Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Trí Tuệ Đám Đông - James Surowiecki | Dịch: Nguyễn Thị Yến, 384 Trang

http://www.thuvienso.info Giới thiệu về nội dung
Trí tuệ đám đông đưa ra một giả thuyết đơn giản đến mức dễ gây lầm tưởng, thậm chí có phần kì quặc: Để đưa ra một quyết định đúng đắn hay giải quyết một vấn đề nào đó thì những đám đông luôn tỏ ra thông minh hơn một vài chuyên gia riêng lẻ. Đây là cuốn sách đưa ra một cách kiến giải hoàn toàn mới về sự vận hành thực sự của thế giới.
Trí tuệ đám đông trình bày lịch sử của một ý niệm hàm chứa trong nó những bài học sâu sắc đối với việc điều hành kinh doanh, tổ chức xã hội, cơ cấu hệ thống chính trị, chống chủ nghĩa khủng bố và suy nghĩ về tương lai của chúng ta.
Các nguyên tắc được James Surowiecki trình bày đa dạng và phong phú đến mức đáng ngạc nhiên: từ những hành vi trong kinh tế đến cơ chế hoạt động của loài ong và cả sự cập nhật trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Những ví dụ được đưa ra trong cuốn sách đều rất sống động, bất ngờ và dí dỏm. Từ đó, Surowiecki rút ra những kết luận thông minh và gây sốc về xã hội, thị trường tự do, nghiên cứu khoa học, môi trường và thậm chí cả giá trị của hình thái chính phủ dân chủ.
Trí tuệ đám đông chắc chắn sẽ hấp dẫn nhiều độc giả bởi James Surowiecki đã chỉ ra, theo một cách thức hoàn toàn mới, sự vận hành thực sự của thế giới này.
Mời bạn đón đọc.

Khảo luận thứ hai về chính quyền - John Locke | Dịch: Tuấn Huy, 307 Trang

http://www.thuvienso.info Chương I - Mở đầu
Chương II - Về trạng thái tự nhiên
Chương III - Về trạng thái chiến tranh
Chương IV - Về tình trạng nô lệ
Chương V - Về sở hữu
Chương VI - Về quyền lực gia trưởng
Chương VII - Về xã hội chính trị và xã hội dân sự
Chương VIII - Về sự khởi đầu của xã hội chính trị
Chương IX - Về mục đích của xã hội chính trị và của chính quyền
Chương X - Về các hình thức của cộng đồng quốc gia
Chương XI - Về phạm vi của cơ quan quyền lực lập pháp
Chương XII - Về cơ quan lập pháp, hành pháp và quyền liên hiệp của cộng đồng quốc gia
Chương XIII - Về sự phụ thuộc của các cơ quan quyền lực thuộc cộng đồng quốc gia
Chương XIV - Về đặc quyền hành động
Chương XV - Về quyền lực gia trưởng, quyền lực chính trị và quyền lực chuyên chính khi xem xét chung
Chương XVI - Về sự chinh phạt
Chương XVII - Về sự tiếm quyền
Chương XVIII - Về chế độ chuyên chế
Chương XIX - Về sự giải thể của chính quyền
Là một trong những danh tác chính trị thế giới, cuốn sách này vừa tiếp nối dòng chảy liên tục của tư tưởng nhân loại về phạm trù “nhà nước”, “quyền lực” từ thời Hy Lạp - La Mã cổ đại đến thời Phục hưng, vừa góp phần tạo tiền đề trực tiếp cho trào lưu Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII và ghi dấu ấn rõ nét trong tư duy và hành động của các nhà lập quốc Mỹ sau này. Triết gia người Anh John Locke (1632 - 1704) là một trong những tên tuổi nổi bật nhất trong lịch sử tư tưởng phương Tây thế kỷ XVII và được xem là một trong những cội nguồn tri thức của phong trào Khai sáng của châu Âu. Cuốn sách “Khảo luận thứ hai về chính quyền” của Locke là một chuyên luận về nguồn gốc, phạm vi và mục đích chân chính của chính quyền dân sự. Với tác phẩm này, Locke đã trực tiếp đưa ra học thuyết của mình về nhà nước.
Nguồn gốc của chính quyền. Những luận giải của Locke về sự ra đời của nhà nước - chính quyền gợi sự liên tưởng đến một triết gia khác của Anh là Thomas Hobbes (1588 - 1679). Nếu như Thomas Hobbes quan niệm “nhân chi sơ tính bản ác” thì John Locke lại cho rằng bản tính của con người được quyết định bởi lý trí và lòng bao dung. Tuy nhiên, cả hai tác giả này đều lý giải sự xuất hiện của nhà nước trên cơ sở một giao ước chung của cộng đồng - khế ước xã hội.