Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp - Vũ Khắc Trai, 264 Trang

zxcSở hữu trí tuệ đang trở thành vấn đề được các doanh nghiệp rất quan tâm, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).Tuy nhiên, sự hiểu biết về sở hữu trí tuệ của không ít doanh nghiệp còn hạn chế, đặc biệt là những kiến thức về luật pháp sở hữu công nghiệp.
_ Với sự trợ giúp của Ngân hàng Thế Giới thông qua chương trình hỗ trỡ kỹ thuật dành cho Việt Nam trong khuôn khổ kế hoạch gia nhập WTO, do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam điều phối, nhóm tác giả do ông Vũ Khắc Trai làm chủ biên được sự hỗ trợ tích cực của Cục Sở hữu Trí tuệ đã soạn thảo và ấn hành cuốn “Bảo hộ Quyền Sở hữu Công nghiệp – 380 câu Hỏi & Đáp dành cho doanh nghiệp” nhằm giúp cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm quen với môi trường pháp lý và kinh doanh mới trong bối cảnh nước ta gia nhập WTO.
_ Đây là cuốn sổ tay hướng dẫn thực hành về sở hữu công nghiệp, được biên soạn dưới hình thức Hỏi – Đáp, trong đó các câu hỏi và trả lời ngắn gọn, dễ hiểu đều tập trung vào những quy định chủ yếu, đang có hiệu lực của hệ thống Văn bản pháp luật về bảo hộ quyền SHCN mà doanh nghiệp cần biết với mục đích cung cấp cho doanh nghiệp những kiến thức cơ bản về sở hữu công nghiệp cũng như làm rõ những lợi ích của việc bảo hộ quyền SHCN đối với doanh nghiệp. Đồng thời, cuốn sổ tay này còn giúp cho doanh nghiệp nắm bắt và vận dụng những quy định pháp luật liên quan đến việc đăng ký và bảo hộ quyền SHCN để có thể chủ động thực hiện những biện pháp bảo vệ quyền lợi của mình trong lĩnh vực SHCN.
_ Sổ tay”Bảo hộ Quyền Sở hữu Công nghiệp – 380 câu Hỏi & Đáp dành cho doanh nghiệp” được cập nhật với những thay đổi mới trong Luật Sở hữu Trí tuệ được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam (kỳ họp thứ 8, Khóa XI) thông qua ngày 19 tháng 11 năm 2005 và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2006.
_ Nội dung:
-    Chương I: Những vấn đề chung về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
-    Chương II: Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất sứ hàng hóa.
-    Chương III: Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
-    Chương IV: Bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích.
-    Chương V: Bảo hộ quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới SHCN.
-    Chương VI: Thực thi quyền sở hữu công nghiệp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét