Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

Văn Minh Cái Đòn Gánh - Hoàng Long Hải | Tuệ Chương

Ngoại trừ những người Việt Nam sinh ra và lớn lên ở hải ngoại, đối với người ở trong nước, ít ai là không biết cái đòn gánh. Đòn gánh là một dụng cụ rất quen thuộc, rất cần thiết cho người Việt Nam, nhất là đối với các gia đình nông dân vàlao động ở thành thị mà các bà các cô rất hay dùng. Xem ra, các dân tộc trên thế giới, người đàn bà, con gái không nơi nào dùng đòn gánh như người Việt Nam. Người Tây phương, người Ả Rập, người Phi Châu, người Mỹ, Nam Mỹ, họ chỉ đội trên đầu, tay xách hay ôm, vai mang (như mang ba-lô) chớ không gánh như người Việt Nam.
Có lẽ nền “Văn Minh Cây Tre” sinh ra “Văn Minh Cái Đòn Gánh” bởi vì cây đòn gánh làm bằng tre, không làm bằng gỗ. Gỗ cứng ngắt, không uyển chuyển, không “mềm” nên không làm đòn gánh được. Đòn gánh làm bằng gỗ gánh đau vai lắm. Đòn gánh làm bằng tre uyển chuyển hơn, hai đầu nặng của đòn gánh nhún nhảy hơn nên đỡ đau vai nhiều. Người Việt Nam dùng tre trong nhiều việc, cũng từ đó mà sinh ra cây đòn gánh để người ta dùng.
Đòn gánh thường làm bằng tre đực (tre đực là tre đặc ruột), bị đẻo mất mộ nửa, giữa hơi dày để chịu sức nặng, hai đầu hơi mỏng để dễ uyển chuyển. Đầu đòn gánh có mấu để giữ cho đầu gióng không di chuyển được, không vuột ra khỏi đòn gánh. Có khi ở đoạn giữa đòn gánh, người ta cặp thêm một đoạn tre ngắn để chịu được nhiều sức nặng hơn. Gánh những món hàng tương đối nhẹ, như bán chè, bán cháo… người ta dùng loại đòn gánh không cặp thêm cho nhẹ vai. Với những vật dụng nặng hơn như gánh lúa, gánh gạo, người ta dùng loại đòn gánh có cặp thêm tre. Với những món hàng nặng hơn nữa, như cá, củi, than, người ta không dùng loại đòn gánh ngang bằng mà dùng loại hai đầu cong vễnh lên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét