Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Chọn loài cây ưu tiên cho các chương trình trồng rừng - Ng Ngọc Bình, 99 Trang

http://www.thuvienso.info Cùng với các Chương trình trồng rừng tập trung sử dụng nguồn vốn tài trợ quốc tế và phong trào trồng cây phân tán ngày càng phát triển, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (Chương trình 661) được Quốc hội thông qua và Chính phủ chỉ  đạo triển khai trên phạm vi toàn quốc từ năm 1999, bước đầu đã thu được những kết quả khả quan.
Trong quá trình thực hiện các Dự án trồng rừng tại các vùng sinh thái lâm nghiệp, một vấn đề rất quan trọng, được các chủ dự án ở các tỉnh hết sức quan tâm là việc xác định chủng loại và cơ cấu cây trồng rừng, đặc biệt là các loài cây có giá trị về nhiều mặt, có đặc tính sinh thái phù hợp với điều kiện lập địa, được ưu tiên gây trồng trên diện rộng. Để thực hiện tốt những mục tiêu lớn của các dự án trồng rừng, các hoạt động trồng, chăm sóc và làm giàu rừng phải đáp ứng được 3 tiêu chí lớn sau đây:
1.  Phục vụ thiết thực cho sản xuất và đời sống nhân dân: Sản phẩm từ rừng phải đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của xã hội.
2.  Đảm bảo hệ sinh thái rừng bền vững và nâng cao vai trò phòng hộ môi trường của rừng.
3.  Bảo vệ, duy trì và làm giàu thêm tính đa dạng sinh học của rừng Việt Nam.
Trong các chương trình trồng rừng trước đây, đặc biệt là chương trình 327, đã có một số đề xuất danh mục các loài cây trồng rừng áp dụng cho 9 vùng lâm nghiệp (104 loài). Dự án STRAP đề xuất 208 loài cây bản địa tham gia trong các chương trình trồng rừng toàn quốc. Các dự án trên nhấn mạnh vào việc sử dụng các loài cây bản địa để trồng rừng và làm giàu rừng tự nhiên.
Hiện nay, trong quá trình thực hiện Dự án 661 và một số chương trình trồng rừng khác, theo những mục tiêu đã đề ra, công tác trồng rừng và làm giàu rừng chẳng những sử dụng  các loài cây bản địa, đặc hữu ở từng vùng sinh thái  mà còn sử dụng nhiều loài cây nhập nội, sinh trưởng nhanh, mau   đáp  ứng nhu cầu  đa dạng của xã hội. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đưa ra một bảng tổng hợp về cơ cấu cây trồng rừng và phát triển lâm nghiệp cho 9 vùng sinh thái - kinh tế lâm nghiệp trong cả nước để nghiên cứu áp dụng. Từ năm 2000, Dự án giống lâm nghiệp Việt Nam / DANIDA do Chính phủ Đan Mạch tài trợ đã tổ chức 7 cuộc Hội thảo tại các vùng lâm nghiệp và Hội thảo Quốc gia để thảo luận về các tiêu  chí lựa chọn và lập danh mục loài cây ưu tiên phục vụ cho ba mục  đích trồng rừng lớn là rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng  đặc dụng. Trên cơ sở đó, Dự án đã đề xuất danh mục các loài cây ưu tiên cho trồng rừng  gồm 57 loài cho trồng rừng sản xuất, 78 loài cho trồng rừng phòng hộ và 63 loài cho trồng rừng đặc dụng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét