Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Văn Học Việt Nam: Chia Tay Với Đá - Nguyên Bình, 121 Trang



http://www.thuvienso.info Chia tay với đá là tác phẩm đầu tay của Nguyên Bình do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành năm 2003. Chuyện kể về một cậu bé người Mông từ một bản nhỏ nằm heo hút trên núi cao được chuyển đến một vùng bằng phẳng có núi, có sông, có dải đất bằng, có đường ô tô đi lại, theo kế hoạch hạ sơn của tỉnh.
"Nghe bà kể lại thì xa xưa tổ tiên của người Mông là ở vùng Hoa Nam trù phú, đất đai của họ kéo dài tít tắp, một con ngựa tốt chạy ba tháng ròng chưa hết con đường chính đi sang đất khác. Người Mông đã từng trồng lúa nước và ăn cơm trắng. Sau này do những biến cố lịch sử, sự tranh chấp của các dòng tộc, sự cát cứ của người Hán, người Mông bị dạt xuống phía Nam. Vùng đồng bằng phía Nam người Việt đang chiếm giữ. Duy chỉ còn vùng núi cao, thâm u đá núi và rừng cây là vẫn còn bỏ trống. Người Mông liền giữ lấy vùng đất này. Và chính nơi đây đã cho họ sự sống, yên ổn làm ăn. Trong tâm thức người Mông đánh giá nơi núi cao này mới đích thực là đất của người Mông, là quê của người Mông. Trong câu hát truyền lại: "Người Mông cũng có quê, quê người Mông ở Mèo Vạc." Mèo Vạc là một vùng núi non trùng điệp, có tới tám chín phần là đá, đất chỉ đọng lại một chút ở thung sâu và vũng núi." - Quê mới.
Vùng đất mới, một trang sử mới đã mở ra với người Mông, đồng thời trang sử mới cũng mở ra với cộng đồng các dân tộc vùng cao Hà Giang.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét