Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Đại cương Về Quản Trị Kinh Doanh Ngân Hàng - Nhiều Tác Giả, 94 Trang

Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, yếu tố thị trường bị xem nhẹ nến chỉ có khái niệm quản lý ngân hàng. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường buộc các ngân hàng phải quan tâm nhiều đến đối thủ cạnh tranh, cơ hội, thách thức. Trong thời kỳ KHH tình trạng lãi giả, lỗ thật, tỷ lệ nợ xấu cao ở hầu hết các ngân hàng. Nhờ áp dụng các biện pháp quản trị trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, hoạt động kinh doanh NH về cơ bản có những thay đổi rõ rệt.
Một ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì cần phải có những định hướng kinh doanh đúng đắn. Trước đây mọi mục tiêu của ngân hàng xuất phát từ yếu tố chủ quan. Quản trị KDNH giúp ngân hàng có được định hướng kinh doanh đúng đắn cả trong ngắn, trung và dài hạn. Từ khi chuyển hướng hệ thống ngân hàng được chia thành hai cấp ngân hàng quản lý và ngân hàng kinh doanh tiền tệ.
Giúp cho ngân hàng thích ứng được với môi trường kinh doanh vi hoạt động kinh doanh bây giờ là hoạt động mở, đã tính đến yếu tố thị trường trong đó có cơ hội, thách thức cải cách ngân hàng, phát triển môi trường kinh doanh để đón những cơ hội và đối phó với thách thức.
Giúp cho ngân hàng có thể khai thác, sử dụng nguồn lực ở ngân hàng một cách lợp lý và hiệu quả. Nguồn lực của ngân hàng gồm nguồn nhân lực, tổ chức và cơ sở vật chất, kỹ thuật. So với trước đây chất lượng nguồn nhân lực có sự thay đổi rất nhiều. Hiện nay việc tuyển chọn, sàng lọc nhân viên vào từng vị trí thích hợp chứ không chỉ định một cách chủ quan. Nguồn lực tài chính được thể hiện ở quy mô vốn chủ sở hữu, vốn kinh doanh và tỷ lệ nợ quá hạn. Nhìn chung các con số này ngày được cải thiện ở các ngân hàng Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét