Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

Văn kiện Đảng Toàn Tập 36 - Nguyễn Văn Lanh | Đàm Hải Hàm, 456 Trang

http://www.thuvienso.info Tập 36 bộ Văn kiện Đảng Toàn tập phản ánh tình hình đất nước và sự lãnh đạo của Đảng trong năm 1975. Năm 1975 có vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc ta: cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi trọn vẹn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, đất nước thống nhất, nhiệm vụ chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Ngay từ cuối năm 1974, đầu năm 1975, Bộ Chính trị đã họp hạ quyết tâm hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam với tư tưởng chỉ đạo "ngay từ giờ, phải tiến hành mọi công việc chuẩn bị thật khẩn trương, tạo điều kiện và cơ sở vật chất đầy đủ nhất để đánh mạnh, đánh nhanh, thắng gọn và thắng triệt để trong hai năm 1975, 1976".
Do tình hình chuyển biến mau lẹ, cách mạng miền Nam bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt. Căn cứ vào diễn biến trên các chiến trường, Bộ Chính trị đã có những quyết định chỉ đạo trực tiếp cuộc tổng tiến công và nổi dậy như vũ bão của quân và dân ta ở miền Nam đầu năm 1975. Cuối tháng 3-1975, Bộ Chính trị quyết định kế hoạch giải phóng Đà Nẵng, quyết định tăng cường lực lượng, chia cắt và bao vây chiến lược phía tây Sài Gòn, chỉ đạo "chuẩn bị gấp kế hoạch đánh chiếm Sài Gòn". Đầu tháng 4-1975, Bộ Chính trị chỉ đạo "nắm vững thời cơ chiến lược, quyết tâm thực hiện tổng tiến công và nổi dậy, kết thúc thắng lợi chiến tranh giải phóng trong thời gian ngắn nhất. Tốt hơn cả là bắt đầu và kết thúc trong tháng 4 năm nay, không để chậm". Ngày 14-4-1975, Bộ Chính trị quyết định chiến dịch giải phóng Sài Gòn lấy tên là "Chiến dịch Hồ Chí Minh". Ngày 29-4-1975, Bộ Chính trị đã chỉ thị: "tiến quân với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ thành phố, tước vũ khí quân đội địch, giải tán chính quyền các cấp của địch, đập tan triệt để mọi sự chống cự của chúng". Chiến dịch lịch sử mang tên Bác Hồ vĩ đại toàn thắng vào ngày 30-4-1975.
Sau chiến thắng lịch sử ngày 30-4-1975, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ra nhiều nghị quyết, chỉ thị, quyết định lãnh đạo, chỉ đạo một số mặt công tác quan trọng trước mắt như: tổ chức lễ mừng thắng lợi vĩ đại của dân tộc; kiện toàn tổ chức và cán bộ; giữ gìn an ninh trật tự xã hội và phát triển giáo dục, y tế ở miền Nam sau ngày giải phóng; khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân; công tác thương binh và xã hội sau chiến tranh;... Đặc biệt là việc phấn đấu hoàn thành công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào dịp Quốc khánh năm 1975.
Quý III năm 1975, Ban Chấp hành Trung ương (khoá III) họp Hội nghị lần thứ 24, quyết định thực hiện thống nhất nước nhà, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và quyết định triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng.
Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 36 gồm trên 90 tài liệu. Phần văn kiện chính gồm văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 24; các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, điện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; điện của Tổng Bí thư. Phần phụ lục gồm một số thư, điện của Đảng và Nhà nước gửi các Đảng anh em; Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Cục miền Nam, điện của Hội đồng chi viện Trung ương. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác biên tập, sưu tầm tài liệu, song không tránh khỏi những thiếu sót, mong bạn đọc góp ý.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Văn kiện Đảng Toàn Tập 35 - Trương Diệp Bích | Đinh Lục, 404 Trang

http://www.thuvienso.info Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 35, bao gồm các văn kiện năm 1974, phản ánh hoạt động lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn nhân dân cả nước đang nỗ lực phấn đấu vượt mọi gian khổ, hy sinh, thử thách để kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong khi phải dốc toàn lực để đẩy mạnh cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, Đảng đã có nhiều chủ trương lớn nhằm đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Đặc biệt năm 1974, Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) ra Nghị quyết số 240-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo và nâng cao sức chiến đấu của Đảng và Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 228-NQ/TW về cuộc đấu tranh chống lấy cắp tài sản xã hội chủ nghĩa, chống làm ăn phi pháp, tăng cường quản lý lao động, quản lý thị trường, giữ vững trật tự trị an, phục vụ tốt phong trào lao động sản xuất và tiết kiệm, phục vụ tốt đời sống nhân dân. Trung ương đã có nghị quyết nhận định về việc Níchxơn phải từ chức Tổng thống Hoa Kỳ và đề ra một số công tác cần kíp cho cả hai miền Nam, Bắc.
Hội nghị Bộ Chính trị họp hai đợt vào cuối năm, đưa ra những kết luận quan trọng nhằm "tiến hành mọi công việc chuẩn bị thật khẩn trương, tạo điều kiện và cơ sở vật chất đầy đủ nhất để đánh mạnh, đánh nhanh, thắng gọn và thắng triệt để trong hai năm 1975-1976", đặc biệt nhấn mạnh quyết tâm "cố gắng cao nhất để thắng gọn trong năm 1975".
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Trung ương Cục miền Nam có Nghị quyết số 01-NQ/74 về đánh bại chính sách bình định lấn chiếm mới của Mỹ - ngụy, tiến lên hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 35, gồm 46 tài liệu, có 44 tài liệu xếp phần văn kiện chính và 2 tài liệu xếp phần phụ lục.
Phần văn kiện chính gồm Nghị quyết, Báo cáo, Chỉ thị, Thông tri, Thông báo, Điện... của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Phần phụ lục gồm Nghị quyết của Trung ương Cục và Nghị quyết của Hội nghị lần thứ hai Khu uỷ V. Mặc dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng trong công tác sưu tầm tài liệu, biên tập, song khó tránh khỏi thiếu sót. Mong bạn đọc góp ý để lần xuất bản sau được tốt hơn.
Xin trân trọng giới thiệu tập 35, Văn kiện Đảng Toàn tập cùng bạn đọc.

Tập bài giảng hóa học Vô Cơ - Hoàng Nhâm, 110 Trang

Chương 1. Cấu trúc tinh thể và sự hình thành
1.1. Cấu tạo và liê n kế t nguyê n tử
1.2. Sắp xế p nguyê n tử trong vật chất
1.3. Khái niệm về mạng tinh thể
1.4. Cấu trúc tinh thể điể n hì nh của chất rắn
1.5. Sai lệ ch mạng tinh thể
1.6. Đơn tinh thể và đa tinh thể
1.7. Sự kế t tinh và hì nh thành tổ chức của kim loại
Chương 3. Hợp kim và giản đồ pha
3.1. Cấu trúc tinh thể của hợp kim
3.2. Giản đồ pha của hệ hai cấu tử
3.3. Giản đồ pha Fe - C
Chương 4. Nhiệt luyện thép
4.1. Khái niệm về nhiệt luyện thép
4.2. Các tổ chức đạt được khi nung nóng và làm nguội thép
4.3. ủ và thường hóa thép
4.4. Tôi thép
4.5. Ram thép
4.6. Các khuyết tật xảy ra khi nhiệt luyện thép
4.7. Hóa bền bề mặt
Chương 6. Hợp kim màu và bột
6.1. Hợp kim Al (Al)
6.2. Hợp kim đồng
6.3. Hợp kim ổ trượt
6.4. Hợp kim bột
Chương 8. Vật liệu hữu cơ
8.1. Đặc điểm của vật liệu hữu cơ
8.2. Các polyme thông dụng và ứng dụng

Vai trò và nhu cầu của Vitamin, muối khoáng và nước - Nguyễn Hải, 31 Trang

Vitamin, hay sinh tố, là phân tử hữu cơ cần thiết ở lượng rất nhỏ cho hoạt động chuyển hoá bình thường của cơ thể sinh vật. Có nhiều loại vitamin và chúng khác nhau về bản chất hoá học lẫn tác dụng sinh lý.
- Vitamin A, B1, B2, B3 (PP), B5, B6, B8, B9, B12, C, D1, D2, D3, D4, D5, E, K,F
- Vitamin A, D, E, K hòa tan trong chất béo
- Vitamin B, C hòa tan trong nước

Việt Nam Khai Quốc Chi Truyện - Nguyễn Khoa Chiêm (Trọn bộ 2 tập)

Khởi thủy tác phẩm tên là Nam triều công nghiệp diễn chí hoặc Trịnh Nguyễn diễn chí, văn xuôi chữ Hán, mô tả giai đoạn từ 1558 đến 1689, tức là từ Nguyễn Hoàng đến Nguyễn Phúc Trăn. Sách do Bảng trung hầu Nguyễn Khoa Chiêm soạn năm thứ 22 đời chúa Minh Vương (1719) ở Đàng Trong. Ông vốn gốc Hải Dương, Ông nội là Nguyễn Đình Thân, thuộc hạ của Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng, theo Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa (1558).
Bản dịch của NXB Đại học và GDCN dịch theo cuốn VNKQCT hiện lưu tại Viện Hán Nôm; có tham khảo bản của Trần Khánh Hạo chủ biên (Học viện Viễn Đông Paris – Đài Bắc, 1986). Rất không may, sách này được in vào lúc Việt Nam đang có phong trào in lại các "chuyện chưởng", nên được đặt tên cho nó "hợp thời" là Mộng Bá Vương, với hình vẽ trang bìa lấy từ film chưởng Hồng Kông . Vì lẽ đó nên sách bị chỉm nghỉm, chả mấy ai đoái hoài tới …
Tập chí truyện chữ Hán của Bảng Trung hầu Nguyễn Khoa Chiêm (1659 - 1739), người huyện Hương Trà, nay là Thừa Thiên - Huế, từng làm quan to, phong tước hầu ở vùng cát cứ của chúa Nguyễn. Tác phẩm thảo xong (1719) với tên ban đầu "Nam Triều công nghiệp diễn chí", được người đầu triều Nguyễn làm tựa, viết bạt, đổi tên là "VNKQCT", được dịch, xuất bản với các tên "Trịnh Nguyễn diễn chí" (1986), "Mộng bá vương" (1990). Sách gồm 30 hồi, viết theo lối truyện chương hồi như "Tam quốc diễn nghĩa". Nội dung kể chuyện lịch sử của hơn 130 năm, từ 1558 khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá, đến 1689 đời chúa Ngãi Nguyễn Phúc Trăn. Phần chính tập trung vào diễn biến của cuộc nội chiến ác liệt, kéo dài non nửa thế kỉ (1627 - 73) giữa chúa Trịnh ở Bắc Hà và chúa Nguyễn ở Nam Hà trên vùng đất thuộc Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình... ngày nay. Với lối kể mang tính chất kí sự của một người nắm được nhiều tư liệu gốc, tác giả đã ghi lại diễn biến cuộc nội chiến ở một thời phân tranh đẫm máu, trong đó phần nhiều tướng lĩnh (Đào Duy Từ, Chiêu Vũ, Thuận Nghĩa...) nổi lên như những nhân vật của một cuốn tiểu thuyết lịch sử. Tác phẩm có giá trị sử học và đã được nhiều pho sử trước đây sử dụng. (Từ điển bách khoa toàn thư việt nam – mục từ: "VIỆT NAM KHAI QUỐC CHÍ TRUYỆN").

[Serial Anime Doraemon] Tuyển 117 tập Đôrêmon, Audio: Jan, Sub English

zcxĐôrêmon (Nhật: ドラえもん, Doraemon?) là một bộ truyện tranh Nhật Bản của tác giả Fujiko Fujio được sáng tác từ năm 1969 với mục đích ban đầu dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Tác phẩm sau đó đã được chuyển thể thành các tập phim hoạt hình ngắn, dài cùng các thể loại khác như kịch, trò chơi điện tử. Bộ truyện kể về một chú mèo máy tên là Đôrêmon đến từ thế kỉ 22 để giúp một cậu bé lớp 4 hậu đậu tên là Nôbi Nôbita. Các câu chuyện của Đôrêmon thường ngắn gọn, dễ hiểu, dí dỏm và mang cái nhìn lạc quan về cuộc sống tương lai cũng như sự phát triển của khoa học - kĩ thuật. Đôrêmon đã giành được nhiều giải thưởng truyện tranh ở Nhật Bản và được tạp chí TIME Asia bình chọn là một trong 22 nhân vật nổi bật của châu Á. Kể từ khi ra đời đến nay, Đôrêmon không chỉ được coi là nhân vật và bộ truyện tranh được yêu thích hàng đầu ở Nhật Bản, nó còn trở thành một biểu tượng văn hóa của đất nước này và được trẻ em nhiều nước trên thế giới yêu thích.

Download File: http://www.thuvienso.info/index.php/component/thuvientructuyen/chitiet/xem/5890/-serial-anime-doraemon-tuyen-117-tap-doremon-audio-jan-sub-english#ixzz1mNN2lGqX

[Audio Book] Truyện Lịch Sử Q2: Động Đình Hồ Ngoại Sử - Trần Đại Sỹ

http://www.thuvienso.info Thời đại Tiêu-sơn (1010-1225): Thuật giai đoạn thịnh trị bậc nhất của tộc Việt. Tiêu-sơn là tên ngọn núi nhỏ, nơi kết phát ngôi mộ của tổ tiên họ Lý, do đó Lý Công-Uẩn được lên ngôi vua. Tiêu-sơn cũng là tên ngôi chùa mà thủa thơ ấu, vua Lý Thái-tổ đã tu học. Vì vậy cổ văn học còn gọi thời gian triều Lý cai trị là thời đại Tiêu-sơn. Thời đại Tiêu-sơn là thời đại thịnh trị của tộc Việt: Nam bình Chiêm mở mang bờ cõi. Bắc đánh Tống. Thời đại này chia làm 5 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1. Anh hùng Tiêu-sơn: Thuật, bằng cách nào mà các Thiền-sư đã giáo huấn, rồi đưa một đệ tử tên Lý Công-Uẩn lên làm vua, tức vua Lý Thái-tổ. Hào kiệt hồi đó làm cách nào để có thể giảng hòa những tranh chấp quyền lực trong nước. Những người này là Anh-hùng Tiêu-sơn. Mặc dù phía Bắc, Tống luôn tìm cách tạo ra nhửng mâu thuẫn trong nội bộ Đại-Việt. Giai đoạn này gồm 3 quyển, 30 hồi, từ hồi 1 đến hồi 30, mang tên Anh-hùng Tiêu-sơn. Anh-hùng Tiêu-sơn thiết lập kế hoạch đòi lại lãnh thổ tộc Việt cũ lên tới hồ Động-đình. Quân Việt vượt biên đánh Tống lần thứ nhất, nhưng có tính cách cục bộ. Đánh Chiêm lần thứ nhất (1020). Mượn lời các nhân vật, tác giả thuật lại cuộc khởi binh của bà Triệu, của Bố-cái đại vương.
Giai đoạn 2. Thuận-thiên di sử: Nối tiếp giai đoạn 1. Lý Công-Uẩn lên làm vua lấy hiệu là Thuận-thiên. Thuận-thiên hoàng đế (sau khi băng được tôn là Thái-tổ, sử gọi là vua Lý Thái-tổ). Bộ thứ nhì của thời đại Tiêu-sơn này mang tên Thuận-thiên di sử, gồm 3 quyển, 30 hồi, từ hồi thứ 31 đến hồi thứ 60. Các Anh-hùng Tiêu-sơn giúp Thuận-thiên hoàng đế chống với cuộc chiến tranh lạnh của Tống, tiêu diệt một tôn giáo ngoại nhập, đã gây ra những cuộc chém giết khủng khiếp, nhất là mưu dâng nước cho Tống. Quân Việt vượt biên đánh Tống lần thứ nhì. Anh-hùng Tiêu-sơn liên kết với những nước thuộc tộc Việt cũ: Xiêm, Đại-lý, Lưỡng-quảng... trong mưu đồ đòi lại cố thổ.
Giai đoạn 3. Anh hùng Bắc-cương: Nối tiếp giai đoạn 2, gồm 4 quyển, 40 hồi từ hồi thứ 61 đến hồi thứ 100, mang tên Anh-hùng Bắc-cương. Bắt đầu đi vào giai đoạn hùng tráng. Nguyên giữa biên giới Hoa-Việt có 207 bộ tộc ít người, gồm các giống Thái, Nùng, Mèo, Lô-lô v.v. đó là di tích của chế độ Lạc-hầu, Lạc-tướng thời vua Hùng, vua An-Dương, vua Trưng còn sót lại, sử gọi họ là Anh-hùng Bắc-cương. Vì theo chế độ cha truyền con nối, nên các động trưởng, trang trưởng có nhiều quyền hành. Các trang động này như hàng rào bảo vệ Đại-Việt. Khi quân Trung-quốc muốn đánh Đại-Việt, thì phải chiếm được các trang động này trước. Khi chiếm được các trang động này, thì dễ dàng chiếm vùng đồng bằng, đe dọa thủ đô Thăng-long. Vì triều Tống, khi thì đe dọa, khi thì lôi kéo, đem chức tước ra dụ dỗ các động trưởng, châu trưởng về với họ. Nhưng các trang động này cùng Anh-hùng Tiêu-sơn liên kết, lúc nào cũng trung thành với Đại-Việt. Cuộc chiến tranh lạnh diễn ra như thế nào?
Giai đoạn 4. Anh linh thần võ tộc Việt: Nối tiếp giai đoạn 3, gồm 4 quyển, 40 hồi từ hồi 101 đến hồi 140, mang tên Anh-linh thần võ tộc Việt. Đây là giai đoạn hùng tráng của tộc Việt. Tám vùng tộc Việt liên kết nhau đánh Tống lần thứ 3, giúp Nùng Trí Cao khởi binh, chiếm lại vùng Lưỡng-Quảng, lên tới Trường-sa, hồ Động-đình. Nùng Trí Cao xưng là Nhân-huệ hoàng đế, lập ra nước Đai-Nam.
Giai đoạn 5: Nam-quốc sơn hà : Đây là giai đoạn cực kỳ hùng tráng của tộc Việt. Bấy giờ vua Tống Thần-tông dùng những cải cách về thuế khóa, canh nông, binh bị của Vương An-Thạch. Trung-quốc trở thành giầu có súc tích. Vua Tống chuẩn bị đem quân đánh chiếm Đại-Việt, đặt thành quận, huyện. Bên Việt bấy giờ vua Lý Nhân-tông mới 9 tuổi, Linh-Nhân hoàng thái hậu phụ chính. Ngài thấy rằng ngồi yên đợi giặc sao bằng tìm giặc mà đánh. Ngài sai Trung-thành vương Lý Hoằng-Chân, Tín-nghĩa vương Lý Chiêu-Văn, cùng Lý Thường-Kiệt, Tôn Đản đem quân đánh phá các kho tàng của Tống ở Hoa-Nam và chiếm các châu Khâm, Liêm, Dung, Nghi, Bạch rồi rút về. Tống đem quân nghiênh nước sang trả thù, nhưng bị quân Việt đánh bại. Bộ này mang tên Nam-quốc sơn hà, dài 50 hồi, 5 quyển, 2260 trang. Bộ này có thể đọc độc lập, không cần phải đọc trước 4 bộ trên.

Download File: http://www.thuvienso.info/index.php/component/thuvientructuyen/chitiet/xem/2085/-audio-book-truyen-lich-su-q2-dong-dinh-ho-ngoai-su-tran-dai-sy#ixzz1mNMpuEaZ

[Audio Book] Triết Lý Vô Vi Thiên Địa Nhân - GĐ.Ông Huyền Như

http://www.thuvienso.info Thiên kia là trời – Địa đây là đất. Ngẩng lên nhìn trời sao dày chi chít. Ấy là các vị tinh tú hiển sáng giữa không gian bao la của vũ trụ. Mặt trăng chậm rãi chuyển động, thi thỏang một ngôi sao đổi ngôi. Chỉ trong đêm mới thấy sao sáng. Trời càng tối sao càng tỏa sáng nhưng là nguồn sáng dịu êm.Tiền nhân nói rằng con người ở thế gian này sống tử tế khi chết sẽ hiển thánh hiển sao bay lên sống ở cõi thiên. Nếu quả là thế thì khi ta ngẩng lên nhìn trời là ngắm nhìn cõi thiên tòan là những tâm hồn ưu tú.
Cúi xuống ngắm đất, vạn vật tốt tươi, núi đồi tĩnh lặng, sông hồ cuộn trôi, người người sống hối hả. Trong thế giới vô cùng vô tận ấy gió mưa sấm chớp biến ảo khó lường. Thời gian vô thủy vô chung chuyển hóa kỳ diệu. Cái âm âm dương dương của trời đất, cái sinh sinh diệt diệt của muôn lòai, biến hóa vô cùng thần kỳ bí hiểm.
Giữa thiên và địa ấy là Nhân – người. Con người sống giữa trời và đất, mặc định bị trời đất chi phối từ cấu trúc sinh học tới bản năng sinh vật và tinh thần. Bởi thế con người mới mang mệnh trời được biểu đạt bằng lá số tử vi. Nhưng con người là giống hiếu thắng luôn tìm cách thóat ra khỏi mệnh trời, thay đổi mệnh trời. Từ đó xuất hiện những nhà triết học hướng đạo cho con người cách thóat khỏi mệnh trời thế nào mới mong thành đạt.
Từ thời viễn cổ hồng hoang đến thời thượng cổ mông muội sơ khai, con người đã vận dụng lý trí làm sáng tỏ biết bao đạo lý triết học sâu sắc.Trong số triết nhân thời thượng cổ, người có cảm thụ sắc bén nhất, nhận thức lỗi lạc nhất đối với vạn vật vũ trụ chính là Lão - Trang – Khổng – Mạnh tử. Trong con mắt của lớp học giả thời nay, ngôn luận của các vị tiền bối có ý nghĩa phong phú và sâu sắc, đại biểu cho trình độ tư duy không chỉ ở thời mà các vị sống trên thế gian này, mà nó còn giá trị suốt hơn hai nghìn năm trăm năm sau hậu thế. René Betrand phải thốt lên: “ Ông ( Lão Tử ) chỉ viết có một quyển rất vắn tắt : Đạo – Đức – Kinh. Vài dòng chữ hợp thành quyển sách ấy chứa đựng tất cả sự khôn ngoan trên quả đất này”. Còn học giả E.V.Zenker thì : “ Lão Tử đâu phải chỉ sống cho đất nước Trung Hoa và thời buổi của ông mà thôi, ông là một trong những bậc thầy thuần túy nhất và sâu sắc nhất của nhân lọai”. Thậm chí, đầu thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, khi triệu tập đại hội những người được nhận giải thưởng Nôben tòan cầu tại Paris, tuyên ngôn của đại hội đó chỉ rõ: “ Nếu nhân lọai muốn được tiếp tục sinh tồn ở thế kỷ XXI , thì cần phải trở lại hơn hai nghìn năm trăm năm trước để hấp thụ lấy những trí tuệ của Khổng Tử”. Cũng lạ thay, các nhà bác học phương Đông nghiên cứu đã đành, mà ngay các nhà thông thái Âu-Tây cũng tốn bao công sức để cảm thụ sâu sắc tư tưởng thâm thúy và triết lý vô tận của “ tứ bất tử ”: Lão Tử - Trang Tử - Khổng Tử - Mạnh Tử, cũng như soi rọi những trí tuệ lập thể và không gian nội hàm được biểu cảm đằng sau những văn tự tinh luyện của họ mà nó đã gợi mở cho người đời sau đi sâu vào lĩnh vực tâm trí chính xác của con người, thức tỉnh những tiềm năng đang còn ngủ say trong đại não. Mà cũng thật độc đáo, ở Âu- Tây đồng thời với “ tứ bất tử” phương Đông trước Công lịch bốn, năm, sáu trăm năm cũng đã có những bậc tiền bối như Héraclite, Pythagore, Aristote, Zénon, Epicure, mà sao học giả Tây-Âu vẫn cứ đắm say với “ tứ bất tử” phương Đông. Có lẽ cái bao la của thiên địa muôn lòai dưới ngôn luận của bốn cụ được cô quy gọn vào ba thứ Thiên - Địa - Nhân.