Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Đất Nam Kỳ tiền đề văn hóa mở đạo Cao Đài - Huệ Khải, 104 Trang



qqChuyên khảo này nguyên là bài nói chuyện tại Cơ quan Phổ thông Giáo lý Đại đạo vào ngày 08-11-1999 (01-10 Kỷ Mão). Sau đó, một phần nội dung chủ yếu đã lần lượt đăng trên tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (Huế, hai số quý 2 và quý 3-2004), và tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Hà Nội, hai số tháng 9 và tháng 10-2004). Bản dịch tiếng Anh in kèm theo chuyên khảo này sẽ không thể gởi đến quý bạn đọc nếu như tôi thiếu sự trợ giúp rất quý hóa của bào đệ Lê Anh Minh và hiền huynh Lê Quang Minh. Thật vậy, bào đệ Anh Minh đã miệt mài cộng tác cùng tôi trong việc chuyển ngữ. Với kinh nghiệm của một giảng viên tiếng Anh, hiền huynh Quang Minh đã dành nhiều thời gian đọc kỹ lại bản dịch và nhuận sắc rất công phu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cả hai vị. Sau cùng, tôi xin cảm ơn tất cả các tác giả có tác phẩm được trích dẫn trong chuyên khảo này. Các thông tin khả tín của các vị ấy đã giúp bài viết của tôi được phong phú thêm rất nhiều.
Trong chuyên khảo Peasant politics and religious sectarianism: Peasant and priest in the Cao Dai in Viet Nam (Chính trị nông dân và giáo phái: Nông dân và thầy tu trong đạo Cao Đài ở Việt Nam), Jayne Susan Werner viết: “Đạo Cao Đài được thành lập ở Sài Gòn năm 1925 (...). Không lâu sau khi thành lập, tôn giáo mới này đã có được đông đảo tín đồ ở khắp cả Nam Kỳ.”(1)
Căn cứ theo “Số ước lượng tín đồ Cao Đài do Thống đốc Nam Kỳ cho biết, trong một báo cáo gởi Toàn quyền Đông Dương ngày 14-12-1934. Hồ sơ riêng của Thống đốc Pagès”(2) Werner viết: “Vào khoảng năm 1930, có từ năm trăm ngàn tới một triệu nông dân theo Đạo, trong lúc tổng số dân là từ bốn tới bốn triệu rưỡi.”(3) Con số nửa triệu hay một triệu tín đồ như dẫn trên trong thực tế đã từng gây ra nhiều tranh luận. Như một

Read more: http://www.thuvienso.info/index.php/component/thuvientructuyen/chitiet/xem/3490/dat-nam-ky-tien-de-van-hoa-mo-dao-cao-dai-hue-khai-104-trang#ixzz1slhNgV00

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét