Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Lâm Nghiệp, Giảm Nghèo và Sinh Kế Nông Thôn - Pgs.Ts.Bảo Huy, 66 Trang

qqNghiên cứu tham vấn hiện trường này được thực hiện với sự tham gia có hiệu quả của đại diện hộ gia đình người dân ở 4 thôn Bu Nơr, Bu Đưng thuộc xã Dăk R'Tih và thôn 2, 3 thuộc xã Quảng Trực; sự tham gia của cán bộ lãnh đạo 2 xã nói trên và đội ngũ cán bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp ở huyện Dăk RLấp, lâm trường Quảng Tân. Sự đóng góp ý kiến của Chi cục lâm nghiệp và cán bộ liên quan nông lâm nghiệp ở tỉnh Dăk Nông.
Những phản ảnh từ hộ gia đình và tham gia ý kiến của cán bộ lãnh đạo xã huyện, cán bộ hiện trường trong khu vực nghiên cứu đã giúp cho việc phản ảnh khách quan hiện trạng và nhu cầu phát triển lâm nghiệp cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo trong vùng. 
Các kết quả tổng hợp được là cơ sở để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét trong hoạch định chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020 trong đó có cấu phần quan trọng là "Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn Việt Nam", và vùng Tây Nguyên sẽ đóng vai trò quan trọng vì vai trò của rừng trong phát triển kinh tế xã hội bền vững, đặc biệt đối với cộng đồng dân cư miền núi có đời sống gắn bó với rừng.
Nghiên cứu này được sự hỗ trợ kỹ thuật của Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác; đồng tài trợ của Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan, Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sĩ và Cơ quan phát triển quốc tế Thụy Điển.
Tiến trình nghiên cứu tham vấn đã được tiến hành bởi nhóm nghiên cứu lâm nghiệp trường Đại học Tây Nguyên với sự hợp tác chặt chẻ của các cấp ban ngành nông lâm nghiệp ở tỉnh Dăk Nông, chúng tôi xin cảm ơn tất cả cá nhân và tổ chức nói trên, và hy vọng từ những phản ảnh thực tế sinh động này sẽ góp phần cung cấp giải pháp khả thi cho việc phát triển lâm nghiệp phục vụ cho đời sống cộng đồng, đặc biệt là người nghèo ở vùng cao trong thời gian đến ở Tây Nguyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét