc liệt ở miền Bắc, là một cán bộ ở dưới trung đoàn, tôi ít được gặp anh Đặng Tính, nhưng nghe kể về anh thì lại rất nhiều. Là tư lệnh kiêm chính uỷ Quân chủng Phòng không-Không quân (Tháng 8 năm 1967, đồng chí Phùng Thế Tài lên làm Phó tổng Tham mưu trưởng,đồng chí Đặng Tính kiêm luôn Tư lệnh Quân chủng) anh thực sự là linh hồn của toàn quân chủng.
Mỗi lần có dịp lên thăm Bác Hồ trở về, anh đều kể lại cho cán bộ nghe về niềm vui của Bác mỗi khi nhận được tin các đơn vị phòng không hoặc các chiến sĩ lái máy bay của ta lập công bắn rơi máy bay giặc; về sự quan tâm của Bác theo dõi từng bước hành quân của trung đoàn tên lửa 238 vào giới tuyến tìm cách bắn rơi B52, hoặc về mối băn khoăn của Bác đối với sức khoẻ của chiến sĩ trên trận địa trong mùa nắng nóng, đối với mỗi nhịp cầu, mỗi góc phố bị bom Mỹ đánh sập, cả đến mỗi trường hợp đạn tên lửa của ta, do bị mất điều khiển, rơi trúng nhà dân…
Từng lời, từng lời, anh truyền đến cho mỗi cán bộ niềm kính yêu vô hạn đối với Bác Hồ. Càng leo thang, giặc Mỹ càng điên cuồng, tàn bạo, cường độ ném bom càng dữ dội, quyết liệt. Là Tư lệnh kiêm Chính uỷ quân chủng, nhưng bất chấp đạn bom, anh Đặng Tính có mặt ở mợi nơi nóng bỏng nhất: Hà Nội, Hải Phòng, đường 5, đường 1 Nam, đường 1 Bắc. Rồi anh đi vào tuyến lửa Quân khu 4, vượt qua nhiều trọng điểm ác liệt để đến với các chiến sĩ phòng không giữa chiến trường.
Trên các trận địa pháo cao xạ bốn bề bom đạn, với chiếc mũ sắt trên đầu, anh đứng thẳng người theo dõi cuộc chiến đấu, quan sát máy bay quân thù đang lao xuống và luồng đạn của pháo ta bắn lên, để góp ý với cán bộ chỉ huy về thời cơ bắt đầu bắn. Trong đài điều khiển chật hẹp của tiểu đoàn tên lửa, nơi mà bất kể lúc nào cũng có nguy cơ bị những quả tên lửa không đối đất (Shrike) của địch phóng trúng, anh Đặng Tính không nề hiểm nguy, đứng sau lưng các trắc thủ, sĩ quan điều khiển, quan sát diễn biến trận đánh trên màn hiện sóng, để từ đó có cơ sở thống nhất những ý kiến về phương pháp đánh của bộ đội tên lửa trong điều kiện bị địch gây nhiễu nặng.
Đến với các đơn vị ra-đa được trang bị những bộ khí tài cũ kỹ từ thời chiến tranh thế giới lần thứ II, anh dặn dò các trắc thủ: “Máy cũ nhưng tinh thần chúng ta mới. Khí tài thô sơ, nhưng chúng ta có những bộ óc sáng tạo của trắc thủ ra-đa Việt Nam. Nhất định chúng ta sẽ hoàn thành nhiệm vụ". Bám sát cuộc sống chiến đấu của bộ đội Phòng không-Không quân, anh Đặng Tính lắng nghe từng hơi thở, từng tiếng lòng của chiến sĩ. Anh vui nỗi vui của chiến sĩ khi quật ngã được máy bay thù, anh đau nỗi đau của chiến sĩ khi xảy ra tổn thất, hy sinh. Có lúc cả hội trường quân chủng lặng đi khi nghe anh kể về những tấm gương chiến đấu kiên cường của các pháo thủ bảo vệ Thủ đô, hoặc nhộn nhịp hẳn lên khi nghe anh đọc những lời thơ hùng tráng của các pháo thủ bảo vệ đường 5. Anh đọc thơ chiến sĩ, anh đọc cả thơ anh. Hồn thơ anh hoà quyện cùng hồn thơ chiến sĩ.

Read more: http://www.thuvienso.info/index.php/component/thuvientructuyen/chitiet/xem/700/ky-uc-duong-truong-son-nxb-tre-2005-luu-trong-lan-159-trang#ixzz1qHWIh7KX

Lăng Đan Dương của vua Quang Trung ở đâu - Nguyễn Đắc Xuân

http://www.thuvienso.info Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân vừa bỏ mấy chục triệu và sụt cả mấy ký sau khi hoàn thành công trình tâm huyết mà ông theo đuổi hai chục năm nay: Đi tìm lăng mộ vua Quang Trung. Công trình của Nguyễn Đắc Xuân đã được in vắn tắt từ năm 1992, mấy năm qua ông đã đi báo cáo nhiều nơi (Huế, TP.HCM, Hà Nội, Mỹ và Pháp), gây sự chú ý của dư luận.
Lần này, với trên 400 trang khổ lớn in rất trang trọng bằng giấy couché kèm rất nhiều ảnh tư liệu quí, với những căn cứ từ văn bản trong Phủ biên tạp lục (Lê Quý Đôn), Đại Nam nhất thống chí của triều Nguyễn, bài ký Voyage của Pierre Poivre (thế kỷ 18) và các hiện vật bước đầu được phát hiện...; căn cứ trên địa hình cụ thể và thuật phong thủy người xưa hay dùng, Nguyễn Đắc Xuân đã tung hết "bảo bối" cho lập luận của mình: khẳng định lăng mộ vua Quang Trung ở trong phạm vi phủ Dương Xuân (gần chùa Thiền Lâm, quãng phía trên chùa Từ Đàm vài trăm mét). Với phong cách bộc trực xưa nay, Nguyễn Đắc Xuân công bố tất cả ý kiến ủng hộ (trong đó có học giả Hoàng Xuân Hãn, tiến sĩ Thu Trang…) và cả những ý kiến phản bác của các nhà nghiên cứu ở Huế như Hồ Tấn Phan, Trần Đại Vinh…
Công trình của Nguyễn Đắc Xuân còn cung cấp nhiều tư liệu cho những ai muốn nghiên cứu lịch sử dân tộc giai đoạn đặc biệt này và cho các nhà viết tiểu thuyết lịch sử. Tranh luận trên báo chí và hội thảo thế là đủ. Vấn đề cốt yếu là phải khai quật hiện trường mới có thể khẳng định 100% lập luận của Nguyễn Đắc Xuân là đúng. Việc này chỉ UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và Bộ Văn hóa - thông tin mới có thẩm quyền và khả năng.
"Trăm năm bia đá cũng mòn..." và có hiện vật người dân phát hiện trước đây đã bị mất. Các công trình xây dựng mới thì đang thi nhau mọc lên. Biết đâu..., hẳn là qui mô không bằng di tích thành Thăng Long vừa phát hiện ở Hà Nội hay khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở Trung Quốc, nhưng nếu lập luận của Nguyễn Đắc Xuân được chứng minh thì Huế sẽ có thêm một địa chỉ văn hóa rất có giá trị. Đã đành đây là một công việc tốn tiền, nhưng hi vọng các cơ quan hữu trách sẽ tìm ra kế sách hay để giải "bài toán" quan trọng đã bị treo lại hai chục năm qua.

Lịch sử Việt Nam từ thời thượng cổ đến thời hiện đại - Nhiều Tác Giả

Phần 1. Thời dựng nước (2879 (?) - 207 tr.CN)
I. Nước Văn Lang - Họ Hồng Bàng (2879 (?) - 258 tr.CN)
II. Nước Âu Lạc và Thục An Dương Vương (258-207)
III. Trạng thái kinh tế thời Hùng Vương - An Dương Vương
IV. Đời sống văn hóa V. Di tích tiêu biểu
Phần 2. Thời Bắc Thuộc (207 tr.CN - 906)
I. Các ách đô hộ phương Bắc - các cuộc khởi nghĩa
II. Di sản văn hóa tiêu biểu
Phần 3. Bước đầu nền độc lập Tự chủ - Khúc -  Ngô - Đinh - Lê (906-1009)
I. Họ Khúc đặt nền móng tự trị (906-923)
II. Các nhà Ngô - Đinh - Lê (939-1009)
III. Tình hình kinh tế, văn hóa thời Ngô - Đinh - Lê
IV. Di sản văn hóa tiêu biểu
Phần 4. Nhà Lý (1010-1225)
I. Lý Bát Đế
II. Chính quyền Nhà Lý
III. Phát triển kinh tế
IV. Phát triển văn hóa - xã hội
V. Nhân vật tiêu biểu
VI. Di sản văn hóa tiêu biểu
Phần 5. Nhà Trần (1225-1400)
I. Giai đoạn hưng thịnh của nhà Trần
II. Giai đoạn suy vong
III. Kinh tế - Xã hội dưới đời Trần
IV. Phát triển văn hóa
V. Nhân vật, di tích tiêu biểu
Phần 6. Nhà Hồ - giai đoạn Thuộc Minh (1400-1428)
I.  Nhà Hồ (1400-1407)
II. Giai đoạn thuộc Minh (1407-1427)
III. Cuộc kháng chiến chống Minh (1418-1427)
Nhà Hậu Lê (1428-1527) I. Chính trị - xã hội đại việt dưới đời các vua II. Kinh tế III. Phát triển văn hóa IV. Nhân vật tiêu biểu V. Di sản văn hóa tiêu biểu Nhà Mạc - Nam Bắc Triều (1527 - 1592) 1. Nhà Mạc được thành lập 2. Cuộc nổi dậy của nhóm Phù Lê 3. Thế cuộc Nam Bắc triều Đại Việt   Thời kỳ phân liệt - Trịnh - Nguyễn (1600 - 1777) I. Quá trình phân ly hai đàng II. Các vấn đề chính trị - kinh tế III. Các vấn đề xã hội - văn hóa IV. Di tích, Danh thắng tiêu biểu Nhà Tây Sơn (1771 - 1802) I. Tình hình Đại Việt trong ba thập niên cuối thế kỷ XVIII II. Triều đại Quang Trung III. Cuộc đối đầu Tây Sơn - Nguyễn Ánh IV. Di tích tiêu biểu Nhà Nguyễn (1802 - 1858) I. Chính quyền nhà Nguyễn II. Phát triển kinh tế - xã hội III. Các vấn đề tư tưởng - văn hóa IV. Di tích tiêu biểu Giai đoạn trước thế chiến thứ nhất I. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam II. Bộ máy cai trị của thực dân Pháp III. Phong trào yêu nước Giai đoạn sau thế chiến thứ nhất (1919-1945) I. Đợt khai thác lần thứ hai của Pháp II. Sự phân hóa trong xã hội Việt Nam III. Phong trào chống Pháp IV Công cuộc giải phóng dân tộc Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1975) I. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời II. Kháng chiến toàn quốc Cuộc kháng chiến chống đế Quốc Mỹ (1954-1975) I. Tình hình Việt Nam, sau hiệp định Genève II. Cả nước chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược III. Cuộc thắng lợi cuối cùng IV. Nhân vật

Mafia và cái chết của Kennedy - Vũ Quang, 256 Trang

http://www.thuvienso.info Vụ ám sát tổng thống thứ 35 của Mỹ - Tổng thống John F. Kennedy - diễn ra vào lúc 12h30 ngày 22 tháng 11 năm 1963, tại Dallas, bang Texas. Tổng thống Kennedy đã bị bắn khi cùng đoàn xe đi ngang qua Dealy Plaza. Đi cùng xe với tổng thống có Đệ nhất Phu nhân Jacqueline Kennedy, thống đốc bang Texas John Conally và phu nhân của ông này.
Vào lúc 1 giờ chiều cùng ngày, Tổng thống Kennedy qua đời tại phòng cấp cứu bệnh viện Parkland. Tổng thống Kennedy đã tới Texas vào tháng 11 năm 1963 vì một số nguyên nhân: thúc đẩy quỹ của đảng Dân chủ cho việc tranh cử tổng thống, để tìm các lá phiếu cho lần tái ứng cử và để giảng hòa các xung đột chính trị nội địa ở đây. Chung quy, Texas không phải là một nơi thân thiện cho tổng thống lúc bấy giờ. Vấn đề an ninh cũng vô cùng nhạy cảm ở đây. Trong kế hoạch, Kennedy sẽ đi bằng xe limousine của tổng thống từ phi trường Love Field, qua Dallas, đến Dallas Trade Mart để đọc một bài diễn văn. Ngày hôm đó, tổng thống đi xe mui trần (mui đã được bỏ ra trước đó). Thống đốc bang Texas và phu nhân ngồi hàng ghế sau hàng ghế của tài xế, Kennedy và Đệ nhất Phu nhân ngồi ở hàng cuối cùng.

Read more: http://www.thuvienso.info/index.php/component/thuvientructuyen/chitiet/xem/6046/mafia-va-cai-chet-cua-kennedy-vu-quang-256-trang#ixzz1qHVeDdac

Mao Trạch Đông, cuộc đời chính trị và tình dục - Bs.Lý Chí Thỏa, 256 Trang

(TTHN) – Mao Trạch Đông là một lãnh tụ kiệt xuất của Đảng CSTQ, một nhân vật lịch sử nổi bật của lịch sử Trung Quốc cận đại, người đã có công thống nhất và bành trướng để đưa Trung Quốc từ vai trò của một quốc gia nhược tiểu, chia rẽ và phân tán với các cuộc nội chiến đẫm máu triền miên trở thành một cường quốc như hiện nay. Nhưng đằng sau con người quỷ quyệt và vĩ đại ấy còn nhiều điều bí mật mà chúng ta nhiều người còn chưa biết.
Bắt đầu từ hôm nay, TTHN sẽ xin lần lượt giới thiệu tập hồi ký có tựa đề The private life of Chairman Mao – Nguyên Tác Hoa Ngữ: Mao Trạch Ðông, Tư Nhân Bác Sĩ Hồi Ký Lục của Bác Sĩ Lý Chí Thỏa. Hy vọng tác phẩm này sẽ giúp cho chúng ta những tư liệu mới mà có thể bạn chưa biết về ông ta -  Chủ tịch Mao Trạch Đông.
Những suy thoái tinh thần kết quả từ cuộc khủng hoảng nông nghiệp và sự giận giử đối với các cấp lãnh đạo đảng, những người mà Mao không có khả năng để làm việc, làm cho Mao trở nên ít xuất hiện, thay vì đó dành nhiều thời gian trên giường. Phòng Liên Xuân đang được cải tiến và tái trong bị nên những cuộc dạ vũ hàng tuần phải được dời sang Ðại Sảnh. Sau khi Liên Xuân Phòng được chỉnh trang, một chiếc giường khổng lồ được đặt trong một căn phòng bên cạnh dành cho Mao nghỉ ngơi. Tôi vẫn thường xuyên có mặt trong những buổi dạ vũ nầy và dĩ nhiên là cũng tận mắt chứng kiến việc Mao dắt các em vũ nữ trẻ đẹp vào trong phòng nầy để cùng “nghỉ ngơi” với y.

Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc - Huy Lê, 478 Trang

http://www.thuvienso.info Đánh giặc giữ nước là một nội dung chủ yếu của lịch sử dân tộc Việt Nam. Thế kỷ nào, thời đại nào quân và dân ta cũng đều phải chống giặc ngoại xâm. Những chiến công hiển hách từ Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ đến chiến dịch Hồ Chí Minh sẽ để lại cho các thế hệ mai sau những bài học, những tấm gương ngời sáng về chủ  nghĩa yêu nước Việt Nam, về trí tuệ Việt Nam. Cuốn sách MỘT SỐ TRẬN QUYẾT  CHIẾN CHIẾN LƯỢC TRONG LỊCH SỨ DÂN TỘC của các tác giả: Phan Huy Lê - Bùi Đăng Dũng - Phan Đại  Doãn - Phạm Thị Tâm - Trần Bá Chí, được tái bản theo yêu cầu của một số đơn vị, cơ quan và những nhà nghiên cứu. Ở cuốn sách này tập thể tác giả đã cố gắng phục dựng lại sáu chiến thắng oanh liệt có ý nghĩa quyết định của quân và dân ta trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời kỳ phong kiến độc lập. Đó là: - Chiến thắng Như Nguyệt năm 1077. - Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. - Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động năm 1426. - Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang năm 1427. - Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785. - Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789. Trong bản in lần thứ ba này trên cơ bản vẫn giữ như cũ, các tác giả chỉ sửa chữa những địa danh tỉnh huyện cho phù hợp với thực tế hiện nay và bổ sung thêm tư liệu ở một số chỗ cần thiết.
Để nghiên cứu và biên soạn sáu chiến thắng được giới thiệu trong cuốn sách này, tập thể tác giả đã khai thác mọi nguồn tư liệu có thể sử dụng được. Vận dụng phương pháp kết hợp các tư liệu thành văn và tư liệu thực địa, các tác giả đã phân tích, khai thác, tận dụng mọi giá trị thông tin sử liệu, xác minh bổ sung cho nguồn sử liệu trong thư tịch. Đó là cơ sở tư liệu tổng hợp để nghiên cứu và biên soạn cuốn sách này nhhằm dựng lại một số chiến công vĩ đại của tổ tiên thuở xưa. Qua đó giúp quân và dân ta nêu cao truyền thống anh hùng của dân tộc, góp phần vào việc tìm hiểu, kế thừa và phát huy những truyền thống, kinh nghiệm đánh giặc giữ nước hết sức phong phú, độc đáo, sáng tạo của dân tộc, thiết thực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới - đẩy mạnh công ngniệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

[Audio Book] Đông Chu Liệt Quốc Chí - Phùng Mộng Long (PDF MP3)

vvĐông Chu liệt quốc chí (chữ Hán: 東周列國志) là tiểu thuyết lịch sử gồm 108 hồi được Sái Nguyên Phóng thời Thanh cải biên từ Tân liệt quốc chí khoảng trên 700.000 chữ của Phùng Mộng Long thời Minh mạt. Bản thân Tân liệt quốc chí lại được cải biên và viết thêm từ bộ Liệt quốc chí truyện khoảng 280.000 chữ do Dư Thiệu Ngư viết ra khoảng niên hiệu Gia Tĩnh.
Đông Chu Liệt Quốc đề cập đến thời kỳ lịch sử rất dài khoảng hơn 400 năm (thế kỷ III, IV, V, VI trước Công Nguyên) của Trung Quốc, bắt đầu từ đời Tuyên vương nhà Chu cho đến khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa. Sử sách cũng gọi thời kỳ ấy là đời Đông Chu, được chia làm hai giai đoạn là Xuân Thu và Chiến Quốc. Trong lịch sử Trung Hoa đây là thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến phân quyền đến chế độ phong kiến tập quyền. Đông Chu Liệt Quốc là bộ sách rất hay, trong truyện không những đề cập đến các mốc lịch sử rất dài đồng thời cũng đề cập, mô tả rất nhiều nhân vật nổi tiếng đã quen thuộc với chúng ta, từ các bậc anh hùng như Tín Lăng Quân, Lạn Tương Như, Ngô Khởi, Ngũ Tử Tư đến các nhà quân sự lỗi lạc như Tôn Tử, Phạm Lãi, Tôn Tẫn và các nhà chính trị-tư tưởng lớn như Khổng Tử, Quản Trọng. Tất cả đều được tác giả ca ngợi và đề cao.

[Audio Book] Điện Biên Phủ: Những Trang Vàng Lịch Sử - Hoàng Minh Phương

http://www.thuvienso.info Điện Biên Phủ - những trang vàng lịch sử là một cuốn sách do Hoàng Minh Phương, nguyên Trợ lý Bộ Chỉ huy chiến dịch, trực tiếp giúp việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, kiêm Chỉ huy trưởng Chiến dịch Điện Biên Phủ trong quan hệ với Trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc Vi Quốc Thanh biên soạn
Cuốn sách giúp bạn đọc hiểu rõ vì sao Điện Biên Phủ lúc đầu không có trong kế hoạch tác chiến của quân viễn chinh xâm lược Pháp, cũng như kế hoạch tác chiến của ta - về sau lại trở thành một địa danh nổi tiếng, nơi diễn ra một trận quyết chiến chiến lược vĩ đại, một chiến công chói lọi của dân tộc ta trong thế kỷ XX.
Theo cách trả lời lần lượt các câu hỏi mà Nhà xuất bản Trẻ và các bạn trẻ nêu ra, các bạn sẽ bước đầu tìm hiểu được chủ trương, kế hoạch tác chiến của định và ta, so sánh lực lượng, cuộc đấu trí đấu lực giữa hai bên, qúa trình chuẩn bị và diễn biến chiến dịch, ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi.
Cuốn sách cũng giới thiệu cùng bạn những gương chiến đấu dũng cảm và lao động quên mình của bộ đội, thanh niên xung phong, các trí thức, văn nghệ sĩ, đồng bào các dân tộc tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Nạn Đói Lịch Sử Năm 1945 - Quang Thiện, 100 Trang

http://www.thuvienso.info Sau vụ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1930, Pháp quay lại với chính sách bảo hộ mậu dịch và độc quyền khai thác Đông Dương theo đường lối thực dân. Toàn thể dân Đông Dương phải ra sức nâng cao giá trị kinh tế của khu vực, nhưng chỉ có người Pháp, một thiểu số rất ít người Việt và người Hoa gần gũi với Pháp hay một số dân chúng thành thị được hưởng lợi. Hậu quả là trước Đại chiến thế giới lần thứ hai, Việt Nam vẫn chỉ là một xứ lạc hậu và nghèo đói so với nhiều quốc gia châu Á khác. Khi Đại chiến thế giới bùng nổ, Pháp bị yếu thế. Tại Đông Á, Nhật Bản bắt đầu bành trướng và nhìn vào Đông Dương như đầu cầu tiến qua Nam Á và khống chế Trung Quốc. Giữa năm 1940, Pháp bị Đức chiếm và Nhật Bản gây sức ép với Pháp rồi năm sau tiến vào Đông Dương. Việt Nam bị cuốn vào nền kinh tế thời chiến, với việc Pháp và Nhật tranh giành quyền kiểm soát kinh tế. Người ta nói đến lý do là Nhật Bản bắt dân Việt Nam trồng đay thay trồng lúa gạo để phục vụ chiến tranh, nhưng thực ra Pháp đã tiến hành việc ấy từ trước, cụ thể là thu hẹp diện tích canh tác các hoa màu phụ như ngô, khoai, sắn, để trồng bông, đay, gai hay cây kỹ nghệ. Sản lượng lúa gạo và hoa mầu quy ra thóc tại miền Bắc giảm xuống rất mạnh do diện tích canh tác bị thu hẹp.
Trong Đệ nhị Thế chiến Việt Nam bị Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng nên bị quân Đồng Minh - chủ yếu là Hoa Kỳ - thường xuyên oanh tạc các tuyến đường vận tải để tấn công quân Nhật Bản. Kết quả là hệ thống giao thông ở Đông Dương bị hư hại nặng. Tính vào thời điểm năm 1945 thì đường sắt Xuyên Đông Dương không còn sử dụng được nữa và đường thiên lý bắc nam cũng bị phá hoại. Đường biển thì quân Đồng minh đã gài thủy lôi ở cửa biển Hải Phòng khiến hải cảng chính ở Bắc Kỳ cũng không thông thương được.
Vì chiến cuộc lượng gạo chở bằng thuyền từ trong Nam ra Bắc bắt đâu giảm từ 126.670 tấn (1942) xuống còn 29.700 tấn (1943), và đến năm 1944 chỉ còn 6.830 tấn. Tàu bè chở gạo ra bắc chỉ ra được đến Đà Nẵng. Khi không quân Đồng minh mở rộng tầm oanh kích thì tàu chở gạo phải cập bến ở Quy Nhơn rồi cuối cùng chỉ ra được đến Nha Trang. Năm 1945 Chính phủ Trần Trọng Kim phải huy động những phương tiện thô sơ chuyển vận gạo từ Nam ra Bắc bằng xe bò hay thuyền nhỏ. Cùng lúc đó thì lượng gạo tồn kho ở Sài Gòn lên cao vì không xuất cảng sang Nhật được khiến chủ kho phải bán rẻ dưới giá mua. Hơn 55.000 tấn gạo phải bán tháo cho các xưởng nấu rượu vì nguy cơ gạo ứ đọng sẽ mốc trong khi nạn đói hoành hành ở ngoài Bắc.
Đối với Pháp và Nhật Bản thì cả hai đều chú tâm vào những mục tiêu khác cho nhu cầu chiến tranh của họ. Chính Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux từ trước năm 1945 đã ra lệnh trưng thu thóc gạo để chở sang Nhật theo thỏa thuận với Đế quốc Nhật Bản. Giá gạo thị trường lúc bấy giờ là 200 đồng bạc Đông Dương một tấn nhưng nông dân chỉ được trả 25 đồng. Bản thân lực lượng quânn quản Nhật cũng thi hành chính sách "Nhổ lúa trồng đay", do cây đay là nguyên liệu quan trọng cho sản xuất quân trang, quân phục.
Tình hình càng khó khăn thêm khi Nhật đảo chánh Pháp vào tháng 3 năm 1945 nên bộ máy chính quyền của Pháp nhanh chóng tan rã. Việc tiếp vận và phân phối sau đó càng bị tê liệt. Nạn thiếu ăn biến thành nạn đói, đã manh nha từ đầu năm 1944 nay càng thêm trầm trọng. Đế quốc Việt Nam do Trần Trọng Kim làm thủ tướng ra chấp chính từ tháng 4 năm 1945 đã cố gắng huy động việc cứu đói cho dân ngoài Bắc nhưng những yếu tố chính trị, phương tiện và nhân sự phần nhiều vẫn nằm trong tay người Nhật nên triều đình Huế không làm thuyên giảm được hậu quả ghê gớm của nạn đói.
Ngoài bối cảnh chiến tranh, chính trị và kinh tế, tình hình thời tiết ngoài Bắc cũng đã góp phần trong những động lực tạo ra nạn đói. Mùa màng miền Bắc bị hạn hán và côn trùng phá hoại, khiến sản lượng vụ đông-xuân từ năm 1944 giảm sụt khoảng 20% so với thu hoạch năm trước. Sau đó là lũ lụt xảy ra làm hư hại vụ mùa nên nạn đói bắt đầu lan dần. Mùa đông năm 1944-45 ác nghiệt thay cũng lại là một mùa đông giá rét khiến các hoa màu phụ cũng mất, tạo ra những yếu tố tai ác chồng chất giữa bối cảnh chiến tranh thế giới.

Read more: http://www.thuvienso.info/index.php/component/thuvientructuyen/chitiet/xem/3084/nan-doi-lich-su-nam-1945-quang-thien-100-trang#ixzz1qHUbq55b

Lịch Sử Sư Đoàn 3 Sao Vàng - Nhiều Tác Giả, 500 Trang

http://www.thuvienso.info Sư đoàn 3 Sao Vàng là sư đoàn chủ lực cơ động đầu tiên của quân khu V, ra đời ngày 2-9-1965 trên mảnh đất truyền thống Tây Sơn, Bình Định. Trong chiến dịch mùa Xuân 1975 lịch sử sư đoàn 3 Sao vàng là một trong những đơn vị nhận nhiệm vụ giải phóng Vũng Tàu.
Theo lệnh của Bộ, Bộ Tư lệnh quân đoàn 2 giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 3 Sao Vàng tăng cường 1 đại đội xe tăng (5 chiếc), 1 đại đội pháo binh 130 ly (4 khẩu), 1 đại đội pháo phòng không 100 ly (4 khẩu), trong đội hình cánh quân phía Đông đánh vào Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Nhiệm vụ của đoàn 3, Sao Vàng là tiến công bên cánh trái đội hình quân đoàn, hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị bạn, tiêu diệt địch và giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa), Vũng Tàu, góp phần giải phóng miền Nam.
Ngày 23-4-1975 đơn vị đầu tiên của Sư đoàn Sao Vàng đã rời Phan Rang vào tập kết tại rừng cao su Cẩm Mỹ. Buổi chiều cùng ngày, Tỉnh ủy, Tỉnh đội Bà Rịa Long Khánh họp với chỉ huy Sư đoàn Sao Vàng thảo luận kế hoạch phối hợp giải phóng tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa), Vũng Tàu, tạo thế bao vây cô lập Sài Gòn, chặn đường rút chạy ra biển của địch. Phương án giải phóng Bà Rịa và Vũng Tàu gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn I: Giải phóng thi xã Bà Rịa và toàn tỉnh Phước Tuy, chiếm cầu Cỏ May. Giai đoạn II, giải phóng Vũng Tàu.
Nhờ du kích huyện Xuyên Mộc dẫn đường ngày 24-4-1975 Sư đoàn đã cơ động tập kết đầy đủ, bí mật, an toàn ở phía nam huyện Xuyên Mộc. Lực lượng vũ trang và nhân dân huyện Xuyên Mộc phấn khởi, tận tình giúp đỡ bộ đội tổ chức cảnh giới địch, tham gia xây dựng trận địa, hầm hố cho các trạm quân y, tiếp tế thực phẩm… du kích dẫn cán bộ đi trinh sát địch. 16 giờ ngày 26-4-1975 sư đoàn đã triển khai xong đội hình chuẩn, sẵn sàng chờ lệnh. Trung đoàn 12 được giao nhiệm vụ cùng lực lượng địa phương tiến công quận Đức Thạnh (huyện Châu Đức) rồi phát triển xuống Đất Đỏ, Long Điền. Trung đoàn 141 được tăng cường Đại đội xe tăng 4 và Tiểu đoàn bộ binh 5 cắt rừng đánh thẳng vào thị xã Bà Rịa, Trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp, sau đó một mũi phát triển dọc lộ 15 đánh chiếm cầu Cỏ May giữ bàn đạp cho tiểu đàon 2 đánh chiếm Vũng Tàu giai đoạn II.

Read more: http://www.thuvienso.info/index.php/component/thuvientructuyen/chitiet/xem/597/lich-su-su-doan-3-sao-vang-nhieu-tac-gia-500-trang#ixzz1qHUKNHZ4

[Audio Book] Giáo trình Xã Hội Học Đô Thị - Ts.Trịnh Duy Luân | Đọc: Ngọc Hân

Xã hội học đô thị là một nhánh của xã hội học chuyên biệt nghiên cứu về nguồn gốc bản chất và các quy luật chung cho sự phát triển và hoạt động của đô thị như một hệ thống các mối quan hệ xã hội đặc trưng cho một kiểu cư trú tập trung cao trên một lãnh thổ hạn chế. Cơ sở ra đời môn xã hội học đô thị vào những năm 20 của thế kỷ thứ 20 là những tư tưởng về đô thị của Max Weber (1864-1920) và Georg Simmel (1858-1918).
Quá trình đô thị hóa: xu hướng đô thị hóa gia tăng, khu vực nông thôn ngày càng thu hẹp, khu vực đô thị ngày càng mở rộng kéo theo sự tích tụ, tập trung dân cư, mật độ dân số cao, rất nhiều hiện tượng XH phức tạp khả năng kiểm soát của XH đối với mỗi hành vi của một cá nhân là khăng khít, vì quan hệ XH ở đô thị là quan hệ XH mang tính chất giao tiếp và đa dạng. Quá trình đô thị hóa làm thay đổi các nguy cơ XH, các tệ nạn XH. Cơ cấu XH ở đô thị là quan hệ mang giao tiếp và đa dạng, phức tạp và đan xen nhau. Đô thị có rất nhiều giai cấp và tầng lớp XH. Phân tầng XH, phân hóa giàu nghèo ở đô thị diễn ra rát mạnh mẽ. Ở đô thị có người giàu nhất mà cũng có người nghèo nhất. Lối sống đô thị là lối sống rất phức tạp, vừa có chung của những người ở đô thị, vừa có cái riêng của từng giai cấp XH. Lối sống ĐT bao giờ đi trước dẫn dắt lối sống ở nông thôn. Lối sống ĐT nhanh nhậy trong việc tiếp nhận các dòng văn hóa khác nhau
Chương 1. Sự hình thành và Phát triển của xã hội học đô thị
Chương 2. Cách tiếp cận và Các trường phái chính trong xã hội học đô thị
Chương 3. Quá trình đô thị hóa
Phụ lục: Những đặc trưng kinh tế - xã hội và dân số của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam qua kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999
Chương 4. Cơ cấu xã hội và Lối sống của cộng đồng dân cư đô thị
Chương 5. Xã hội học và vấn đề nhà ở đô thị
Phụ lục: Mô hình nhà ở đô thị đáng mong muốn của cư dân Hà Nội (điều tra năm 1998)
Chương 6. Xã hội học đô thị và quy hoạch, phát triển đô thị