Hiện tượng học tinh thần, tác phẩm lớn và thiên tài của Hegel, đồng thời cũng là một trong các tác phẩm khó nhất và tham vọng nhất của triết văn thế giới - lần đầu tiên được dịch sang tiếng Việt và được chú thích, chú giải cặn kẽ nhân chuẩn bị kỷ niệm 200 năm nay ra đời tác phẩm vĩ đại này (1807 - 2007).
Tập sách này trình bày cái biết đang trở thành (das werdende Wissen). Hiện tượng học Tinh thần có nhiệm vụ thay chỗ cho những giải thích có tính tâm lý học hay cho cả những biện giải trừu tượng về việc đặt cơ sở cho cái biết. Nó xem xét việc chuẩn bị để đi đến với khoa học từ một cách nhìn làm cho việc chuẩn bị ấy là một khoa học đầu tiên, mới mẻ và lý thú của Triết học. Nó bao hàm những hình thái khác nhau của Tinh thần như là những chặng đường của con đường đưa Tinh thần trở thành cái biết thuần túy hay Tinh thần tuyệt đối. Vì thế, cái biết thuần túy được xem xét trong các bộ phận chủ yếu của môn khoa học [hiện tượng học] vốn được chia ra thành: ý thức, Tự-ý thức, lý tính quan sát và lý tính hành động, bản thân Tinh thần với tư cách là Tinh thần đạo đức [xã hội], Tinh thần được đào luyện trong thế giới văn hóa và Tinh thần luân lý và sau cùng như là Tinh thần tôn giáo trong những hình thức khác nhau của nó. Sự phong phú của các hiện tượng của Tinh thần thoạt nhìn như một sự hỗn mang ấy được đưa vào một trật tự khoa học. | Trật tự ấy trình bày các hiện tượng này dựa theo tính tất yếu của chúng, trong đó những hiện tượng chưa hoàn hảo tự giải thể và quá độ sang những hiện tượng cao hơn như là chân lý [hay sự thật] sát cận nhất của chúng. Chúng sẽ tìm thấy chân lý [hay sự thật] tối hậu thoạt đầu ở trong tôn giáo, rồi ở trong khoa học [Triết học tư biện] như là kết quả của cái Toàn bộ”. Trong tinh thần ấy, ở thời điểm năm 1807, ông xem HTHTT là “phần thứ nhất” của cả hệ thống; tiếp theo đó là phần hai, tức bản thân triết học tư biện hay “Khoa học lô-gíc”, và hai phần tiếp theo nữa sẽ bàn về Tự nhiên và Tinh thần. “Hiện tượng học” khác với “Khoa học lô-gíc” ở chỗ nó đứng trên bình diện “ý thức” và “tính thế giới” (Weltlichkeit) (§34), trong khi Khoa học lô-gíc đã để lại sau lưng sự đối lập giữa ý thức và đối tượng, - hay nói khác đi, giữa sự xác tín chủ quan và chân lý khách quan. Do đó, ở §36, Hegel sẽ gọi “Hiện tượng học” là “khoa học về kinh nghiệm mà ý thức trải qua”. Kinh nghiệm ấy (của ý thức trong toàn bộ quan hệ với thế giới) là thiết yếu cho việc thấu hiểu được bản thân tồn tại: nó không thể bị loại bỏ mà được “vượt bỏ”, tức được bảo lưu và nâng cao. Một thuyết “giáo điều” cứng nhắc chỉ dựa trên một nguyên tắc trừu tượng, không thoát thai từ “kinh nghiệm của ý thức” không phải là “chân lý triết học
Tập sách này trình bày cái biết đang trở thành (das werdende Wissen). Hiện tượng học Tinh thần có nhiệm vụ thay chỗ cho những giải thích có tính tâm lý học hay cho cả những biện giải trừu tượng về việc đặt cơ sở cho cái biết. Nó xem xét việc chuẩn bị để đi đến với khoa học từ một cách nhìn làm cho việc chuẩn bị ấy là một khoa học đầu tiên, mới mẻ và lý thú của Triết học. Nó bao hàm những hình thái khác nhau của Tinh thần như là những chặng đường của con đường đưa Tinh thần trở thành cái biết thuần túy hay Tinh thần tuyệt đối. Vì thế, cái biết thuần túy được xem xét trong các bộ phận chủ yếu của môn khoa học [hiện tượng học] vốn được chia ra thành: ý thức, Tự-ý thức, lý tính quan sát và lý tính hành động, bản thân Tinh thần với tư cách là Tinh thần đạo đức [xã hội], Tinh thần được đào luyện trong thế giới văn hóa và Tinh thần luân lý và sau cùng như là Tinh thần tôn giáo trong những hình thức khác nhau của nó. Sự phong phú của các hiện tượng của Tinh thần thoạt nhìn như một sự hỗn mang ấy được đưa vào một trật tự khoa học. | Trật tự ấy trình bày các hiện tượng này dựa theo tính tất yếu của chúng, trong đó những hiện tượng chưa hoàn hảo tự giải thể và quá độ sang những hiện tượng cao hơn như là chân lý [hay sự thật] sát cận nhất của chúng. Chúng sẽ tìm thấy chân lý [hay sự thật] tối hậu thoạt đầu ở trong tôn giáo, rồi ở trong khoa học [Triết học tư biện] như là kết quả của cái Toàn bộ”. Trong tinh thần ấy, ở thời điểm năm 1807, ông xem HTHTT là “phần thứ nhất” của cả hệ thống; tiếp theo đó là phần hai, tức bản thân triết học tư biện hay “Khoa học lô-gíc”, và hai phần tiếp theo nữa sẽ bàn về Tự nhiên và Tinh thần. “Hiện tượng học” khác với “Khoa học lô-gíc” ở chỗ nó đứng trên bình diện “ý thức” và “tính thế giới” (Weltlichkeit) (§34), trong khi Khoa học lô-gíc đã để lại sau lưng sự đối lập giữa ý thức và đối tượng, - hay nói khác đi, giữa sự xác tín chủ quan và chân lý khách quan. Do đó, ở §36, Hegel sẽ gọi “Hiện tượng học” là “khoa học về kinh nghiệm mà ý thức trải qua”. Kinh nghiệm ấy (của ý thức trong toàn bộ quan hệ với thế giới) là thiết yếu cho việc thấu hiểu được bản thân tồn tại: nó không thể bị loại bỏ mà được “vượt bỏ”, tức được bảo lưu và nâng cao. Một thuyết “giáo điều” cứng nhắc chỉ dựa trên một nguyên tắc trừu tượng, không thoát thai từ “kinh nghiệm của ý thức” không phải là “chân lý triết học
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét