Tâm lý học là một khoa học người ta thường nhắc nhở đến nhiều nhất, song cũng là một môn khoa học mà ít người hiểu nó nhất, lại càng ít người biết áp dụng một cách hữu ích trong đời sống thực tiễn. Trong rạp hát, sau khi anh kép cao hứng xổ một tràng lý luận dài dòng và kết thúc bằng một câu đại để: “Tiền! Tiền! Than ôi đời này chỉ có tiền, chỉ vì tiền, tiền là tất cả. Tiền! Tiền! Vì mi mà người ta đã phạm bao nhiêu tội ác”. Một tràng pháo tay phát lên từ những hàng ghế cuối cùng, ông khán giả ngồi kề tôi cũng gật đầu nói với người bạn: “Đúng là tâm lý hết sức!”.
Cô Hai bán hàng đọc xong một quyển “tâm lý xã hội ái tình, tiểu thuyết” trong đó kể lại một câu chuyện cũ rích như quả địa cầu đại khái: Chàng yêu nàng, dan díu với nàng, nhưng sau đó nghe lời cha mẹ bỏ rời nàng để cưới một cô gái khác có bề thế hơn, bình phẩm với cô bạn đồng sự: “Thật đúng là tâm lý người đời!”.
Đó, đại để phần đông người ta chỉ hiểu tâm lý học qua một vài điểm tâm lý sơ đẳng như thế. Ngoài ra họ không biết rõ tâm lý học nghiên cứu những gì, những phương pháp hoặc công dụng của tâm lý học ra sao cả.
Chúng ta đừng nghĩ rằng những người văn hóa khá cao, những người đã từng theo học lớp triết học ban tú tài chẳng hạn có một ý niệm rõ rệt hơn về tâm lý học. Vâng, trong những lớp triết học họ có học qua môn tâm lý học thật, các giáo sư giảng giải cho họ biết những sinh hoạt của tình cảm, của trí thức, có định nghĩa cho họ hiểu thế nào là ý thức, thế nào là vô thức. Họ cũng phân loại các khuynh hướng, các cảm giác, các ảnh tượng. Họ cũng biết phân biệt thuyết chủ nghiệm khác thuyết chủ lý ra sao. Nhưng sau mấy năm đèn sách, mớ trí thức họ đã thâu thập về tâm lý học vẫn lẻ tẻ, rời rạc, có thể thỏa mãn óc tò mò của trí thức nhiều hơn là giúp ích cho họ. Vì thế không mấy người biết nhận định một cách rõ rệt, tổng quát về cái “khoa học của đời sống” ấy và khi bước ra thực tế không mấy người biết áp dụng tâm lý học một cách có ích lợi.
Về tâm lý học, ngoài các phần tâm lý học thuần túy mà người ta cũng gọi là tâm lý học ở nhà trường, còn phần tâm lý học thực tiễn, cái phần tâm lý học “có thể dùng vào một công việc gì” mà các nhà tâm lý học hiện giờ, nhất là những nhà tâm lý học Anh–Mỹ vốn vẫn có óc thực tiễn, đặc biệt chú trọng và đang hướng những tìm tòi, khảo cứu của họ vào đó.
Người ta có thể áp dụng tâm lý học vào các ngành đại để:
Về y học: Khoa phân tâm thần học, tâm lý học.
Về chức nghiệp: Hướng dẫn trong việc chọn nghề, tuyển trạch người làm, tổ chức công việc làm.
Về giáo dục: Hướng dẫn việc học, tuyển trạch, tâm lý nhi đồng, khoa sư phạm.
Về thương mại: Bán hàng, quảng cáo.
“Và ngay trong đời sống hàng ngày, người ta luôn luôn có dịp nhờ đến tâm lý học để nhận định rõ rệt cá tính của người mình giao tiếp, để hiểu rõ dục vọng, sở thích của họ, để biết họ muốn gì, suy nghĩ những gì và cảm tưởng họ ra sao. Người bán hàng cần biết gợi sự ham thích của khách hàng để họ mua hàng. Nhà y sĩ cần biết phán đoán về người bệnh. Viên sĩ quan cần hiểu những binh sĩ dưới tay mình. Nhà văn cần hiểu tâm lý các nhân vật mình tạo ra. Vợ chồng cần hiểu nhau. Cha mẹ cần hiểu con cái.
Đó âu cũng là một khuyết điểm lớn của nền giáo dục hiện tại, chỉ quan tâm đến chữ “Trí” mà ít nghĩ đến chữ “Hành”, chỉ lo dạy cho bạn trẻ “biết” thật nhiều điều mà không dạy cho chúng “biết hành động” hoặc ít ra vạch cho chúng “biết đường lối để hành động”. Các giáo sư thường nhồi nhét vào óc các sinh viên mớ hiểu biết hỗn tạp với những lý thuyết, những giả thuyết, những tài liệu, những thí nghiệm mà các nhà tâm lý học xưa nay đã thâu thập. Có mấy người đã biết vạch cho bạn trẻ rõ: Bằng cách nào người ta có thể dùng tâm lý học để phát triển cá tính của mình, có thể dùng kỹ thuật tâm lý học nào để làm cho mình thêm sức hăng hái hoạt động hoặc thêm sức chịu đựng, dùng tâm lý học cách nào để quan sát, phân tách và nhận xét tâm tính của những người mình gần gũi?
Phần I: CHIM YẾN VÀ NGHỀ NUÔI YẾN LẤY TỔ
I. Tư liệu về tình hình nuôi chim yến lấy tổ
II. Kiến thức sinh học cơ bản về một số giống loài chim yến
III. Một số đặc điểm sinh học của chim yến
Phần II: KỸ THUẬT NUÔI CHIM YẾN LẤY TỔ
I. Nuôi chim yến trong nhà lầu mới xây
II. Nuôi chim yến trong nhà yến cũ
III. Nuôi chim yến trong nhà chim mồi
IV. Nuôi chim yến trong nhà yến
V. Địch hại và cách phòng tránh
Phần III: THU HOẠCH TỔ YẾN
I. Thời gian và số lần thu hoạch
II. Phương pháp thu hoạch
Yến sào, hay tổ chim yến, (tiếng Hoa: 燕窩) là tên một loại thực phẩm - dược phẩm nổi tiếng được làm bằng tổ chim yến. Đây là món cao lương mỹ vị của các quốc gia Đông Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Ở Việt Nam, yến sào được xếp vào hàng Bát Trân. Món súp yến sào được mệnh danh là "món trứng cá caviar của phương Đông". Món yến sào đã được người Trung Hoa tiêu thụ từ cách đây 400 năm. Món súp yến sào trông giống như chất keo a dao được nấu với gia vị có bổ sung thêm một ít tinh bột, đường. Yến sào là một trong những món ăn được làm từ động vật đắt đỏ nhất, ở Hongkong giá của một bát canh tổ yến khoảng 60 USD.Tổ yến được thu hoạch là tổ chim trắng Aerodramus fuciphagus và tổ chim yến đen Aerodramus maximus. Tổ trắng và tổ màu hồng máu được cho là giàu dinh dưỡng hơn và quý hơn.
Chương 1. Quy định chung
Chương 2. Các hệ thức tính tóan để xác định thành phần
Chương 3. Phương pháp thiết kế lọc ngược bảo vệ đất không dính
- Trường hợp tính toán 1
- Trường hợp tính toán 2
- Trường hợp tính toán 3
- Trường hợp tính toán 4
- Trường hợp tính toán 5
- Trường hợp tính toán 6
Chương 4. Phương pháp luận thiết kế lọc ngược
Chương 5. Thiết kế lọc ngược bằng bê tông xốp
Chương 6. Chỉ dẫn thi công lọc ngược các công trình thủy lợi
Để phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu và sản xuất, vụ khoa học công nghệ đã cho in tái bản tiêu chuẩn ngành: Quy phạm thiết kế tầng lọc ngược công trình thủy công QP-TL-C-5-75 theo quyết định ban hành số : 1129 TL/QĐ ngày 10 tháng 8 năm 1979 của bộ trưởng Thủy lợi cũ, nay là bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc giả và mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Vụ khoa học công nghệ - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Cơ điện tử ngày nay bao quát nhiều lãnh vực, được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học, công nghệ, và đời sống hàng ngày. Cảm hứng nghiên cứu và ứng dụng cơ điện tử bắt nguồn từ nhu cầu cuộc sống. Nói chung có ba bậc công nghệ được dùng để thiết kế và xây dựng thiết bị cơ điện tử.
- Công nghệ đơn giản nhất là tích hợp các bộ phận và linh kiện rời thành hệ thống thông minh
- Công nghệ bậc trung là sử dụng các linh kiện bán dẫn, mạch tích hợp (IC), SCR... Nhưng không dùng bộ vi xử lý, vi mạch tích hợp cỡ lớn và bộ xử lý kỹ thuật số...
Đây là loại công nghệ mà mọi người đều có thể tiếp cận, không đòi hỏi sử dụng các công cụ đặc biệt, chỉ cần sự khéo tay, tính kiên nhẫn, và tính sáng tạo.
- Công nghệ tiến tiến được áp dụng trong mọi trang thiết bị hiện đại, ừ điện thoại cầm tay, máy tính, robot,... cho đến hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Điều khác biệt chính là số lượng chức năng của thiết bị, mức độ "thông minh", và tính tự động hoá.
Bạn có thể xây dựng nhiều thứ, kể cả trang thiết bị thường chỉ thấy trong phím phổ biến khoa học. Sử dụng các linh kiện giá rẻ và công nghệ đơn giản, bạn hoàn toàn có đủ khả năng thiết kế và lắp ráp robot đơn giản, xe đua cơ điện tử, bộ điều khiển từ xa bằng chúm sáng... Bạn có thể biến các ý tưởng đó thành hiện thực. Cuốn sách này nhằm cung cấp cho bạn các công cụ cần thiết, ý tưởng thiết kế, và kỹ thuật thông dụng, chỉ cần bạn ham thích cơ điện tử và có tính sáng tạo.
Trong quá trình hiện đại hóa nông lâm nghiệp và công nghiệp nông thôn, việc sử dụng ôtô, máy kéo và xe chuyên dụng ngày càng trở nên phổ biến. Phần lớn các công việc nặng nhọc trong nông lâm nghiệp, trong xây dựng cơ bản, thủy lợi, giao thông vận tải… đã được thực hiện nhờ máy kéo, xe chuyên dụng và ôtô.
Ôtô máy kéo và xe chuyên dụng là các xe tự hành, dựa vào tính chất công việc mà chúng phải hoàn thành cũng như để nâng cao tính năng kinh tế và hiệu quả làm việc, các loại xe này được thiết kế chế tạo với những đặc điểm khác nhau. Công dụng chung của ôtô là dùng để vận chuyển hàng hóa hay hành khách trên đường giao thông, tuy vậy không phải một ôtô cụ thể nào cũng có thể hoàn thành việc vận chuyển các loại hàng hóa khác nhau mà đều cho hiệu quả kinh tế như nhau, tương tự như vậy chúng ta không thể chế tạo ra một loại máy kéo hay một xe chuyên dụng nào đó mà có thể hoàn thành tất cả các dạng công việc với cùng một hiệu quả kinh tế. Vì những lý do đó ôtô máy kéo và xe chuyên dụng được chế tạo thành nhiều loại theo cỡ công suất, theo tải trọng và theo công dụng riêng. Do tính chất công việc trong nông, lâm, công nghiệp và giao thông vận tải rất đa dạng nên chủng loại cũng như kết cấu ôtô, máy kéo và xe chuyên dụng hiện nay rất phong phú.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, của tin học, kỹ thuật điện tử và điều khiển tự động… kết cấu của các hệ thống và bộ phận máy trong ôtô máy kéo và xe chuyên dụng ngày càng được cải tiến và hoàn thiện. Các xe thế hệ sau luôn có các bộ phận, hệ thống được cải tiến so với thế hệ trước. Hiện nay ngành công nghiệp chế tạo ôtô máy kéo, đặc biệt là ôtô và xe chuyên dụng đã có những bước tiến vượt bậc so với hai ba thập niên trước đây, hầu hết các hệ thống và cơ cấu trong ôtô máy kéo và xe chuyên dụng đã được cải tiến, nhiều bộ phận máy đã được điều khiển điện tử ở mức độ khác nhau. Khi biên soạn tài liệu này tác giả đã cố gắng giới thiệu nguyên lý kết cấu của ôtô máy kéo và xe chuyên dụng từ đơn giản, truyền thống đến hoàn thiện hiện đại, tuy nhiên đối tượng của môn học là kết cấu ôtô máy kéo và xe chuyên dụng lại luôn luôn được đổi mới theo hướng hoàn thiện hơn, những tiến bộ kỹ thuật đạt được trong kết cấu ôtô máy kéo và xe chuyên dụng hiện nay sẽ được cải tiến trong tương lai, chính vì vậy cần hiểu đối tượng của môn học như một sự vận động phát triển biện chứng.
Để giúp cho sinh viên chuyên ngành kỹ thuật cơ khí nông lâm nghiệp nắm vững nội dung môn học một cách đại cương, hiểu được nguyên lý kết cấu và làm việc của các hệ thống trên ôtô máy kéo, có cách nhìn tổng quát về quá trình cải tiến và phát triển kết cấu ôtô máy kéo và xe chuyên dụng từ đơn giản đến phức tạp, từ truyền động cơ học đến truyền động thủy lực, từ điều khiển bằng tay đến điều khiển tự động, trên cơ sở nắm vững nguyên lý cấu tạo, sinh viên tốt nghiệp có thể vận dụng kiến thức môn học tham gia quản lý, khai thác sử dụng xe máy đạt hiệu quả kinh tế cao. Đó chính là mục đích của cuốn sách này.
Chương I: Khái niệm về giống và công tác giống vật nuôi
Chương II: Chọn giống vật nuôi
Chương III: Nhân giống vật nuôi
Chương IV: Hệ thống tổ chức trong công tác giống vật nuôi
Chương V: Bảo tồn nguồn gen vật nuôi và đa dạng sinh học
Giống vật nuôi là môn khoa học ứng dụng các quy luật di truyền để cải tiến về mặt di truyền đối với năng suất và chất lượng sản phẩm của vật nuôi. Để có thể hiểu được bản chất những vấn đề phức tạp của môn học và những ứng dụng trong thực tiễn sản xuất, đòi hỏi người đọc phải có kiến thức về di truyền số lượng, xác suất, thống kê và đại số tuyến tính. Theo hướng đó, trong những năm gần đây, một số giáo trình, sách tham khảo của chúng ta đã có những thay đổi đáng kể về cơ cấu và nội dung, ngày càng tiếp cận hơn những kiến thức hiện đại và thực tiễn phong phú của công tác chọn lọc và nhân giống của các nước tiên tiến. Với khuôn khổ một giáo trình của hệ cao đẳng, trong lần xuất bản này, chúng tôi chỉ đề cập những khái niệm cơ bản và cố gắng trình bầy các vấn đề một cách đơn giản và dễ hiểu, đồng thời nêu ra những ứng dụng thực tiễn có thể áp dụng trong điều kiện sản xuất chăn nuôi ở nước ta.
Mục tiêu của giáo trình này nhằm cung cấp cho giáo viên và sinh viên các trường cao đẳng sư phạm khối kỹ thuật nông nghiệp những kiến thức cơ bản về giống vật nuôi, những ứng dụng trong công tác giống vật nuôi ở nước ta. Giáo trình được biên soạn trên cơ sở phần giống vật nuôi của giáo trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở hệ cao đẳng sư phạm: Chăn nuôi 1 (Thức ăn và Giống vật nuôi) do nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2001. Lần biên soạn này, chúng tôi đã bổ sung thêm một số nội dung, cập nhật thêm các thông tin, hình ảnh cần thiết.
Giáo trình gồm hai phần chính: lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết gồm 5 chương, cung cấp những khái niệm chung về giống và công tác giống vật nuôi, những kiến thức liên quan tới chọn lọc, nhân giống, bảo tồn nguồn gen vật nuôi, cũng như những biện pháp kỹ thuật chủ yếu của công tác giống vật nuôi. Trong mỗi chương đều có phần giới thiệu chung, cuối mỗi chương có câu hỏi và bài tập. Các khái niệm, định nghĩa, thuật ngữ đều được in nghiêng. Phần thực hành gồm 4 bài thực tập và một bài ngoại khoá tham quan kiến tập. Bài thực tập số 3 gồm 2 nội dung: “Giám định ngoại hình và đo các chiều đo trên cơ thể con vật” là bắt buộc thực hiện, nội dung: “Mổ khảo sát năng suất thịt vật nuôi” là tuỳ thuộc vào điều kiện vật chất có thể thực hiện ở từng nhóm hoặc chỉ kiến tập chung cho cả lớp.
Mở đầu
- Mục đích yêu cầu của môn học
- Nội dung cơ bản của môn học.
Chương 1. Văn minh bắc phi và tây á
- Văn minh ai cập cổ đại.
- Văn minh lưỡng hà cổ đại
- Văn minh a rập.
Chương 2: văn minh ấn độ
- Tổng quan về ấn độ cổ trung đại
- Những thành tựu chính của văn minh ấn độ
Chương 3: văn minh trung quốc
- Khái quát
- Những thành tựu văn minh chính.
Chương 4: văn minh hy – la
- Khái quát.
- Những thành tựu chính về văn minh.
Chương 5: văn minh phương tây thời trung đại
- Khái quát.
- Văn hoá tây âu từ thế kỷ vi – xiv.
Kết luận
Tài liệu tham khảo.
Chương 1. Khái quát về đông nam á
- Địa lí tự nhiên của đông nam á
- Địa li kinh tế của đông nam á
- Địa lí văn hóa của đông nam á
- Dân cư đông nam á
- Khái lược các giai đoạn lịch sử của đông nam á
Chương 2. Campuchia
- Đất nước và dân cư
- Các giai đoạn lịch sử campuchia
Chương 3. Lào
- Đất nước và dân cư
- Các giai đoạn lịch sử lào
Chương 4. Thái lan
- Đất nước và dân cư
- Các giai đoạn lịch sử của thái lan
Chương 5. Mianma
- Đất nước và dân cư
- Các giai đoạn lịch sử của mianma
Chương 6 : malaixia
- Đất nước và dân cư
- Các giai đoạn lịch sử malaixia
Chương 7. Singapore
- Đất nước và dân cư
- Các giai đoạn lịch sử singapore
Chương 8. Inđônêxia
- Đất nước và dân cư
- Các giai đoạn lịch sử inđônêxia
Chương 9. Philippin
- Đất nước và dân cư
- Các giai đoạn lịch sử của philippin
Chương 10. Brunây
- Đất nước và dân cư
- Các giai đoạn lịch sử brunây
Tài liệu tham khảo chính
Nước ta vốn là nước nông nghiệp cổ truyền, và gắn kết với nó là làng xã cổ truyền. Do đó trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định vị thế chiến lược của vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Ngày nay chúng ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trong đó công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn giữ vị trí trọng yếu. Vì vậy việc nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của làng xã không chỉ có ý nghĩa tìm hiểu lịch sử truyền thống, mà còn là một trong những vấn đề thực tiễn rất bức xúc của cách mạng nước ta. Nói một cách khác tìm hiểu làng xã cổ truyền Việt Nam không chỉ để giải quyết những vấn đề thuộc về quá khứ, mà trên một mức độ không kém phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và cải tạo nông thôn mới, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa văn minh hiện đại với bản sắc văn hóa truyền thống xóm làng.
Làng xã Việt Nam – một thực thể xã hội - một đối tượng khoa học, từ hàng trăm năm qua đã được nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Từ cuối thế kỷ trước, có thể bắt đầu từ năm 1882 khi Henry Revie tiến hành cuộc chiến tranh đánh chiếm Bắc kỳ, thì các học giả người Pháp đã chú ý tìm hiểu làng xã Việt Nam. Mục đích của học là cung cấp những hiểu biết về xã hội nước ta cho chính quyền thực dân Pháp.
Nửa trước của thế kỷ thứ XX, nhiều tác phẩm của người Việt đã đề cập đến làng xã Việt Nam rất phong phú và sâu sắc như Việt Nam phong tục (1945) của Phan Kế Bính, một số bài viết của Nguyễn Văn Huyên và của một số nhà nghiên cứu trong Trường Viễn Đông bác cổ (EFEO). Ngoài ra còn có một số học giả người Pháp như Y. Henry, P. Gourou… ý kiến chung của học là phê phán làng xã, đặc biệt là phong tục tập quán. Đáng chú ý là tác phẩm “Vấn đề dân cày”(1937) của Qua Ninh và Vân Đình đã nêu lên cái “mục nát phải tẩy uế” của chế độ làng xã.
Đào Duy Từ (chữ Hán: 陶維慈, 1572-1634) là nhà quân sự nhà thơ và văn hóa, danh thần thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, ông chỉ làm quan với Chúa Nguyễn có tám năm. Nhưng trong tám năm đó, ông đã xây dựng cho họ Nguyễn một cơ sở xã hội vững chắc, và một quân đội hùng mạnh. Vì vậy ông được coi là đệ nhất khai quốc công thần của họ Nguyễn và được thờ ở nhà Thái miếu.
Một hôm ông nói với bạn rằng: Tôi nghe chúa Nguyễn hùng cứ đất Thuận quảng, làm nhiều việc ân đức, lại có lòng yêu kẻ sĩ, trọng người hiền... Nếu ta theo vào giúp thì chẳng khác gì Trương Lương về Hán, Ngũ Viên sang Ngô, có thể làm tỏ rạng thanh danh, ta không đến nỗi phải nát cùng cây cỏ, uổng phí một đời.... Rồi mùa đông năm Ất Dậu (1627). Đào Duy Từ trốn được vào xứ Đường trong. Đầu tiên ông ở huyện Vũ xương hơn một tháng để nghe ngóng tình hình. Sau biết khám lý Hoài nhân là Trần Đức Hòa là người có mưu trí được chúa Nguyễn Phúc Nguyên tin dùng, ông vào Hoài nhân, đi ở chăn trâu cho một phú ông ở xã Tùng châu. Phú ông thấy Đào Duy Từ học rộng tài cao, biết ông không phải là người thường, liền đem nói với Trần Đức Hòa. Trần Đức Hòa cho gọi Đào Duy Từ đến hỏi chuyện. Thấy mọi chuyện ông đều thông hiểu, liền giữ ông lại và gả con gái cho ông. Khi Trần Đức Hòa xem bài Ngọa long cương của Đào Duy Từ liền nói rằng: Đào Duy Từ là Ngọa long đời này chăng.
Một hôm, Trần đức Hòa đem bài Ngọa long cương cho Nguyễn Phúc Nguyên xem, và nói: Bài này là do thầy đồ của nhà tôi là Đào Duy Từ làm. Đọc bài Ngọa long cương, chúa Nguyễn biết Đào Duy Từ là người có chí lớn liền cho gọi Duy Từ đến. Mấy hôm sau, Đào Duy Từ và Trần Đức Hòa cùng vào ra mắt Nguyễn Phúc Nguyên. thấy chúa Nguyễn Phúc Nguyên chỉ mặc áo trắng sơ sài và đứng cửa nách đợi; Duy Từ dừng lại không vào. Thấy vậy, chúa liền vào thay đổi triều phục, áo mũ chỉnh tề rồi mở cửa lớn ra đón Duy Từ vào nói chuyện. Duy Từ cao đàm hùng luận, tỏ ra rất am hiểu việc đời. Phúc Nguyên mừng lắm, liền sau đó chúa họp bàn đình thần phong cho Duy Từ làm Nha úy Nội Tán, tước Lộc Khuê Hầu, trông coi việc quân cơ ở trong và ở ngoài, tham lý quốc chính.
Từ đấy Duy Từ nói gì chúa Nguyễn cũng nghe. Ông bày mưu vạch kế giúp chúa Nguyễn làm nên nhiều việc lớn. Chúa Nguyễn thường nói với mọi người: Đào Duy Từ thật là Tử Phòng và Khổng Minh ngày nay. Tháng 3 năm Canh Ngọ (1630), Đào Duy Từ khuyên chúa Nguyễn đắp lũy Trường dục từ núi Trường dục đến pha Hạc hải nhằm ngăn chặn quân Trịnh ngược dòng sông Nhật lệ vào đánh xứ Đường trong. Năm Tân Mùi (1631), theo lời Đào Duy Từ, chúa Nguyễn lại cho đắp một cái lũy nữa kiên cố hơn, dài 18 km bắt đầu từ núi Đâu mâu qua cửa biển Nhật lệ tiến lên phía đông bắc đến làng Đông hải. Nhờ có hai cái lũy trên, chúa Nguyễn đã ngăn chặn được các cuộc tiến công của quân Trịnh trong một thời kỳ dài.
Ngoài giúp chúa Nguyễn đối phó chúa Trịnh. Duy Từ còn nhiều lần khuyên khéo được chúa Nguyễn việc chính sự, ngoài ra còn tiến cử con rể của mình là Nguyễn Hữu Tiến cho chúa Nguyễn. Nguyễn Hữu Tiến về sau cũng trở thành một công thần của chúa Nguyễn như cha vợ mình. Tháng 9 năm Canh Ngọ (1630), theo đề nghị của Đào Duy Từ, Nguyễn Phúc Nguyên cho mở cuộc tấn công vào châu Nam Bố chánh, và chiếm được châu này.