Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

[Audio Book] A Di Đà Kinh Yếu Giải - Tuệ Nhuận | Đọc: Tâm Từ (PDF MP3)

http://www.thuvienso.info Nguyên là chư Phật thương xót lũ người mê, phải tùy căn cơ của mỗi người mà bố thí cho lời giáo hóa. Đưa người tới đích bằng phương tiện, tuy chỉ có một đích thôi, tất phải dùng nhiều phương tiện. Trong hết thảy các pháp phương tiện, tìm lấy một pháp rất thẳng, rất mau, rất tròn, rất chóng, thì không pháp nào bằng pháp niệm Phật cầu sinh Tịnh Độ. Lại trong các pháp niệm Phật, tìm lấy một pháp rất giản dị, rất ổn đáng thì không pháp nào bằng pháp “ tín, nguyện, niệm Phật “. Thế cho nên ba bộ kinh nói về Tịnh Độ đều có lưu hành, mà cổ nhân chỉ chọn lấy một bộ kinh A Di Đà làm khóa tụng hàng ngày. Thế chẳng phải là một pháp trì danh ấy hợp với tất cả ba hạng người : Thượng căn, trung căn, hạ căn , tóm thâu được cả phần sự, phần lý không còn thiếu sót. Cả Thiền tông và các giáo môn khác cũng không thể ra ngoài được pháp trì danh này, Thực là một pháp chẳng thể nghĩ bàn vậy.
Về việc chú thích và giải nghĩa kinh này, thời nào cũng không thiếu người, nhưng để lại ở đời thì không có mấy. Bộ sách sớ sao của ngài Vân Thê thì rộng lơn tinh vi. Bộ Viên Trung Sao của ngài U Khê thì cao cả, sâu rộng, như hai vầng mặt trời, mặt trăng ở giữa trời. Ai có mắt mà chẳng thấy rõ ? Chỉ vì văn chương giàu có lắm, nghĩa lý phồn thịnh nhiều, không bờ, không bến chẳng ai đo lường được, đến nỗi những người mới học, biết ít khó bề noi lên để mở lòng tin,và phát nguyện. Cho nên tôi chẳng quản ngu hèn, lại trước thuật sách yếu giải này, chẳng dám cùng hai ông cạnh tranh mà lập dị và cũng chẳng dám cố ép cho được đồng ý với hai ông.
Trước hết tôi rút ở trong những câu văn của bộ kinh này lấy 5 tầng nghĩa lý huyền vi mà giải thích:
1 – Thích nghĩa rõ cái tên đề của bộ kinh
2 – Biện luận thể chất của bộ kinh
3 – Nói rõ tôn chỉ của bộ kinh
4 – Nói rõ lực dụng của bộ kinh
5 – Nói về giáo tướng của bộ kinh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét