Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

[Audio Book] Giáo trình Xã Hội Học Đô Thị - Ts.Trịnh Duy Luân | Đọc: Ngọc Hân

Xã hội học đô thị là một nhánh của xã hội học chuyên biệt nghiên cứu về nguồn gốc bản chất và các quy luật chung cho sự phát triển và hoạt động của đô thị như một hệ thống các mối quan hệ xã hội đặc trưng cho một kiểu cư trú tập trung cao trên một lãnh thổ hạn chế. Cơ sở ra đời môn xã hội học đô thị vào những năm 20 của thế kỷ thứ 20 là những tư tưởng về đô thị của Max Weber (1864-1920) và Georg Simmel (1858-1918).
Quá trình đô thị hóa: xu hướng đô thị hóa gia tăng, khu vực nông thôn ngày càng thu hẹp, khu vực đô thị ngày càng mở rộng kéo theo sự tích tụ, tập trung dân cư, mật độ dân số cao, rất nhiều hiện tượng XH phức tạp khả năng kiểm soát của XH đối với mỗi hành vi của một cá nhân là khăng khít, vì quan hệ XH ở đô thị là quan hệ XH mang tính chất giao tiếp và đa dạng. Quá trình đô thị hóa làm thay đổi các nguy cơ XH, các tệ nạn XH. Cơ cấu XH ở đô thị là quan hệ mang giao tiếp và đa dạng, phức tạp và đan xen nhau. Đô thị có rất nhiều giai cấp và tầng lớp XH. Phân tầng XH, phân hóa giàu nghèo ở đô thị diễn ra rát mạnh mẽ. Ở đô thị có người giàu nhất mà cũng có người nghèo nhất. Lối sống đô thị là lối sống rất phức tạp, vừa có chung của những người ở đô thị, vừa có cái riêng của từng giai cấp XH. Lối sống ĐT bao giờ đi trước dẫn dắt lối sống ở nông thôn. Lối sống ĐT nhanh nhậy trong việc tiếp nhận các dòng văn hóa khác nhau
Chương 1. Sự hình thành và Phát triển của xã hội học đô thị
Chương 2. Cách tiếp cận và Các trường phái chính trong xã hội học đô thị
Chương 3. Quá trình đô thị hóa
Phụ lục: Những đặc trưng kinh tế - xã hội và dân số của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam qua kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999
Chương 4. Cơ cấu xã hội và Lối sống của cộng đồng dân cư đô thị
Chương 5. Xã hội học và vấn đề nhà ở đô thị
Phụ lục: Mô hình nhà ở đô thị đáng mong muốn của cư dân Hà Nội (điều tra năm 1998)
Chương 6. Xã hội học đô thị và quy hoạch, phát triển đô thị

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét