Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Elements of Language, Grade 11 Developmental Language Skills, 235 Pages

qqThis workbook is designed to supplement the Language Skills Practice workbook by providing additional instruction and practice to students who have not yet mastered the rules and topics. The worksheets in this workbook provide additional instruction, practice, and reinforcement for Language Skills Practice.
- Notes provide students with pertinent information related to the rule or topic covered on a given worksheet.- Reminders review grammatical terms and concepts that were covered on previous worksheets.- Tips provide students with tangible aids for understanding abstract concepts. These tips include mnemonic devices, identification tests, and recognition strategies.- Points of Instruction explain how the rule or topic applies to the instructional and exercise examples provided.- Guided Practice helps students with the first one or two items of each exercise by asking questions that guide students to the correct answer.

Read more: http://www.thuvienso.info/index.php/component/thuvientructuyen/chitiet/xem/19463/elements-of-language-grade-11-developmental-language-skills-235-pages#ixzz1slmeLVBt

Đất Nam Kỳ tiền đề văn hóa mở đạo Cao Đài - Huệ Khải, 104 Trang

qqChuyên khảo này nguyên là bài nói chuyện tại Cơ quan Phổ thông Giáo lý Đại đạo vào ngày 08-11-1999 (01-10 Kỷ Mão). Sau đó, một phần nội dung chủ yếu đã lần lượt đăng trên tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (Huế, hai số quý 2 và quý 3-2004), và tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Hà Nội, hai số tháng 9 và tháng 10-2004). Bản dịch tiếng Anh in kèm theo chuyên khảo này sẽ không thể gởi đến quý bạn đọc nếu như tôi thiếu sự trợ giúp rất quý hóa của bào đệ Lê Anh Minh và hiền huynh Lê Quang Minh. Thật vậy, bào đệ Anh Minh đã miệt mài cộng tác cùng tôi trong việc chuyển ngữ. Với kinh nghiệm của một giảng viên tiếng Anh, hiền huynh Quang Minh đã dành nhiều thời gian đọc kỹ lại bản dịch và nhuận sắc rất công phu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cả hai vị. Sau cùng, tôi xin cảm ơn tất cả các tác giả có tác phẩm được trích dẫn trong chuyên khảo này. Các thông tin khả tín của các vị ấy đã giúp bài viết của tôi được phong phú thêm rất nhiều.
Trong chuyên khảo Peasant politics and religious sectarianism: Peasant and priest in the Cao Dai in Viet Nam (Chính trị nông dân và giáo phái: Nông dân và thầy tu trong đạo Cao Đài ở Việt Nam), Jayne Susan Werner viết: “Đạo Cao Đài được thành lập ở Sài Gòn năm 1925 (...). Không lâu sau khi thành lập, tôn giáo mới này đã có được đông đảo tín đồ ở khắp cả Nam Kỳ.”(1)
Căn cứ theo “Số ước lượng tín đồ Cao Đài do Thống đốc Nam Kỳ cho biết, trong một báo cáo gởi Toàn quyền Đông Dương ngày 14-12-1934. Hồ sơ riêng của Thống đốc Pagès”(2) Werner viết: “Vào khoảng năm 1930, có từ năm trăm ngàn tới một triệu nông dân theo Đạo, trong lúc tổng số dân là từ bốn tới bốn triệu rưỡi.”(3) Con số nửa triệu hay một triệu tín đồ như dẫn trên trong thực tế đã từng gây ra nhiều tranh luận. Như một

Đạt Ma Bửu Quyện Tâm Pháp - Giai Minh, 42 Trang

qqĐạo phật ra đời tại tây thiên trúc, truyền lần đến đức Đạt Ma lão sư. Khi vào trung hoa điểm giáo cho dân lành, đức Đạt Ma không dùng văn tự hay kinh sách, cốt lấy diệu pháp tương truyền cho người mau hiểu (liểu) đạo pháp mà thôi, xét kỷ tu là trao dồi đạo đức, tập luyện châu thân chứ không phải ngâm nga mà gọi là tu.
Tu là thềm thang để cho con người leo lên nền cực lạc, không phân biệt giàu nghèo sang hèn, bởi tu có một lý mà thôi. Lão tử nói:“chử tu là một đàng đạo, đạo là lý cảm ứng, ta không biết đạo là cái chi, gắng kêu tên là đạo vậy”.
Từ ngôi vô cực chia cái ngươn thần, hợp với chất thể tinh tại cỏi phàm mà nên người. con người mới sanh thể tinh tại coi ra ai ai cũng đồng tánh cả, tánh này hàm xúc những thiên tư để dẫn dắt con người vào đường đạo đức, nhưng đến ngày lớn khôn bị cái vía (thể tinh) và vật chất cảnh trần mà gây nên trí, ký ức (ưa chịu nhớ thương)   mới xui đến tánh, lâu ngày tánh đó mới nương mà chịu chúng nó sai khiến (tánh đây là tánh lý)
Đức Khổng tử nói:“Thiện mạng chi vị tánh” là đó bởi không có đức tin nên lớn lên tánh đó đổi ra tánh tình Nay ta muốn tìm thấy chân tánh, là muốn mở về nguồn cội cho thấu tánh thì phải làm sao? Ta phải tu.
Tu mà gỏ mỏ tụng kinh, lập chùa thượng cốt là tu như thả ghe qua bến, bắt cầu qua sông chứ không phải thiệt tu. Cuí xin nghe, tu là thấy lý diệu huyền rỏ thật mầu nhiệm, có như không mà không cũng như có, chỉ phải xét lý kinh phật làm theo mà thôi.

Read more: http://www.thuvienso.info/index.php/component/thuvientructuyen/chitiet/xem/19462/dat-ma-buu-quyen-tam-phap-giai-minh-42-trang#ixzz1sllkG5qB

Đạo Là Gì, Đạo Ở Đâu - Dã Trung Tử, 50 Trang

Lời giáo huấn nầy có nghĩa  Đạo là Lương tâm, Thiện tánh, nó có ngay trong con người, cứ nhìn thẳng trở vào Tâm Tánh của chính mình thì sẽ thấy Đạo.
Câu mở  đầu quyển Kinh Nhật tụng của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã nói rằng: Đạo do lòng Thành Tín hiệp lại, tức là Đạo ở trong Tâm. Tam giáo thì dạy gốc Đạo là cái Tâm Làm Phải, Làm Lành, Tâm đó Phật dạy là Từ bi, Lão xưng là Cảm ứng, Nho cho là Trung thứ, còn Chúa Jésus gọi là Bác ái...chung quy thì Đạo cũng ở trong Tâm.
Nên Đức Hộ Pháp đã dạy rằng:
“Bần Đạo dám chắc người nào đi tìm Đạo mà có tâm định tưởng là thấy ngay” (Thuyết đạo của Đức Hộ Pháp đêm 29 tháng 9 Mậu tý/ 31-10-1948).
Như vậy Đạo là “Lương Tâm, Thiện Tánh”, nhưng Tâm và Tánh tùy theo mỗi triết gia, mỗi tôn giáo mà có tên gọi khác nhau, và pháp môn tu hành để gặp Đạo và đắc Đạo cũng khác nhau, nên trước khi muốn biết Đạo là gì và Đạo ở đâu ? Chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa chữ Đạo và Tâm, Tánh như  thế nào, cùng đường hướng tu hành để ngộ Đạo của Tam giáo trước đây và của Đại đạo Tam kỳ Phổ độ ngày nay ra sao, qua các tiết mục sau đây.

Dân Tộc Học Đại Cương - Lê Sĩ Giáo | Lê Ngọc Thắng | Lâm Bá Nam, 221 Trang

http://www.thuvienso.info  Dân tộc học (tiếng Hy Lạp ἔθνος, nghĩa là "người, dân tộc, chủng tộc) là một nhánh của nhân loại học trong đó so sánh và phân tích nguồn gốc, sự phân bố, công nghệ, tôn giáo, ngôn ngữ và cấu trúc xã hội của những nhóm dân tộc, sắc tộc của nhân loại
Nếu so với dân tộc ký, một nghiên cứu những nhóm người riêng lẻ thông qua liên hệ trực tiếp với văn hóa, dân tộc học thu lượm nghiên cứu mà các nhà dân tộc ký biên soạn, sau đó so sánh và đối chiếu những nền văn hóa khác nhau. Thuật ngữ dân tộc học được Adam Franz Kollár giới thiệu và định nghĩa trong cuốn Historiae ivrisqve pvblici Regni Vngariae amoenitates xuất bản ở Viên năm 1783. Sự quan tâm của Kollár về tính đa dạng văn hóa và ngôn ngữ được khơi dậy tại quê hương ông, Vương quốc Hungary, một vùng đất đa ngôn ngữ, cũng như về nguồn gốc của ông liên quan tới những người Slovak, ông bắt đầu có sự quan tâm tới vấn đề này sau khi Đế chế Ottoman rút quân khỏi vùng Balkan xa xôi.
Mục tiêu nghiên cứu của dân tộc học bao gồm việc tái dựng lại lịch sử nhân loại, đưa ra giải thích về những sự bất biến văn hóa, ví dụ như việc cấm kỵ loạn luân và thay đổi văn hóa, làm sáng tỏ sự khái quát hóa về bản chất con người, một khái niệm đã bị chỉ trích bởi rất nhiều nhà triết học từ thế kỷ 19 như Hegel, Marx. Ở vài nơi trên thế giới, dân tộc học đã phát triển theo những hướng độc lập về điều tra và học thuyết sư phạm, với nhân loại học văn hóa trở nên phổ biến ở Mỹ và nhân loại học xã hội ở Anh. Sự khác biệt giữa ba thuật ngữ này ngày càng trở nên mơ hồ. Dân tộc học đã được coi là một nghành hàn lâm ở châu Âu từ thế kỷ 18 và được nhận thức như là một nghiên cứu so sánh về những nhóm con người.
Mục Lục
Bài 1. Những vấn đề chung
Bài 2. Các chủng tộc trên thế giới
Bài 3. Các ngữ hệ trên thế giới
Bài 4. Các tiêu chí và các loại hình cộng đồng tộc người
Bài 5. Một số vấn đề cơ bản của xã hội nguyên thủy
Bài 6. Các hình thái tôn giáo sơ khai

[Audio Book] Ðạo Gì - Thích Trí Siêu (DOC MP3)

qqTôi bắt đầu đến với Ðạo Phật vào lúc 15 tuổi, nhân dịp lên chùa làm lễ cầu siêu cho ông nội tôi. Rồi từ đó tôi mua sách Phật đọc thường xuyên và thấy thấm thía làm sao. Năm 23 tuổi vào chùa đi tu, tôi tự nhủ thầm phải làm sao giác ngộ giải thoát ngay trong đời này, cố gắng noi theo gương của chư Tổ thuở xưa. Ôi, sơ tâm vào Ðạo bao giờ cũng ngây thơ và dễ thương. Nhờ đó nên tôi đã hăng say phục vụ chúng sinh (vì phục vụ chúng sinh là cúng dường mười phương chư Phật), hăng say học Ðạo, tranh đua cùng với huynh đệ. Sau một thời gian học những nghi thức cúng kiến, ứng phú căn bản của một Thầy tu cùng những giáo lý phổ thông để có thể hướng dẫn cho Phật tử hàng tuần, tôi vẫn cảm thấy mình còn thiếu nhiều hiểu biết, nên tôi đã lên đảnh lễ Thầy Tổ xin phép rời chùa, rời đại chúng ra đi tầm Sư học Ðạo thêm.
Trong thời gian lang thang tầm Ðạo sống đời du Tăng nay đây mai đó, tôi đã gặp nhiều điều mâu thuẫn và vô lý trong cộng đồng tôn giáo. Từ đó tôi phân vân giữa hai phản ứng: hoặc mặc kệ làm ngơ, mạnh ai nấy sống, khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm; hoặc nói lên cảm nghĩ của mình. Năm 1987 trong quyển Thiền Tứ Niệm Xứ tôi đã phát biểu cái nhìn của mình và đã bị một số quý Thầy không ưa. Thấy sự phản ứng đó nên những quyển sách sau tôi viết trong phạm vi dịch thuật hoặc khuyên răn Phật tử cách thức tu hành.
Ở đời có hai hạng người: hạng thứ nhất luôn luôn tìm hiểu và đặt câu hỏi về ý nghĩa của cuộc đời; hạng thứ hai không muốn suy nghĩ gì cả, chỉ muốn sống như những đàn cừu, đi làm, ăn no ngủ kỹ, vui chơi theo dòng đời. Người đời làm sao ta làm vậy.
Hạng thứ nhất rất ít, đó là những nhà cách mạng, tiên tri, giáo chủ, bác học... Hạng thứ hai là đa số quần chúng, từ giàu sang tỷ phú cho đến nghèo hèn ăn xin, từ chủ hãng giám đốc cho tới nhân viên, cu li. Tất cả những người chạy theo tiền bạc, sắc đẹp, danh vọng, tham lam ích kỷ. Không bao giờ tự hỏi tại sao ta sinh ra ở đời, để làm gì, v.v...
Ðức Phật là một nhà cách mạng, ngài đã không thỏa mãn với những giáo điều cổ truyền bà la môn nên đã tự mình tìm ra một Ðạo lý mới. Ngài cũng cách mạng chống lại sự phân chia giai cấp của xã hội Ấn thời bấy giờ.
Trong quá trình lịch sử, nếu ta để ý, bao giờ cũng có những cuộc cách mạng sau một thời gian chìm đắm của nhân loại trong cơn mê ngủ. Nhưng rồi những cuộc cách mạng kia cũng không thoát khỏi luật vô thường, nó chỉ làm cho con người bừng tỉnh một thời gian, thay đổi tư tưởng và lối sống, rồi từ từ chính nó cũng bị đưa vào một lề lối nề nếp khiến cho các thế hệ sau lại tiếp tục chìm đắm trong những truyền thống cổ hủ và bảo thủ.

Đại Thanh Vạn Niên Nhất Thống Địa Lý Toàn Đồ - Nguyễn Duy Chính, 40 Trang

http://www.thuvienso.info Thanh địa lý đồ là bộ đồ trục (treo dọc) gồm 8 bức, mỗi bức có kích thước 30×180cm [kích thước tổng thể 240x180cm], xếp theo thứ tự từ phải sang trái. Mỗi đồ trục được bồi diềm theo cách thức bồi tranh thủy mặc, gồm hai mảng, mảng diềm tiếp cận địa đồ màu vàng đất, mảng diềm bên ngoài (tức phần trên và dưới) màu nâu sẫm. Giữa mảng diềm nâu phía trên đính nhãn tiêu đề: “Đại Thanh vạn niên nhất thống địa lý toàn đồ”, nhãn tiêu đề nền màu xanh chữ trắng, kèm số thứ tự từ Nhất đến Bát.
So với tiêu đề chính in trong phần nội dung ở đồ trục thứ nhất thì nhãn tiêu đề của cả 8 đồ trục đều thiếu hai chữ vạn niên (萬 年), tuy nhiên khi gọi tên chính thức của địa đồ này, phải căn cứ trong phần nội dung, tức phải gọi/viết là Đại Thanh vạn niên nhất thống địa lý toàn đồ.
Mỗi đồ trục khi cuộn lại sẽ hiện rõ phần nội dung do cơ quan lưu trữ thực hiện, phần này nằm mặt sau của đồ trục, dọc theo thanh đính dây treo, nội dung này gồm ba phần như sau.
Trong 8 đồ trục của toàn đồ, bức thứ 2 đến thứ 8 còn hoàn hảo, đồ trục thứ nhất do bị thấm nước khi ở dạng đang cuộn tròn nên vết thủng xếp thành một dãy, làm mất một số chữ ở tiêu đề và một số chữ ở phần nội dung tổng quát.
Đường nét Thanh địa lý đồ cho thấy được thực hiện bằng phương pháp khắc in, phần lục địa được thể hiện bằng màu xanh dương đậm; hải diện màu xanh lá nhạt; sông, núi, các nét viền, chữ và các ký hiệu có màu trắng; sa mạc phía bắc và Ngũ nhạc [Thái Sơn, Hằng Sơn, Tung Sơn, Hoa Sơn, Hành Sơn] điểm thêm màu đỏ.
Thông tin đính kèm Thanh địa lý đồ ở thư viện điện tử Đại học Waseda cho thấy địa đồ này không rõ người thực hiện và năm thực hiện. Hai dòng thông tin [nơi bị ảnh hưởng bởi các vết thủng ở đồ trục thứ nhất] ở phần nội dung khái thuật cho thấy người thực hiện Thanh địa lý đồ nhắc đến bức Thiên hạ toàn đồ của họ Hoàng ở Dư Diêu (Triết Giang) soạn vẽ năm Càn Long Đinh Hợi. Qua một số thư mục tham khảo của học giới Trung Quốc, chúng tôi thấy có bức Đại Thanh vạn niên nhất thống thiên hạ toàn đồ – 大 清 萬 年 一 統 天下 全 圖,, tác giả là Hoàng Chứng Tôn, soạn năm Càn Long thứ 32 (1767), tức năm Đinh Hợi, đã khắc bản cho in. Điều này cho thấy có thể tác giả Thanh địa lý đồ đã dựa vào hoặc tham khảo địa đồ của Hoàng Chứng Tôn. Cũng qua các thư mục tham khảo của học giới Trung Quốc, lại thấy có bức Đại Thanh vạn niên nhất thống địa lý toàn đồ, không rõ tác giả, soạn/vẽ năm Gia Khánh thứ 15 (1810), tên bức địa đồ này hoàn toàn trùng khớp với Thanh địa lý đồ, như vậy về niên đại, có thể phỏng định Thanh địa lý đồ được thực hiện năm 1810. Ngoài ra, theo một số chú thích của Lâm Kim Chi trong bài “Đông Sa đảo lịch sử khảo lược” [Hạ Môn đại học học báo, số 2, 1981] thì bức Thanh địa lý đồ là bức địa đồ được phóng to, thêm màu và khắc in dựa y theo nội dung Đại Thanh vạn niên nhất thống thiên hạ toàn đồ của Hoàng Chứng Tôn, vốn đã từng được khắc in năm 1767. Tuy nhiên, vì chưa nhìn thấy địa đồ của Hoàng Chứng Tôn nên tạm thời chúng tôi không kết luận chắc chắn về niên đại và cơ sở y cứ của Thanh địa lý đồ như ý kiến của Lâm Kim Chi.

Đám Cưới Của Người Việt ở Sóc Trăng - Trần Minh Thương

Sóc Trăng được ví như một chiếc đòn gánh gánh hai đầu: phía Bắc là tỉnh Hậu Giang, thành phố Cần Thơ và phía Đông là tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau . Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.178km2, dân số khoảng 1.1455.000 người trong đó dân tộc Kinh khoảng 742.289 người, dân tộc Hoa khoảng 82.897 người và dân tộc Khmer khoảng 319.529 người; mật độ trung bình 360 người/km2
Với lịch sử hình sử hình thành và phát triển trên dưới 150 năm, so với hơn 300 năm của thành phố Saigon hay ngàn năm văn hiến của Thăng Long – Hà Nội thì có thể khẳng định đây là vùng đất mới. Cư dân ở đây cộng cư giữa ba dân tộc. Sự giao thoa văn hóa là điều hiển nhiên, nhưng mỗi dân tộc vẫn giữ những  bản sắc riêng của mình. Từ tài liệu sưu tầm trong dân gian, xin được ghi nhận lại những nét chính trong lễ cưới của người Việt ở vùng đất này, xưa và nay.

Đất Nam Kỳ tiền đề văn hóa mở đạo Cao Đài - Huệ Khải, 104 Trang



qqChuyên khảo này nguyên là bài nói chuyện tại Cơ quan Phổ thông Giáo lý Đại đạo vào ngày 08-11-1999 (01-10 Kỷ Mão). Sau đó, một phần nội dung chủ yếu đã lần lượt đăng trên tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (Huế, hai số quý 2 và quý 3-2004), và tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Hà Nội, hai số tháng 9 và tháng 10-2004). Bản dịch tiếng Anh in kèm theo chuyên khảo này sẽ không thể gởi đến quý bạn đọc nếu như tôi thiếu sự trợ giúp rất quý hóa của bào đệ Lê Anh Minh và hiền huynh Lê Quang Minh. Thật vậy, bào đệ Anh Minh đã miệt mài cộng tác cùng tôi trong việc chuyển ngữ. Với kinh nghiệm của một giảng viên tiếng Anh, hiền huynh Quang Minh đã dành nhiều thời gian đọc kỹ lại bản dịch và nhuận sắc rất công phu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cả hai vị. Sau cùng, tôi xin cảm ơn tất cả các tác giả có tác phẩm được trích dẫn trong chuyên khảo này. Các thông tin khả tín của các vị ấy đã giúp bài viết của tôi được phong phú thêm rất nhiều.
Trong chuyên khảo Peasant politics and religious sectarianism: Peasant and priest in the Cao Dai in Viet Nam (Chính trị nông dân và giáo phái: Nông dân và thầy tu trong đạo Cao Đài ở Việt Nam), Jayne Susan Werner viết: “Đạo Cao Đài được thành lập ở Sài Gòn năm 1925 (...). Không lâu sau khi thành lập, tôn giáo mới này đã có được đông đảo tín đồ ở khắp cả Nam Kỳ.”(1)
Căn cứ theo “Số ước lượng tín đồ Cao Đài do Thống đốc Nam Kỳ cho biết, trong một báo cáo gởi Toàn quyền Đông Dương ngày 14-12-1934. Hồ sơ riêng của Thống đốc Pagès”(2) Werner viết: “Vào khoảng năm 1930, có từ năm trăm ngàn tới một triệu nông dân theo Đạo, trong lúc tổng số dân là từ bốn tới bốn triệu rưỡi.”(3) Con số nửa triệu hay một triệu tín đồ như dẫn trên trong thực tế đã từng gây ra nhiều tranh luận. Như một

Read more: http://www.thuvienso.info/index.php/component/thuvientructuyen/chitiet/xem/3490/dat-nam-ky-tien-de-van-hoa-mo-dao-cao-dai-hue-khai-104-trang#ixzz1slhNgV00

Đại Cương Về Công Nghệ Lò Luyện Gang - Tô Xuân Thanh, 56 Trang

http://www.thuvienso.info Công nghiệp gang thép là nguồn cung cấp nguyên liệu, sản phẩm cho các ngành khác như chế tạo cơ khí, giao thông vận tải, xây dựng và quốc phòng…Do nhu cầu về  sắt thép tăng cao của thị  trường, nên  cầu về  nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thép đang gia tăng, đặc biệt là nguồn nguyên liệu sạch gang lỏng để nâng cao chất lượng của thép, sản xuất thép hợp kim, thép hợp kim thấp độ bền cao, thép dập sâu dùng trong sản xuất ô tô, thép không rỉ, những hợp kim nhẹ và những vật liệu bán dẫn…
Hiện nay trên thế giới công nghệ luyện gang lò cao đã c ải tiến vượt bậc: Sử dụng phối liệu ổn định cao với tỷ tỷ lệ quặng chín đến 100%, sử dụng quặng kim loại hoá, mở rộng giới hạn gió giầu oxy, tăng nhiên liệu phụ, nấu luyện lò cao dưới áp suất cao, cải tiến phương pháp chất liệu, sử dụng thể xây vật liệu chịu lửa kiểu khối có giai dẫn nhiệt, ứng dụng hệ chuyên gia trong vận hành lò cao… 
Công nghiệp luyện gang lò cao ở nước ta chưa phát triển, công tác lý luận không được chú trọng đúng mức. Ngoài Công ty Gang thép Thái nguyên, chưa có đơn vị nào nghiên cứu sâu về công nghệ  lò cao luyện gang nên các tài liệu tham khảo rất thiếu  trong khi nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu sâu về công nghệ  lò cao luyện gang hiện nay rất cấp bách.
Góp phần vào sự phát triển của ngành lò cao luyện gang ở Việt nam, những kỹ sư và cán bộ đã trực tiếp tham gia công tác vận hành lò cao qua quá trình tiếp cận công nghệ, các đề tài nghiên cứu khoa học, các hội thảo nhằm khái quát thực tiễn công nghệ và tham khảo các tài liệu nước ngoài, chủ yếu là của Liên xô (c ũ) và của Trung quốc biên soạn lại cuốn  “Cẩm nang công nghệ  -  thiết bị  lò cao luyện gang” gồm 10 tập:
Tập I  Đại cương về công nghệ lò cao luyện gang
Tập II  Lý luận về công nghệ lò cao luyện gang
Tập III  Yêu cầu về nguyên nhiên liệu cho công nghệ lò cao luyện gang
Tập IV  Tuyển quặng sắt dùng cho lò cao luyện gang
Tập V  Công nghệ thiêu kết quặng sắt
Tập VI  Công nghệ vê viên quặng sắt
Tập VII  Thiết kế lò cao luyện gang
Tập VIII  Thiết bị lò cao luyện gang
Tập IX  Vận hành lò cao luyện gang
Tập X  Phụ lục

Mastering Skills for The TOEFL iBT Advanced 2nd Edition (PDF 10CD)

http://www.thuvienso.info Đây là bộ sách luyện thi TOEFL® iBT đầu tiên giúp thí sinh từng bước xây dựng, phát triển và nâng cao các kỹ năng nghe nói đọc viết trong tương quan với kỳ thi TOEFL® iBT, qua đó giúp thí sinh không chỉ nâng cao toàn diên trình độ tiếng Anh mà còn đạt kết quả cao trong các kỳ thi TOEFL® iBT. Sách còn có những hướng dẫn tổng quát về kỳ thi TOEFL® iBT giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về hình thức thi mới.
Nội dung sách gồm 4 phần chính: nghe, nói, đọc, viết với các hướng dẫn, ví dụ cho tất cả các câu hỏi, lời khuyên của tác giả và bộ Audio CD đi kèm giúp người học rèn luyện những kỹ năng cần thiết theo từng cấp độ. Những nét chính của bộ sách:
+ Bài thực hành tập trung cho từng loại câu hỏi, Các bài tập hướng dẫn kỹ năng ghi chú (note-taking),
+ Những đoạn văn mẫu có chú thích giúp hiểu và nhớ từ vựng (kèm phần giảng giải về từ mới),
+ Bài thực hành chọn lọc giúp củng cố những kỹ năng làm bài thi,
+ Bài thi thực hành như thật,
+ Phần Answer Key đầy đủ với những câu trả lời mẫu,
+ Phần Transcript ghi lại tất cả nội dung phần luyện nghe và các bài tập kết hợp,
+ Phần nghe gồm hơn 120 bài hội thoại và bài nói mẫu, cũng như hơn 40 câu trả lời mẫu cho các bài tập speaking.

Cơ Sở Kiến Trúc 1 - Kts.Nguyễn Kim Vũ Linh, 25 Trang

Phương Pháp dạy và học : Sử dụng trình chiếu PowerPoint giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận và tổng quan về các kiến thức mới một cách hiệu quả. Kết hợp phương pháp dạy truyền thống để phân tích các hình vẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về phương pháp sử dụng các dụng cụ hổ trợ cũng như phương pháp thực hành để dễ dàng làm các bài tập sau này.
Hướng dẫn sinh viên trực tiếp trên các bài thực hành, nắm bắt các ưu điểm và nhược điểm của từng sinh viên đễ có phương pháp điều chỉnh cho phù hợp với từng nhóm sinh viên. Do đặc điểm của loại hình môn học là thiên về thực hành.
Hướng dẫn và chỉnh sữa các bài tập của sinh viên ngay trên lớp giúp sinh viên hiểu rỏ hơn về bài thực hành của mình và dễ dàng rút ra các kinh nghiệm đễ áp dụng ở các bài tập sau.
Kết hợp các kiến thức thực tế ngay tại phòng học, các công trình trong và ngoài nhà trường đễ sinh viên trực tiếp tiếp xúc với các công trình, giúp sinh viên hiễu rõ và dễ dàng nắm bắt lý thuyết hơn cũng như giúp sinh viên dễ dàng bắt nhịp với quá trình làm việc sau khi ra trường

Con Người và Vũ Trụ - Trần Chung Ngọc, 263 Trang

zxcCon người và vũ trụ là hai chủ đề rộng lớn, quá rộng lớn.  Tôn giáo và khoa học cũng là hai chủ đề rộng lớn, quá rộng lớn.  Cho nên tôi phải thú thực với độc giả là không có cách nào tôi có thể trình bày đầy đủ 4 chủ đề trên trong cuốn sách nhỏ này.  Có 2 lý do.  Thứ nhất, tôi không thể biết hết những gì thuộc bất cứ  chủ đề nào  trong 4 chủ đề trên, và có lẽ không ai trên thế gian này có thể biết hết những điều đã được khám phá ra trong mỗi chủ đề, khoan nói đến chuyện những điều chưa được khám phá ra.  Trang Tử đã chẳng nói: "Cái biết của thiên hạ thì vô hạn, cái biết của cá nhân thì hữu hạn, mang cái hữu hạn đi tìm cái vô hạn, nguy vậy thay!" hay sao?  Và Thomas H. Huxley cũng đã chẳng nói: "Những gì mà chúng ta biết thì hữu hạn, những gì mà chúng ta không biết thì vô hạn." (The known is finite, the unknown is infinite)? Thứ nhì, ngay với những điều tôi biết trong mỗi chủ đề mà tôi biết chắc còn thiếu sót rất nhiều, cũng không thể trình bày trong đầy đủ một cuốn sách.  Vì vậy, trong cuốn sách này, tôi xin tự hạn trong một số tiểu đề mà tôi cho là những điều mà con người hiện đại không thể thiếu sót trong bộ kiến thức của mình, nhất là đối với người Việt Nam chúng ta trên con đường hiện đại hóa đất nước.
Cuốn sách này gồm có 2 phần: Phần I: Con Người & Vũ Trụ, và Phần II: Tôn Giáo & Khoa học.  Trong Phần I tôi sẽ tự hạn trong 2 tiểu đề: Nguồn Gốc Vũ Trụ và Nguồn Gốc Con Người, cố gắng cập nhật hóa những kiến thức mới nhất và có tính cách thuyết phục nhất về hai chủ đề này. Trong Phần II, tôi sẽ chú trọng đến Phật Giáo nhiều hơn, vì Phật Giáo là một tôn giáo lớn. Lớn về tư tưởng, triết lý, luân lý, đạo đức, cộng với những đặc tính Từ Bi, Hòa Bình, Vị Tha, Nhân Bản, Nhân Chủ v..v.. chứ không phải lớn vì có số tín đồ đông đảo nhất thế giới.  Lớn vì Phật Giáo chưa từng cưỡng ép bất cứ ai phải tin vào Phật Giáo, khoan nói đến chuyện bách hại những người có tín ngưỡng khác, và lớn vì trong suốt hơn 2500 năm lịch sử, Phật Giáo chưa từng vấy một giọt máu của đồng loại trong quá trình phát triển.  Vì tinh thần khoa học và Phật giáo gặp nhau ở nhiều điểm, nhiều tư tưởng, cho nên khi bàn về chủ đề  Tôn Giáo & Khoa Học, chúng ta không thể không đặt trọng trọng tâm vào Phật Giáo.  Tuy nhiên, chúng ta cần phải ý thức ngay rằng, cái dụng của Khoa học và cái dụng của Phật Giáo rất khác nhau, thuộc hai bình diện khác nhau.  Trong Phần II, tôi sẽ khai triển một số tương đồng và khác nhau giữa khoa học và Phật Giáo. Phần Tài Liệu Tham Khảo Chọn Lọc cuối sách có thể giúp độc giả tìm hiểu thêm chi tiết về những vấn đề tôi trình bày trong cuốn sách này.

Tăng Quảng Hiền Văn (Cổ Huấn) - Lê Văn Ðặng, 25 Trang

1 昔時賢文,誨汝諄諄,集韻増文,
多見多聞。
Tích (xưa, trước kia) thì hiền văn , hối (dạy bảo) nhữ truân truân (dặn đi dặn lại) , tập vận tăng văn , đa kiến đa văn .
2 觀今宜鑒古,無古不成今。
Quan kim nghi giám cổ , vô cổ bất thành kim .
[quan = xem xét ; quán = xét thấu đáo]
3 知己知彼,將心比心。
Tri kỷ (ta) tri bỉ (kẻ kia) , tương (theo) tâm tỷ (so sánh) tâm .
4 酒逢知己飲,詩向會人吟。
Tửu phùng tri kỷ ẩm , thi hướng hội nhơn ngâm .
5 相識滿天下,知心能幾人。
Tương (cùng) thức mãn thiên hạ , tri tâm năng kỷ (xét) nhơn .
6 相逢好似初相識,到老終無怨恨心。
Tương phùng hảo tự sơ tương thức , đáo lão chung vô oán hận tâm .
7 近水知魚性,近山識鳥音Cận thủy tri ngư tính , cận sơn thức điểu âm [知識 tri thức = hiểu biết]
8 易漲易退山溪水,易反易覆小人心。
Dị (dễ) trướng (nước lên) dị thối sơn khê thủy , dị phản dị phúc tiểu nhơn tâm .
9 運去金成鐵,時來鐵似金。
讀書須用意,一字値千金。
Vận khứ (đi) kim thành thiết (sắt) , thì lai (lại) thiết tự kim .
Ðộc thư tu dụng ý , nhứt tự trị (đáng giá) thiên kim .
[độc (HV) = đọc (QN)]
10 逢人且說三分話,未可全拋一片心。
Phùng nhơn thả (sắp) thuyết tam phân thoại , vị khả toàn phao (bỏ đi) nhứt phiến tâm .

Read more: http://www.thuvienso.info/index.php/component/thuvientructuyen/chitiet/xem/19453/tang-quang-hien-van-co-huan-le-van-ang-25-trang#ixzz1slctDxBh

Chuyển Động Học Trong Máy Cắt Kim Loại (Máy chuyển động tròn), 290 Trang

Chương 1. Đại cương về máy cắt kim loại
Chương 2. Máy tiện
Chương 3. Máy khoan – máy doa.
Chương 4. Máy phay
Chương 5. Máy gia công bánh răng
Chuong 6. Máy mài
Chương 7. Máy chuyển động thẳng
Chương 8. Đại cương về máy tự động
Chương 9. Máy tự động
Chương 10. Điều chỉnh máy tự động

Chuyện Đông Chuyện Tây - Liêu Hân, 100 Trang

Ông An Chi phụ trách mục Chuyện Đông Chuyện Tây (CĐCT) trên tạp chí Kiến thức ngày nay (KTNN) đến số 631 (ngày 20.02.2008); sang số 632 (01.03.2008) thì mục này đăng bài Lê Long Đĩnh có bị “oan khiên”? của Phan Trọng Hiền; số 633 (10.03.2008) Liêu Hân thay An Chi giải đáp thắc mắc; số 634 (20.03.2008) thì đăng bài Triều Nguyễn có đặt ra lệ “Bất lập Trạng nguyên” của Nguyễn Văn Nghệ; và các số tiếp theo: 635, 636, 637, 637 và 638 đều do Liêu Hân làm “chủ xị”. Tuy nhiên, đến số 639 ngày 10.05.2008 mục CĐCT lại do Huỳnh Tấn Tám trả lời câu hỏi của đọc giả!
Như vậy, Liêu Hân chỉ xuất hiện trên mục CĐCT có sáu số. Các bài trả lời của tác giả này chúng tôi đã post lên nhiều chuyên mục khác nhau trên TVE. Trong ebook này chúng tôi tập trung lại, chỉnh sửa đôi chút các chú thích và trình bày theo cách chúng tôi đã làm trong mục Chuyên Đông Chuyên Tây (Liêu Hân), nghĩa là: tạm đặt tiêu đề cho mỗi bài, thêm “Hỏi:” ở đầu câu hỏi, còn tên và địa chỉ người hỏi thay vì được đặt ở đầu câu hỏi chúng tôi sẽ ghi ở cuối câu hỏi. Chúng tôi rất mong Ban Biên tập KTNN, tác giả Liêu Hân và các bạn đọc lượng thứ.

Chu Dịch và Kinh Dịch - Lương Trâm, 100 Trang

http://www.thuvienso.info   Chu dịch và Kinh dịch hay nói đúng hơn là Chu dịch và Bói Dịch không hòan tòan giống nhau.
- Thứ nhất là khác nhau về hình thức, bói dịch dùng thi thơ để giảng còn Chu dịch dùng văn xuôi để giảng.
- Thứ hai là bói dịch có nhiều lọai gồm :
8 Quẻ ba hào như Liên Sơn dịch đời Hạ có quẻ đầu là Cấn, Qui tàng dịch đời Thương có quẻ đầu là Khôn.
32 Quẻ năm hào như “Tam Bửu Hiệp nhứt” người Việt hay thường sử dụng
64 Quẻ sáu hào “ Bói dịch cổ truyền” người Việt hay thường sử dụng
Khác với bói dịch, Chu dịch chỉ có một lọai là 64 quẻ sáu hào, được ghi chép có hệ thống dạng kinh điển , còn dùng để nghiên cứu, không như những sách bói “diệc” chỉ dùng cho việc chiêm bói được lưu hành trong dân chúng.
Trước hết xin nói về cách trình bày của các lọai bói dịch người Việt hay xử dụng
Quẻ năm hào
.Ví dụ: quẻ Giá sắc
Nội dung :                              Dịch nghĩa :

Thả thủ quân tử phận.             Quân tử nên giữ phận
Vật dụng tiểu nhân ngôn.         Chớ nghe lời tiểu nhân
Phàm sự giai đương cẩn          Mỗi việc nên cẩn thận
Tác phước bảo an nhiên          Làm lành vậy mới yên

Quẻ sáu hào
. Ví dụ : Phong Sơn Tiệm ( Hồng nhạn phi cao)
Ý nghĩa
: Chim Hồng nhạn được sổ lồng bay xa.
Tiến từ từ bay lên mây trong sự thông đạt thong dong.
Không có gì cản trở.
Nhưng không thể bay vụt từ trong lồng lên mây ngay được.
Giải đóan :
Vận khí thịnh đạt dần dần. Công việc mỗi ngày đều phát triển đều đặn. Không gặp trở ngại. Thành quả rất to lớn so với lúc khởi sự.
Lời khuyên
: Giữ tiết hạnh thanh cao. Ung dung không vội vả.
Phụ chú : Giải trừ mọi tai ương. Tuy tiến chậm nhưng rất yên ổn.
Hào 1 : trung bình, tiến hơi chậm
Hào 2 : rất tốt
Hào 3 : trung bình
Hào 4 : tốt
Hào 5 : tốt
Hào 6 : rất tốt, đại cát
Ứng hạp : Tuổi Bính : Thìn, Ngọ, Thân
Tuổi Tân : Mão, Tỵ, Mùi
Tháng 1
Hành thổ

Chinh Phụ Ngâm Khúc - Đoàn Thị Điểm | Đặng Trần Côn, 168 Trang

http://www.thuvienso.info Chinh phụ ngâm (征婦吟, khúc ngâm của người chinh phụ), còn có tên khác là Chinh phụ ngâm khúc (征婦吟曲) là tác phẩm văn vần của Đặng Trần Côn, ra đời trong khoảng năm 1741 giai đoạn sơ kỳ Cảnh Hưng và về sau được nhiều người dịch ra thơ Nôm. Đây là thi phẩm chủ yếu viết theo lối tập cổ, dài 483 câu thơ. Các câu thơ trong bài dài ngắn khác nhau, theo thể trường đoản cú, câu dài nhất khoảng 12, 13 chữ, câu ngắn chỉ 3, 4 chữ.
Chinh phụ ngâm có hình thức là một lời độc thoại nội tâm mà vai chính, cũng là vai duy nhất đứng ra độc thoại trong truyện là một người vợ có chồng tham gia cuộc chiến do triều đình phong kiến chủ xướng, kể về nỗi khổ, nỗi cô đơn buồn tủi phải xa chồng. Tác phẩm mở đầu với khung cảnh của chiến tranh ác liệt và nhà vua truyền hịch kêu gọi mọi người tham gia chiến cuộc. Trong bối cảnh này, nàng chinh phụ hình dung cảnh chồng nàng lên đường phò vua giúp nước, ra đi với quyết tâm giành hàng loạt thành trì dâng vua, hùng dũng trong chiếc chiến bào thắm đỏ và cưỡi con ngựa sắc trắng như tuyết.
Cuộc tiễn đưa lưu luyến kết thúc, người chinh phụ trở về khuê phòng và tưởng tượng ra cảnh sống của chồng nơi chiến địa. Những xúc cảm về một hình ảnh "lẫm liệt" của chồng phút chia ly đã dần mờ nhòe, thay thế vào đó là nỗi lo sợ khủng khiếp về số phận của chồng giữa chiến trường khốc liệt, đầy oan hồn tử khí, và niềm đau khổ khôn nguôi về thân phận đơn chiếc của bản thân nàng.
Trong phần tiếp theo, câu chuyện chủ yếu diễn tả tâm trạng trăn trở, cô quạnh của người chinh phụ. Đó là việc chồng quá hạn không về, cũng không có tin tức gì, và người chinh phụ đành phải tính thời gian bằng chu kỳ quyên hót, đào nở, sen tàn. Đó là tâm trạng "trăm sầu nghìn não" khi người chinh phụ quanh quẩn trước hiên, sau rèm, vò võ dưới đêm khuya vắng, đối diện với hoa, với nguyệt. Đó là tâm trạng chán chường khi tìm chồng trong mộng nhưng mộng lại buồn hơn, lần giở kỷ vật của chồng mong tìm chút an ủi nhưng sự an ủi chỉ le lói, thấy thân phận của mình không bằng chim muông, cây cỏ có đôi liền cành. Cuối cùng, chán chường và tuyệt vọng, người chinh phụ đã không còn muốn làm việc, biếng lơi trang điểm, ngày đêm khẩn cầu mong được sống hạnh phúc cùng chồng.
Kết thúc khúc ngâm, người chinh phụ hình dung ngày chồng nàng chiến thắng trở về giữa bóng cờ và tiếng hát khải hoàn, được nhà vua ban thưởng và cùng nàng sống hạnh phúc trong thanh bình, yên ả.

Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Hồng Thao, 271 Trang

http://www.thuvienso.info Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa  ở Biển Đông là lãnh thổ  thiêng liêng của Việt Nam. Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ  lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này. Việc chiếm hữu và thực thi chủ  quyền này là thực sự, liên tục và hoà bình; phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế; được nhiều quốc gia, tổ chức và học giả nổi tiếng trên thế giới thừa nhận, ủng hộ.
Một trong những học giả  nổi tiếng, bà Monique Chemillier Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính trị  ở  trường đại học Paris-  VII  –  Denis Diderot, nguyên Chủ  tịch hội luật gia dân chủ Pháp, hiện là Chủ tịch Hội Luật gia châu Âu, đã viết cuốn sách nhan đề: “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Cuốn sách đã  được nhà xuất bản L’Harmattan Paris (Pháp) công bố vào tháng 3-1996. Cuốn sách là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc và độc lập của một học giả nước ngoài. Trong đó, dưới góc độ  luật gia quốc tế, tác giả  đã phân tích lập luận của các bên liên quan đến cuộc tranh chấp hai quần đảo và đưa ra những giải pháp cho vấn đề tranh chấp phức tạp này dựa vào cơ chế giải quyềt tranh chấp luật quốc tế và đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982.
Để giúp bạn đọc có thêm tài liệu tìm hiểu về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, được sự cộng tác nhiệt tình của Ban Biên giới của Chính phủ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia trân trọng giới thiệu bản dịch tiếng Việt cuốn: Chủ  quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bản dịch đã cố gắng chuyển dịch một cách chính xác ý kiến, lập luận của tác giả: những chỗ cần chú thích theo sự giải thích của người dịch, người dịch cũng đã ghi chú để  bạn đọc không nhầm lẫn với chú thích của tác giả cuốn sách. 
Người dịch và Nhà xuất bản đã làm việc hết sức nghiêm túc và cẩn thận nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi còn có những thiếu sót, rất mong bạn đọc góp ý kiến để đi đến một bản dịch hoàn hảo hơn

[Slide Bài giảng] Điều Khiển Lưu Lượng Tác Nhân Lạnh, 47 Trang

Có 6 loại van cơ bản dùng để điều khiển lưu lượng tác nhân lạnh trong hệ thống lạnh:
- Van tiết lưu tay
- Van tiết lưu tự động
- Van tiết lưu nhiệt
- Ống mao dẫn
- Van phao áp suất thấp
- Van phao áp suất cao

[Audio Book] Chủ Động Cái Chết - Đạt Lai Lạt Ma | Đọc: Nam Trung (PDF MP3)

http://www.thuvienso.info Nội dung:
1. Lời Mở Đầu Và Ý Thức Về Cái Chết
2. Tự Giải Thoát Khỏi Sự Sợ Hãi
3. Chuẩn Bị Cho Cái Chết
4. Vượt Qua Những Chướng Ngại Cản Trở Một Cái Chết
5. Tạo Những Điều Kiện Thuận Lợi Vào Giờ Phúc Lâm Chung
6. Thiền Định Trong Khi Chết
7. Cấu Trúc Bên Trong
8. Ánh Sáng Trong Suốt Của Cái Chết
9. Phản Ứng Trong Giai Đoạn Chuyển Tiếp
10. Hướng Về Sự Tái Sinh Tích Cực
11. Phụ lục: Bố Cục Bài Thơ Và Tóm Lược Những Lời Khuyên

Sách nguyên bản bằng tiếng Tây tạng, dịch sang tiếng Anh và xuất bản năm 2002 (tựa đề: Advice on Dying And Living a Better Life, nhà xuất bản Atria Books, New York), dịch sang tiếng Pháp năm 2003 (tựa đề: Vaincre la Mort et vivre une vie meilleure, nhà xuất bản Plon, Paris). Bản dịch sang tiếng Việt dựa trên hai quyển sách này. Sách vỡ và tài liệu tiếng Việt về Phật giáo Tây tạng tương đối hiếm hoi, mục đích của người dịch không phải để đóng góp một ít tư liệu bằng Việt ngữ về Phật giáo Tây tạng, mà chỉ ước mong những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma sẽ đem đến những hiểu biết thiết thực và hữu ích cho người đọc.
Tôi xin cảm tạ Văn phòng Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Dharamsala, GS Tiến sĩ Jeffrey Hopkins tại Canada, người dịch quyển sách này từ tiếng Tây tạng sang tiếng Anh, và nhà xuất bản Atria Books tại Hoa kỳ đã cho phép tôi dịch quyển sách này của Ngài, và xin chắp tay hồi hướng công lao nhỏ nhoi này để thành khẩn cầu xin cho thế giới của chúng ta ít hận thù hơn, an bình hơn và hạnh phúc hơn.

みんなの日本語初級1本冊: Minna No Nihongo Shokyuu (DJVU 4CD)

http://www.thuvienso.info 商品の説明
内 容(「BOOK」データベースより): 本書の対象は、職場、家庭、学校、地域などで日本語によるコミュニケーションを今すぐ必要としている外国人のみなさんです。初級の教材ですが、登場する外 国人のみなさんと日本人の交流の場面には、できるだけ日本事情と日本人の社会生活・日常生活を反映させるようにしました。 本書は、初めて日本語を学ぶ人が、だれでも楽しく学べるよう、また教える人にとっても興味深く教えられるように企画・編集したもの。対象は、職場、家庭、 学校、地域などで日本語によるコミュニケーションを今すぐ必要としている外国人のみなさん。初級の教材ですが、登場する外国人のみなさんと日本人の交流の 場面には、できるだけ日本事情と日本人の社会生活・日常生活を反映させるようにしました。主として一般社会人を対象にしていますが、もちろん大学進学の予 備課程、あるいは専門学校・大学での短期集中用教科書としても使えます。
みんなの日本語初級1の続本で、26課~50課まであります。目次には、 学習する文型と共に、太文字で会話文の一行が書かれており、学習者にも検索しやすくなっています。文型、例文、会話、とABC三段階の練習問題、別売りカ セットに対応した問題があり、5課毎に復習もあります。巻末の「フォームの使い方」などは、教師の教案作りにも、役立つ資料だと思います。索引に、みんな の日本語1の語彙が含まれているのも便利なところか。
登録情報
ペーパーバック: 250ページ
出版社: スリーエーネットワーク (1998/03)
言語 日本語, 日本語, 日本語
ISBN-10: 4883191028
ISBN-13: 978-4883191024
発売日: 1998/03
商品の寸法: 26.2 x 18.2 x 2 cm

Read more: http://www.thuvienso.info/index.php/component/thuvientructuyen/chitiet/xem/393/-minna-no-nihongo-shokyuu-djvu-4cd-#ixzz1slMq0TCs

Cây dừa dưới góc nhìn văn hóa dân gian - Trần Minh Thương, 11 Trang

Dừa tên khoa học là Cocos nucifera, là một loài cây trong họ cau (Arecaceae). Nó cũng là thành viên duy nhất trong chi Cocos, là loại cây lớn, thân đơn trục (nhiều khi gọi là nhóm thân cau dừa) có thể cao tới 30 m. Nguồn gốc của loài thực vật này là chủ đề gây tranh cãi, một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á, số khác cho rằng nó có nguồn gốc ở miền Tây Bắc khu vực Nam Mỹ. Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở New Zealand cho thấy các loại thực vật nhỏ tương tự như cây dừa đã mọc ở khu vực này từ khoảng 15 triệu năm trước. Không phụ thuộc vào nguồn gốc của nó, dừa đã phổ biến khắp vùng nhiệt đới, có lẽ nhờ có sự trợ giúp của những người đi biển trong nhiều trường hợp. Quả dừa nhẹ, nổi trên mặt nước nên dễ phát tán, nhờ vào các dòng hải lưu. Dừa phát triển tốt trên đất phù sa, đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt. Và tất nhiên miền đồng bằng duyên hải miền Trung cũng như miền Tây Nam Bộ của Việt Nam là nơi sinh sôi và phát triển lý tưởng của loại cây này.

Cây dừa dưới góc nhìn văn hóa dân gian - Trần Minh Thương, 11 Trang

Dừa tên khoa học là Cocos nucifera, là một loài cây trong họ cau (Arecaceae). Nó cũng là thành viên duy nhất trong chi Cocos, là loại cây lớn, thân đơn trục (nhiều khi gọi là nhóm thân cau dừa) có thể cao tới 30 m. Nguồn gốc của loài thực vật này là chủ đề gây tranh cãi, một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á, số khác cho rằng nó có nguồn gốc ở miền Tây Bắc khu vực Nam Mỹ. Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở New Zealand cho thấy các loại thực vật nhỏ tương tự như cây dừa đã mọc ở khu vực này từ khoảng 15 triệu năm trước. Không phụ thuộc vào nguồn gốc của nó, dừa đã phổ biến khắp vùng nhiệt đới, có lẽ nhờ có sự trợ giúp của những người đi biển trong nhiều trường hợp. Quả dừa nhẹ, nổi trên mặt nước nên dễ phát tán, nhờ vào các dòng hải lưu. Dừa phát triển tốt trên đất phù sa, đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt. Và tất nhiên miền đồng bằng duyên hải miền Trung cũng như miền Tây Nam Bộ của Việt Nam là nơi sinh sôi và phát triển lý tưởng của loại cây này.

Chân Dung Một Chàng Trai Trẻ - James Joyce | Dịch: Nguyễn Thế Vinh, 320 Trang

ffNhân vật chính của cuốn Chân dung một chàng trai trẻ là một nghệ sĩ. Và anh ta trẻ. Anh ta phải vượt qua những ràng buộc, những sợi dây vô hình níu giữ như gia đình, xã hội, tôn giáo... để sống với niềm đam mê của mình. Vinh tâm sự: “Nhiều người trẻ ở VN nhìn thấy mình trong nhân vật của cuốn sách”. Tôi cũng thấy Vinh có khá nhiều điểm tương đồng với nhân vật chính Dedalus trong cuốn sách. Sau sự xuất hiện khá ấn tượng đó, những tưởng Nguyễn Thế Vinh sẽ gắn bó với văn chương, nhưng anh đột ngột chuyển sang làm cho một công ty nước ngoài chuyên về xây dựng tại VN. Song hiện nay, Vinh vẫn đều đặn tham gia các hoạt động liên quan đến James Joyce tại VN.
Tấm bằng đại học vẫn bỏ ngang lơ lửng và Vinh cũng không có ý định lấy nó. Anh tâm niệm rằng mình vẫn còn nhiều duyên nợ với văn chương nhưng thời điểm hiện tại chưa phải là thích hợp. Anh muốn tích lũy thêm cho mình vốn sống và cả kinh tế để đến một thời điểm nào đó có thể dành trọn niềm đam mê cho văn chương, cho Joyce. Tuy nhiên, với những người “ngoại đạo” như Nguyễn Thế Vinh, mối lo cơm áo gạo tiền từng ngày đè nặng sẽ là một trở lực trên con đường đến với văn chương nếu như tình yêu văn chương không đủ lớn. Anh cũng nợ văn chương khi nó đã cho một người trẻ như anh rất nhiều cơ hội. Nếu như không có văn chương, có lẽ giờ này anh đã là một kỹ sư cầu đường đang rong ruổi dặm trường ở một nơi nào đó. Với nền tảng đã có, độc giả có quyền hi vọng và chờ đợi một sự liều lĩnh tận cùng ở Vinh, giống như nhân vật chính trong Chân dung một chàng trai trẻ

Chọn loài cây ưu tiên cho các chương trình trồng rừng - Ng Ngọc Bình, 99 Trang

http://www.thuvienso.info Cùng với các Chương trình trồng rừng tập trung sử dụng nguồn vốn tài trợ quốc tế và phong trào trồng cây phân tán ngày càng phát triển, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (Chương trình 661) được Quốc hội thông qua và Chính phủ chỉ  đạo triển khai trên phạm vi toàn quốc từ năm 1999, bước đầu đã thu được những kết quả khả quan.
Trong quá trình thực hiện các Dự án trồng rừng tại các vùng sinh thái lâm nghiệp, một vấn đề rất quan trọng, được các chủ dự án ở các tỉnh hết sức quan tâm là việc xác định chủng loại và cơ cấu cây trồng rừng, đặc biệt là các loài cây có giá trị về nhiều mặt, có đặc tính sinh thái phù hợp với điều kiện lập địa, được ưu tiên gây trồng trên diện rộng. Để thực hiện tốt những mục tiêu lớn của các dự án trồng rừng, các hoạt động trồng, chăm sóc và làm giàu rừng phải đáp ứng được 3 tiêu chí lớn sau đây:
1.  Phục vụ thiết thực cho sản xuất và đời sống nhân dân: Sản phẩm từ rừng phải đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của xã hội.
2.  Đảm bảo hệ sinh thái rừng bền vững và nâng cao vai trò phòng hộ môi trường của rừng.
3.  Bảo vệ, duy trì và làm giàu thêm tính đa dạng sinh học của rừng Việt Nam.
Trong các chương trình trồng rừng trước đây, đặc biệt là chương trình 327, đã có một số đề xuất danh mục các loài cây trồng rừng áp dụng cho 9 vùng lâm nghiệp (104 loài). Dự án STRAP đề xuất 208 loài cây bản địa tham gia trong các chương trình trồng rừng toàn quốc. Các dự án trên nhấn mạnh vào việc sử dụng các loài cây bản địa để trồng rừng và làm giàu rừng tự nhiên.
Hiện nay, trong quá trình thực hiện Dự án 661 và một số chương trình trồng rừng khác, theo những mục tiêu đã đề ra, công tác trồng rừng và làm giàu rừng chẳng những sử dụng  các loài cây bản địa, đặc hữu ở từng vùng sinh thái  mà còn sử dụng nhiều loài cây nhập nội, sinh trưởng nhanh, mau   đáp  ứng nhu cầu  đa dạng của xã hội. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đưa ra một bảng tổng hợp về cơ cấu cây trồng rừng và phát triển lâm nghiệp cho 9 vùng sinh thái - kinh tế lâm nghiệp trong cả nước để nghiên cứu áp dụng. Từ năm 2000, Dự án giống lâm nghiệp Việt Nam / DANIDA do Chính phủ Đan Mạch tài trợ đã tổ chức 7 cuộc Hội thảo tại các vùng lâm nghiệp và Hội thảo Quốc gia để thảo luận về các tiêu  chí lựa chọn và lập danh mục loài cây ưu tiên phục vụ cho ba mục  đích trồng rừng lớn là rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng  đặc dụng. Trên cơ sở đó, Dự án đã đề xuất danh mục các loài cây ưu tiên cho trồng rừng  gồm 57 loài cho trồng rừng sản xuất, 78 loài cho trồng rừng phòng hộ và 63 loài cho trồng rừng đặc dụng.

Bộ công cụ kỹ năng áp dụng trong phát triển công nghệ có sự tham gia, 33 Trang

http://www.thuvienso.info Tài liệu này được biên soạn phục vụ cho các khoá tập huấn áp dụng phương pháp phát triển công nghệ có sự tham gia (PTD) cho các bên liên quan trong tiến trình thực hiện đề tài: “Xây dựng mô hình quản lí rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số Jrai và Bahnar, tỉnh Gia Lai”. Các thành viên tham gia sau khoá tập huấn sẽ là những người thúc đẩy, hỗ trợ để thực hiện PTD ở các thôn làng hoặc sẽ là người hợp tác với địa phương để tham gia phát triển công nghệ trên các loại đất đai tài nguyên khác nhau, đặc biệt chú trọng đến quản lí sử dụng đất lâm nghiệp.
Tài liệu được viết theo trình tự áp dụng phương pháp PTD trên hiện trường với nông dân. Nó không quá tập trung vào lí thuyết và triết lí của một phương pháp tiếp cận mới – PTD mà cố gắng trình bày theo hướng thực hành, cách thúc đẩy tiếp cận có sự tham gia trong phân tích tình huống để tìm kiếm í tưởng/công nghệ mới trong phát triển nông thôn. Do đó các bước tiếp cận được xây dựng thành các công cụ, thẻ kỹ năng để tiện áp dụng ngay trên hiện trường.
Đối tượng sử dụng và mục tiêu của tài liệu này là:
-  Cán bộ khuyến nông lâm: Nó sẽ được sử dụng như là một hướng dẫn để cán bộ khuyến nông lâm làm công tác thúc đẩy, hỗ trợ nông dân, cộng đồng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, canh tác theo hướng bền vững, thích hợp với nguồn lực tại chổ
-  Cán bộ nghiên cứu: Đây là một trong ba nhân vật trong câu chuyện PTD, họ sẽ sử dụng tài liệu này như là một gợi í về cách tiếp cận để tổ chức các nghiên cứu hành động có sự tham gia của nông dân
-  Các đối tượng khác như là cán bộ quản lí nông lâm, các lãnh đạo địa phương, cán bộ kỹ thuật, các cán bộ tổ chức đoàn thể: Tài liệu này sẽ làm tham khảo cho đối tượng này để họ có thể hỗ trợ cho tiến trình đổi mới sản xuất ở các địa phương.

Bộ công cụ kỹ năng áp dụng trong phát triển công nghệ có sự tham gia, 33 Trang

http://www.thuvienso.info Tài liệu này được biên soạn phục vụ cho các khoá tập huấn áp dụng phương pháp phát triển công nghệ có sự tham gia (PTD) cho các bên liên quan trong tiến trình thực hiện đề tài: “Xây dựng mô hình quản lí rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số Jrai và Bahnar, tỉnh Gia Lai”. Các thành viên tham gia sau khoá tập huấn sẽ là những người thúc đẩy, hỗ trợ để thực hiện PTD ở các thôn làng hoặc sẽ là người hợp tác với địa phương để tham gia phát triển công nghệ trên các loại đất đai tài nguyên khác nhau, đặc biệt chú trọng đến quản lí sử dụng đất lâm nghiệp.
Tài liệu được viết theo trình tự áp dụng phương pháp PTD trên hiện trường với nông dân. Nó không quá tập trung vào lí thuyết và triết lí của một phương pháp tiếp cận mới – PTD mà cố gắng trình bày theo hướng thực hành, cách thúc đẩy tiếp cận có sự tham gia trong phân tích tình huống để tìm kiếm í tưởng/công nghệ mới trong phát triển nông thôn. Do đó các bước tiếp cận được xây dựng thành các công cụ, thẻ kỹ năng để tiện áp dụng ngay trên hiện trường.
Đối tượng sử dụng và mục tiêu của tài liệu này là:
-  Cán bộ khuyến nông lâm: Nó sẽ được sử dụng như là một hướng dẫn để cán bộ khuyến nông lâm làm công tác thúc đẩy, hỗ trợ nông dân, cộng đồng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, canh tác theo hướng bền vững, thích hợp với nguồn lực tại chổ
-  Cán bộ nghiên cứu: Đây là một trong ba nhân vật trong câu chuyện PTD, họ sẽ sử dụng tài liệu này như là một gợi í về cách tiếp cận để tổ chức các nghiên cứu hành động có sự tham gia của nông dân
-  Các đối tượng khác như là cán bộ quản lí nông lâm, các lãnh đạo địa phương, cán bộ kỹ thuật, các cán bộ tổ chức đoàn thể: Tài liệu này sẽ làm tham khảo cho đối tượng này để họ có thể hỗ trợ cho tiến trình đổi mới sản xuất ở các địa phương.

CD Ghi Âm Nội Dung SGK Tiếng Anh Lớp 12 Nâng Cao

Thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT về việc đưa các băng ghi âm tiếng theo nội dung SGK tiếng Anh trung học lên mạng. Đĩa CD ghi âm tiếng Anh theo nội dung SGK Tiếng Anh lớp 12 của Bộ GD&ĐT và được Hội đồng Anh (Bristish Council) tại Hà Nội tổ chức đọc và ghi âm.

Cách Ngôn Bảo Lục - Hạnh Lâm | Dịch: Nguyễn Văn Minh, 191 Trang

http://www.thuvienso.info Tư tưởng cao xa, tinh hoa thâm thúy, của các bậc hiền thánh thường phát hiện trong lời nói câu văn, để lưu truyền mai hậu, ai hay thể nhận, ai chí hướng học hành, tu luyện tâm thân thì phải noi gương học tập những khuôn vàng thước ngọc, cũng như lời hay ý đẹp của cổ nhân, làm phương châm, làm thầy, làm bạn, lĩnh hội được đến chỗ tinh vi, hàm dưỡng uyên nguyên, tu luyện thành người hữu ích cho mình, và cho xã hội.
Cổ nhân có câu rằng "Hành nhi thế vi thiên hạ pháp. Ngôn nhi thế vi thiên hạ tắc: Nghĩa là Bậc thánh nhân quân tử thi hành việc gì là đủ làm phép tắc cho thiên hạ đời ấy qua đời khác. Nói lời nào là đủ làm khuôn phép cho thiên hạ đời đời. Thế thì hành động và lời nói giá trị là đường nào?"
Nay đương lúc tân cựu giao thời, phải chăng trong xã hội cũng có một số quá say đắm trong phồn hoa danh lợi, hầu như quên hết cái đạo làm người.
Âu cũng vì trên tám mươi năm, thực dân đô hộ, đem bả văn minh vật chất, gieo rắc say mê, nhồi sọ cho con em ta, nào tiểu thuyết đầu độc, nào màn ảnh khiêu dâm, đã ru ngủ trong giấc mộng mê ly đi hại ngấm ngầm càng ngày càng thêm khốc liệt. Như vậy nếu không có phương châm cũng như tiếng chuông thức tỉnh con người, lấy chi dìu dắt khuyên răn.
Chúng tôi tự biết tài hèn học mọn dám đâu khua trống trước lôi đình, nhưng sẵn từ xưa, tấm lòng nhiệt huyết, đã gia tâm nghiên cứu, cố gắng sưu tầm, được những tư tưởng quý báu của các bậc hiền thánh, về triết lý cũng như về tinh thần, soạn thành một tập gọi là CÁCH NGÔN BẢO LỤC, chú thích phân minh, lại phụ thêm phần vận văn cho dễ nhớ, những tưởng chỉ là để tu luỵen lấy mình, hoặc dạy con cháu mà thôi, không dám có ý gì cao vọng khác.

Giáo Trình Điện Thoại - Đỗ Hữu Hậu, 63 Trang

Giáo thình này được biên soạn nhằm mục đích giảng dạy cho các lớp sửa chữa ĐTDD  và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của học sinh - sinh viên trong ngành điện tử của nhà trường.
Giáo trình này chủ yếu phân tích các khả năng hư hỏng khi xảy ra hiện tượng hư hỏng trong điện thoại, như vậy đòi hỏi người đọc cần có một kiến thức vững chắc về điện tử cơ bản Người biên soạn đã chọn ra các máy điển hình cho các dòng máy DCT3, DCT4, DCTL,WD2, BB5 của NOKIA ; SAMSUNG; MOTOROLA và Trung Quốc từ các máy này ta có thể vận dụng vào sửa chữa cho tất cả các máy khác Vì tài liệu tham khảo và thời gian có hạn nên không thể nào tránh được thiếu sót mong đọc giả thông cảm, góp ý và bổ sung cho giáo trình được hoàn thiện hơn

Cẩm Nang Gia Công Kim Loại Việt Nam 2009 - Nhiều Tác Giả, 68 Trang



http://www.thuvienso.info Chapter 1  Machine Tools
• VMC: Gia công trục đứng trong hiện tại 
• Dập khuôn 
• Chi tiết cứng nhất 
• Hoạt động hiệp lực 
Chapter 2  Cutting Tools
• Những tiến bộ trong công nghệ tarô đồng bộ tốc độ cao. 
• Phương pháp lạ 
• Xử lý ở nhiệt độ cao 
• Cắt rãnh hiện đại 
• Sự phát triển của kỹ thuật sơn phủ 
• Công nghệ khoan: nhanh hơn rất nhiều 
Chapter 3  Metrology
• Công nghệ chính xác: Hiện thân của tính đa năng 
• Tìm hiểu về gá kẹp 
• Phương pháp đo lường di động 
• Bộ cảm biến và đầu dò: Các vấn đề nhạy cảm 
• Hệ thống đo lường: Chọn lựa đúng 
Chapter 4  CAD/CAM Software
• Tái sử dụng thiết kế, tiết kiệm thời gian 
• Thay đổi tốt hơn 
• CAD/CAM: Công cụ thiết kế tinh gọn tuyệt vời 
Events
• Bình luận sự kiện: Triển lãm MTA Việt Nam 2009

Cẩm Nang Gia Công Kim Loại Việt Nam 2010 - Nhiều Tác Giả, 68 Trang



http://www.thuvienso.info Chapter 1  Machine Tools
• Công nghệ 5 trục: Sự mài sắc Cánh Tua-Bin  
• Tốc độ cao xuyên qua các tấm kim loại mỏng 
• Khi thiết bị đáp ứng CNC  
• Chất Lượng Đóng Gói Bao Bì Trong Công Tác Gia Công Đột Dập 
• Trong Hệ thống điều khiển 
Chapter 2  Cutting Tools
• HSM: Chìa Khóa Mang Lại Năng Suất Cao Hơn 
• Chế tạo cắt ren:Hướng tới Cắt, Cán hoặc Định hình? 
• Tối Đa Hóa Quy Trình Thiết Kế Và Chế Tạo Khuôn 
• Công nghệ tiện: Những Điều tiềm ẩn 
Chapter 3  Metrology
• Các Thông Số Về Hình Dạng & Bề Mặt  
• Dụng cụ kẹp/mâm kẹp chân không: Định vị/giữ thiết bị tại vị trí 
• Máy CMM được sản xuất như thế nào 
• 1,2 triệu lần thay đổi dụng cụ vừa ý 
• Máy CMM: Phát triển cùng thời đại 
Chapter 4  CAD/CAM Software
• Những phát triển của CAD/CAM: Bước đột phá/sự dữ dội 
• Phần mềm ứng dụng 
• Năng Suất Trong Ngành Công Nghiệp Hàng Không Vũ Trụ 
• Nhỏ Nhưng Mau Lẹ Và Chính Xác 
Chapter 5  Metalworking Fluids
• Những chất lỏng trong công nghiệp gia công chế tạo kim loại:
Đáp ứng những quy định mới

Cẩm Nang Người Tư Vấn Kinh Doanh và Đầu Tư CK - Lê Văn Thủy, 338 Trang



http://www.thuvienso.info Cuốn sách này được biên soạn dựa trên những kiến thức của tác giả có được, cùng với những năm kinh nghiệm khi đầu tư chứng khoán. Bên cạnh đó, để cho cuốn sách thực sự có chất lượng, tác giả đã trao đổi và làm việc với rất nhiều nhà đầu tư để nắm bắt và cùng chia sẻ với họ những kinh nghiệm trong đầu tư chứng khoán, những gì nên làm và những gì nên tránh. Ngoài ra, sách còn kết hợp những thông tin có chiều sâu, những kinh nghiệm quí báu và bổ ích được khai thác từ các nguồn khác nhau như báo chí, internet và các diễn đàn đầu tư chứng khoán...
Chứng khoán là lĩnh vực đầu tư còn mới mẻ so với đại đa số người dân Việt Nam. Lĩnh vực đầu tư đầy hấp dẫn này trong ít năm nữa sẽ vô cùng sôi động. Cùng với các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà đầu tư trong nước sẽ tham gia rất mạnh mẽ trong những năm tới. Nhưng vấn đề quan trọng  nhất là để thành công và kiếm được tiền từ đầu tư chứng khoán không phải là điều dễ dàng. Nói một cách ngắn gọn, tỷ lệ nhà đầu tư thành công trên TTCKVN tương đối ít, mà thất bại thì nhiều hơn là thành công. Những người hòa vốn và kiếm được chút ít cũng được coi là thành công trong thị trường còn đầy non trẻ.
Cuốn sách này được biên soạn dựa trên những kiến thức của tác giả có được, cùng với những năm kinh nghiệm khi đầu tư chứng khoán. Bên cạnh đó, để cho cuốn sách thực sự có chất lượng, tác giả đã trao đổi và làm việc với rất nhiều nhà đầu tư để nắm bắt và cùng chia sẻ với họ những kinh nghiệm trong đầu tư chứng khoán, những gì nên làm và những gì nên tránh. Ngoài ra, sách còn kết hợp những thông tin có chiều sâu, những kinh nghiệm quí báu và bổ ích được khai thác từ các nguồn khác nhau như báo chí, internet và các diễn đàn đầu tư chứng khoán...
Phần I: Tổng quan về thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Chương 1: Thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Chương 2: Các hoạt động và phương thức giao dịch trên thị trường chứng khoán
Phần II: Kỹ năng phân tích đầu tư chứng khoán
Chương 1: Kỹ thuật phân tích đầu tư vào chứng khoán của doanh nghiệp
Chương 2: Kỹ thuật phân tích, đánh giá thông tin và nguồn thông tin
Chương 3: Kỹ thuật tổng hợp, phân tích và dự báo thị trường
Phần III: Các giải pháp kỹ thuật "Chơi chứng khoán"
Chương 1: Các kỹ thuật "Chơi chứng khoán" cho nhà đầu tư mới vào nghề
Chương 2: Kinh nghiệm thực tiễn của một số nhà đầu tư chứng khoán tại Việt Nam và thế giới
Chương 3: Một số bí quyết trong đầu tư kinh doanh chứng khoán

Cẩm Nang Người Tư Vấn Kinh Doanh và Đầu Tư CK - Lê Văn Thủy, 338 Trang



http://www.thuvienso.info Cuốn sách này được biên soạn dựa trên những kiến thức của tác giả có được, cùng với những năm kinh nghiệm khi đầu tư chứng khoán. Bên cạnh đó, để cho cuốn sách thực sự có chất lượng, tác giả đã trao đổi và làm việc với rất nhiều nhà đầu tư để nắm bắt và cùng chia sẻ với họ những kinh nghiệm trong đầu tư chứng khoán, những gì nên làm và những gì nên tránh. Ngoài ra, sách còn kết hợp những thông tin có chiều sâu, những kinh nghiệm quí báu và bổ ích được khai thác từ các nguồn khác nhau như báo chí, internet và các diễn đàn đầu tư chứng khoán...
Chứng khoán là lĩnh vực đầu tư còn mới mẻ so với đại đa số người dân Việt Nam. Lĩnh vực đầu tư đầy hấp dẫn này trong ít năm nữa sẽ vô cùng sôi động. Cùng với các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà đầu tư trong nước sẽ tham gia rất mạnh mẽ trong những năm tới. Nhưng vấn đề quan trọng  nhất là để thành công và kiếm được tiền từ đầu tư chứng khoán không phải là điều dễ dàng. Nói một cách ngắn gọn, tỷ lệ nhà đầu tư thành công trên TTCKVN tương đối ít, mà thất bại thì nhiều hơn là thành công. Những người hòa vốn và kiếm được chút ít cũng được coi là thành công trong thị trường còn đầy non trẻ.
Cuốn sách này được biên soạn dựa trên những kiến thức của tác giả có được, cùng với những năm kinh nghiệm khi đầu tư chứng khoán. Bên cạnh đó, để cho cuốn sách thực sự có chất lượng, tác giả đã trao đổi và làm việc với rất nhiều nhà đầu tư để nắm bắt và cùng chia sẻ với họ những kinh nghiệm trong đầu tư chứng khoán, những gì nên làm và những gì nên tránh. Ngoài ra, sách còn kết hợp những thông tin có chiều sâu, những kinh nghiệm quí báu và bổ ích được khai thác từ các nguồn khác nhau như báo chí, internet và các diễn đàn đầu tư chứng khoán...
Phần I: Tổng quan về thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Chương 1: Thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Chương 2: Các hoạt động và phương thức giao dịch trên thị trường chứng khoán
Phần II: Kỹ năng phân tích đầu tư chứng khoán
Chương 1: Kỹ thuật phân tích đầu tư vào chứng khoán của doanh nghiệp
Chương 2: Kỹ thuật phân tích, đánh giá thông tin và nguồn thông tin
Chương 3: Kỹ thuật tổng hợp, phân tích và dự báo thị trường
Phần III: Các giải pháp kỹ thuật "Chơi chứng khoán"
Chương 1: Các kỹ thuật "Chơi chứng khoán" cho nhà đầu tư mới vào nghề
Chương 2: Kinh nghiệm thực tiễn của một số nhà đầu tư chứng khoán tại Việt Nam và thế giới
Chương 3: Một số bí quyết trong đầu tư kinh doanh chứng khoán

Chữ Quốc Ngữ Bành Trướng từ Nam ra Bắc - Nguyễn Phú Phong, 14 Trang



qqChữ Quốc Ngữ (viết tắt là Quốc Ngữ) là hệ thống chữ viết chính thức hiện nay của tiếng Việt. Hệ thống này được xây dựng dựa trên chữ cái Latinh (cụ thể là trực tiếp từ chữ cái Bồ Đào Nha) thêm các chữ ghép và 9 dấu phụ — 4 dấu tạo ra các âm mới, và năm dấu còn lại dành cho thể hiện thanh điệu của từ. Hai loại dấu phụ có thể được viết cùng trên một chữ cái nguyên âm.
Bảng chữ cái tiếng Việt có 29 chữ cái, theo thứ tự:
A     Ă     Â     B     C     D     Đ     E     Ê     G     H     I     K     L     M     N     O     Ô     Ơ     P     Q     R     S     T     U     Ư     V     X     Y
a     ă     â     b     c     d     đ     e     ê     g     h     i     k     l     m     n     o     ô     ơ     p     q     r     s     t     u     ư     v     x     y
Ngoài ra, có 9 chữ ghép đôi và 1 chữ ghép ba.
CH GH GI KH NG NGH NH PH TH TR
Trước đây, các chữ ghép này được coi như một chữ cái độc lập và có thể được tìm thấy trong từ điển cũ. Ngày nay chúng không được coi là chữ cái độc lập mà là chữ ghép; ví dụ trong việc xếp thứ tự, "CH" nằm giữa "CA" và "CO" trong các từ điển hiện đại.
Các chữ cái "F", "J", "W" và "Z" không có trong bảng chữ cái tiếng Việt, nhưng có thể bắt gặp trong các từ vay mượn từ tiếng nước ngoài. "W" thỉnh thoảng được dùng trong cách viết tắt thay "Ư". Hiện đang có ý kiến cho rằng, cần bổ sung thêm bốn chữ cái kể trên vào bảng chữ cái tiếng Việt để hợp thức hóa cách sử dụng để đáp ứng sự phát triển của tiếng Việt hiện đại

Chữ Quốc Ngữ Bành Trướng từ Nam ra Bắc - Nguyễn Phú Phong, 14 Trang



qqChữ Quốc Ngữ (viết tắt là Quốc Ngữ) là hệ thống chữ viết chính thức hiện nay của tiếng Việt. Hệ thống này được xây dựng dựa trên chữ cái Latinh (cụ thể là trực tiếp từ chữ cái Bồ Đào Nha) thêm các chữ ghép và 9 dấu phụ — 4 dấu tạo ra các âm mới, và năm dấu còn lại dành cho thể hiện thanh điệu của từ. Hai loại dấu phụ có thể được viết cùng trên một chữ cái nguyên âm.
Bảng chữ cái tiếng Việt có 29 chữ cái, theo thứ tự:
A     Ă     Â     B     C     D     Đ     E     Ê     G     H     I     K     L     M     N     O     Ô     Ơ     P     Q     R     S     T     U     Ư     V     X     Y
a     ă     â     b     c     d     đ     e     ê     g     h     i     k     l     m     n     o     ô     ơ     p     q     r     s     t     u     ư     v     x     y
Ngoài ra, có 9 chữ ghép đôi và 1 chữ ghép ba.
CH GH GI KH NG NGH NH PH TH TR
Trước đây, các chữ ghép này được coi như một chữ cái độc lập và có thể được tìm thấy trong từ điển cũ. Ngày nay chúng không được coi là chữ cái độc lập mà là chữ ghép; ví dụ trong việc xếp thứ tự, "CH" nằm giữa "CA" và "CO" trong các từ điển hiện đại.
Các chữ cái "F", "J", "W" và "Z" không có trong bảng chữ cái tiếng Việt, nhưng có thể bắt gặp trong các từ vay mượn từ tiếng nước ngoài. "W" thỉnh thoảng được dùng trong cách viết tắt thay "Ư". Hiện đang có ý kiến cho rằng, cần bổ sung thêm bốn chữ cái kể trên vào bảng chữ cái tiếng Việt để hợp thức hóa cách sử dụng để đáp ứng sự phát triển của tiếng Việt hiện đại