Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Khảo luận thứ hai về chính quyền - John Locke | Dịch: Tuấn Huy, 307 Trang

http://www.thuvienso.info Chương I - Mở đầu
Chương II - Về trạng thái tự nhiên
Chương III - Về trạng thái chiến tranh
Chương IV - Về tình trạng nô lệ
Chương V - Về sở hữu
Chương VI - Về quyền lực gia trưởng
Chương VII - Về xã hội chính trị và xã hội dân sự
Chương VIII - Về sự khởi đầu của xã hội chính trị
Chương IX - Về mục đích của xã hội chính trị và của chính quyền
Chương X - Về các hình thức của cộng đồng quốc gia
Chương XI - Về phạm vi của cơ quan quyền lực lập pháp
Chương XII - Về cơ quan lập pháp, hành pháp và quyền liên hiệp của cộng đồng quốc gia
Chương XIII - Về sự phụ thuộc của các cơ quan quyền lực thuộc cộng đồng quốc gia
Chương XIV - Về đặc quyền hành động
Chương XV - Về quyền lực gia trưởng, quyền lực chính trị và quyền lực chuyên chính khi xem xét chung
Chương XVI - Về sự chinh phạt
Chương XVII - Về sự tiếm quyền
Chương XVIII - Về chế độ chuyên chế
Chương XIX - Về sự giải thể của chính quyền
Là một trong những danh tác chính trị thế giới, cuốn sách này vừa tiếp nối dòng chảy liên tục của tư tưởng nhân loại về phạm trù “nhà nước”, “quyền lực” từ thời Hy Lạp - La Mã cổ đại đến thời Phục hưng, vừa góp phần tạo tiền đề trực tiếp cho trào lưu Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII và ghi dấu ấn rõ nét trong tư duy và hành động của các nhà lập quốc Mỹ sau này. Triết gia người Anh John Locke (1632 - 1704) là một trong những tên tuổi nổi bật nhất trong lịch sử tư tưởng phương Tây thế kỷ XVII và được xem là một trong những cội nguồn tri thức của phong trào Khai sáng của châu Âu. Cuốn sách “Khảo luận thứ hai về chính quyền” của Locke là một chuyên luận về nguồn gốc, phạm vi và mục đích chân chính của chính quyền dân sự. Với tác phẩm này, Locke đã trực tiếp đưa ra học thuyết của mình về nhà nước.
Nguồn gốc của chính quyền. Những luận giải của Locke về sự ra đời của nhà nước - chính quyền gợi sự liên tưởng đến một triết gia khác của Anh là Thomas Hobbes (1588 - 1679). Nếu như Thomas Hobbes quan niệm “nhân chi sơ tính bản ác” thì John Locke lại cho rằng bản tính của con người được quyết định bởi lý trí và lòng bao dung. Tuy nhiên, cả hai tác giả này đều lý giải sự xuất hiện của nhà nước trên cơ sở một giao ước chung của cộng đồng - khế ước xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét