Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Giáo trình Giống Vật Nuôi 2007 - Gs.Ts.Đặng Vũ Bình, 149 Trang

Chương I: Khái niệm về giống và công tác giống vật nuôi
Chương II: Chọn giống vật nuôi
Chương III: Nhân giống vật nuôi
Chương IV: Hệ thống tổ chức trong công tác giống vật nuôi
Chương V: Bảo tồn nguồn gen vật nuôi và đa dạng sinh học

Giống vật nuôi là môn khoa học ứng dụng các quy luật di truyền để cải tiến về mặt di truyền đối với năng suất và chất lượng sản phẩm của vật nuôi. Để có thể hiểu được bản chất những vấn đề phức tạp của môn học và những ứng dụng trong thực tiễn sản xuất, đòi hỏi người đọc phải có kiến thức về di truyền số lượng, xác suất, thống kê và đại số tuyến tính. Theo hướng đó, trong những năm gần đây, một số giáo trình, sách tham khảo của chúng ta đã có những thay đổi đáng kể về cơ cấu và nội dung, ngày càng tiếp cận hơn những kiến thức hiện đại và thực tiễn phong phú của công tác chọn lọc và nhân giống của các nước tiên tiến. Với khuôn khổ một giáo trình của hệ cao đẳng, trong lần xuất bản này, chúng tôi chỉ đề cập những khái niệm cơ bản và cố gắng trình bầy các vấn đề một cách đơn giản và dễ hiểu, đồng thời nêu ra những ứng dụng thực tiễn có thể áp dụng trong điều kiện sản xuất chăn nuôi ở nước ta.
Mục tiêu của giáo trình này nhằm cung cấp cho giáo viên và sinh viên các trường cao đẳng sư phạm khối kỹ thuật nông nghiệp những kiến thức cơ bản về giống vật nuôi, những ứng dụng trong công tác giống vật nuôi ở nước ta. Giáo trình được biên soạn trên cơ sở phần giống vật nuôi của giáo trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở hệ cao đẳng sư phạm: Chăn nuôi 1 (Thức ăn và Giống vật nuôi) do nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2001. Lần biên soạn này, chúng tôi đã bổ sung thêm một số nội dung, cập nhật thêm các thông tin, hình ảnh cần thiết.
Giáo trình gồm hai phần chính: lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết gồm 5 chương, cung cấp những khái niệm chung về giống và công tác giống vật nuôi, những kiến thức liên quan tới chọn lọc, nhân giống, bảo tồn nguồn gen vật nuôi, cũng như những biện pháp kỹ thuật chủ yếu của công tác giống vật nuôi. Trong mỗi chương đều có phần giới thiệu chung, cuối mỗi chương có câu hỏi và bài tập. Các khái niệm, định nghĩa, thuật ngữ đều được in nghiêng. Phần thực hành gồm 4 bài thực tập và một bài ngoại khoá tham quan kiến tập. Bài thực tập số 3 gồm 2 nội dung: “Giám định ngoại hình và đo các chiều đo trên cơ thể con vật” là bắt buộc thực hiện, nội dung: “Mổ khảo sát năng suất thịt vật nuôi” là tuỳ thuộc vào điều kiện vật chất có thể thực hiện ở từng nhóm hoặc chỉ kiến tập chung cho cả lớp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét