Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

[Audio Book] Dịch Học Tinh Hoa - Nguyễn Duy Cần | Đọc: Huyền Ông



http://www.thuvienso.info Sinh năm 1907 ở Mỹ Tho. Các tác phẩm biên khảo triết lý nhân sinh Á đông làm nổi bật vai trò của ông: Thuật Xử Thế Người Xưa (Phạm Văn Tươi, 1953) tái bản nhiều lần, Trang Tử (1956), Cái Dũng Thánh Nhân, Óc Sáng Suốt, Thuật Tư Tưởng, Văn Minh Đông Phương và Tây Phương (1957)... Trong Thuật Xử Thế Người Xưa gồm sáu chương. Chương một: đề cập đến lòng tự ái, Chương II Chữ Lễ Á Đông; Chương III có tài mà cậy chi tài, Chương IV Ân và Oán, Chương V Đạo cương nhu, Chương VI Biết sống, phần phụ lục; cuốn sách nói về xử thế của Khuất Nguyên.
Ông đề cao nếp sống xử thế người xưa, cũng như Đào Trinh Nhất, Nhượng Tống từng làm công việc này. Cái khác giữa ông và người đi trước, ở ông thì bi quan thuần triết, thiếu tính tranh đấu; nhiều mặc cảm tự ty muốn tự vượt mình trong trang sách viết về Trang Tử. Sự mở rộng nghệ thuật xử thế của người xưa thâm nhập, gom góp, tích lũy cho người hôm nay thêm kinh nghiệm là cần thiết, phải là của người viết có tinh thần thoát khỏi cái tôi ích kỷ, nhỏ nhen và cũng đừng đầu độc cái nhỏ nhen riêng cho lớp người tiếp nối vào đời. Qua những cuốn ấy, thái độ của ông, một người duy tâm ảo tưởng, bi quan thuần triết vô duyên cớ; dễ dẫn người đọc chán nản tự tiêu diệt, đành rằng bi quan, bất mãn còn là thái độ dẫn đến tiến bộ.
Tác phẩm:
1.Duy tâm và duy vật 1935
2.Toàn chân triết luận 1936
3.Thanh dạ Văn chung 1939
4.Cổ nhân 1940
5.Cái dũng của Thánh nhân 1951
6.Óc sáng suốt 1952
7.Thuật tư tưởng 1953
8.Thuật xử thế của Người Xưa 1954
9.Trang tử tinh hoa 1956
10.Lão Tử tinh hoa
11.Văn minh Tây phương và Đông phương 1957
12.Tôi tự học 1960
13.Thuật Yêu đương 1960
14.Lão Tử Đạo đức Kinh 1960
15.Một nghệ thuật sống 1960
16.Cái cười của Thánh nhân
17.Tinh hoa Đạo học Đông phương
18.Phật học tinh hoa
19.Nhập môn triết học Đông phương
20.Văn hoá Giáo dục miền NamVN 1970
21.Nam hoa kinh
22.Dịch học tinh hoa
23.Để trở thành nhà Văn
24.Tâm sự người Xưa
25.Đạo học Đông phương trong xã hội ngày nay
26.Thuật dưỡng sinh của Đông phương Đạo học
27.Chu Dịch huyền giải
28.Liêt Tử Xung hư chân kinh


Văn Học Việt Nam: Cánh Đồng Lưu Lạc - Hoàng Đình Quang, 359 Trang



http://www.thuvienso.info Đặt tên tiểu thuyết là “Cánh đồng lưu lạc” vừa mang ý nghĩ biểu trưng vừa có tính khái quát cao, nhà văn Hoàng Đình Quang đã mở ra một không gian nghệ thuật đặc sắc. Đó là nông thôn với hiện thực bất ổn, xê dịch, những kiếp người phiêu dạt và khát vọng nhân sinh. Cánh đồng lưu lạc “theo nhiều người già kể lại có lẽ nó được khai phá bởi những người dân lưu lạc tứ xứ kéo đến đây”( trang 12). Lời giải thích lịch sử cánh đồng đã dự báo về những cuộc hành trình nối tiếp nhau đi tìm bản thể. Nền văn minh nông nghiệp Việt Nam tự bao đời vốn ở trạng thái tĩnh, ao tù nước đọng, cây đa bến nước sân đình…Nhưng trong thực tế từ xa xưa cho đến bây giờ nông dân vẫn thực hiện những cuộc di dân tìm miền đất mới. Họ ra đi mong thoát cảnh đói nghèo, u mê, trì trệ, tìm câu trả lời cho số phận, nhưng thôi thúc từ trong sâu thẳm là khát vọng sống, khát vọng làm người. Nhân vật Hoan,  thầy giáo làng xuất thân từ nông dân đã chỉ ra căn nguyên sâu xa của cảnh đời lưu lạc: “Làm ruộng…một thứ lao động truyền đời, bán lưng cho trời, bán mặt cho đất. Không. Tôi không nói đến cái gian khổ…tôi nói đến sự tù túng, quẫn bách của thói nhà nông” (trang 25). Thì ra, không phải nỗi khổ thể chất mà chính là nỗi đau tinh thần đã dồn đuổi con người quăng quật, xô đẩy trong dòng đời biến động, bất trắc và vô tận.
Hoàng Đình Quang viết về làng Sơn Cốt, quê hương ông, một vùng quê mang đậm đặc trưng nông thôn Bắc bộ, như nhà văn thừa nhận là có đủ hạng người: gã ngốc, kẻ ăn mày, người anh hùng, ông đồ, giáo sư …Và trong bối cảnh giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ cùng với sự thâm căn của cơ chế quan liêu bao cấp.
Cũng như bao tiểu thuyết hiện đại viết về nông thôn khác, “Cánh đồng lưu lạc” đề cập đến cái đói, miếng ăn, sự lạc hậu, tối tăm, tha hóa. Ám ảnh  người đọc bởi những ngôi nhà “vách đất, mưa gió bào đến trơ mòn”; những năm đói kém cả làng thèm thịt mỡ, người nhà quê thường giễu là “tí mũi”; những cậu bé tuổi ăn, tuổi lớn ra đồng với ba củ khoai, đói quá nằm dưới gốc sim mà khóc. Sự thiếu thốn, khan hiếm vật chất và chế độ phân phối, khiến người ta ao ước, nâng niu từng đôi pin, cân đường…
Đó là cái phông hiện thực vừa ảm đạm vừa hài hước theo cách nhìn của Hoàng Đình Quang, nhưng ông không khai thác sâu cái phông đó như nhiều tiểu thuyết viết về nông thôn từng làm. Cảm hứng sáng tạo của Hoàng Đình Quang hướng đến một “chiều kích” khác, với một lối đi riêng rất âm thầm ráo riết là khám phá thế giới tinh thần của những con người có gốc gác nông dân thông qua bi kịch thân phận của họ.
Hơn 30 nhân vật trong tiểu thuyết được nhà văn dựng lên trong mối quan hệ gắn kết nhưng có đời sống riêng sâu sắc, vận động trong cái không gian, thời gian nghệ thuật khá tiêu biểu. Ngoài cuộc lưu lạc khởi thủy vùng đất, cuốn tiểu thuyết tập trung mô tả những cuộc lưu lạc của bốn nhân vật bươn trải trong hiện thực khắc nghiệt, với những dằn vặt tinh thần nhưng không hiếm những khoảnh khắc bay bổng, lãng mạn.


Văn Học Việt Nam: Cánh Đàn Ông Chúng Mình - Nguyễn Nnhật Ánh, 20 Trang



Vợ tôi ấy mà, cô ấy là chúa hay ghen!
Một lần, tôi đi làm vừa về tới nhà, cô hỏi ngay:
- Hồi sáng anh chở ai đi phố vậy?
- Hồi nào? – Tôi giật mình hỏi lại.
- Hồi sáng chớ hồi nào!
Tôi gõ tay lên trán:
- À, à, để anh nhớ coi. Hồi sáng hình như anh có chở thằng bạn đi mua sách.
- Không có hình như gì cả. Hồi sáng anh chở một cô gái. Ai vậy?
Tôi gật gù như một nhà hiền triết:
- Cô gái hả? Ừ, ừ, có. Cô bạn cùng cơ quan với anh ấy mà. Anh chở cô ta lên ủy ban để chứng giấy tờ cho cơ quan. Ối giào, em để ý làm gì ba cái chuyện lặt vặt đó...
Tôi thở dài một cái, phẩy tay và đi vào phòng thay đồ ra cái điều chuyện không có gì đáng nói.
Ít bữa sau, vợ tôi lại nói:
- Cô gái hôm trước không phải ở cơ quan anh.
Tôi giật bắn người. Chà, thế là đã có một màn điều tra trò rồi! Lập tức tôi nhíu mày:
- Anh có nói cô ta làm chung với anh hồi nào đâu?
- Thôi, anh đừng có chối!
Tôi ngơ ngác:
- Thật mà! Chắc là em nghe nhầm hay sao ấy! Cơ quan cô ấy đóng ở gần chỗ anh. Sẵn anh đi công tác, cổ quá giang lên ủy ban. Trời, ba cái chuyện linh tinh...
Tôi lại thở dài, phẩy tay chán ngán.
Một tuần sau, tôi lại bị vợ khảo:
- Hôm nay anh lại đi với cô nào đấy?
Tôi nhún vai:
- Thì cô bữa trước chứ cô nào. Hôm nay cô ta lại quá giang lên quỹ tiết kiệm. Sao em cứ thắc mắc làm gì mấy cái chuyện đó cho mệt óc!
Vợ tôi hình như rất thích mệt óc, cô ta mím môi lại:
- Ai đừng qua mặt tôi. Cô này không phải là cô hôm trước. Cô này để tóc ngắn.
Tôi gật đầu một cách mau mắn:
- Ðúng rồi! Hôm trước cô ấy để tóc dài nhưng gần đây lại cắt tóc ngắn.
- Nhưng không phải chỉ mái tóc. Mặt cô này gầy hơn cô kia.
Một lần nữa, tôi xác nhận:
- Ðúng, cô ấy mới ốm dậy mà!
- Nhưng cô này cao hơn! - Vợ tôi khăng khăng.


Truyện Kiếm Hiệp: Càn Khôn Tuyệt Pháp - Trần Thanh Vân, 445 Trang



http://www.thuvienso.info Trường Giang...
Tiết trời đã vào thu, trên mặt sông vô cùng êm ả, chỉ có những lọn sóng lăn tăn như nhảy múa, tạo thành một không gian bình yên tĩnh lặng. Trong khoảng trời đất, sông nước bao la đó, ai cũng cảm thấy mình nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ.
Giữa cảnh trời cao xanh trong, trên sông có thể thấy những làn hơi nước nhẹ trôi bềnh bồng mà bất cứ một thi nhân nào cũng phải động tình thơ với cảnh trời Trường Giang.
Lúc này trên sông xuất hiện hai con thuyền từ hai hướng trôi gần lại với nhau. Con thuyền bên hướng đông, trên đỉnh là ngọn đại kỳ màu trắng toát, nó đúng là một ngọn bạch kỳ không một dấu chấm phá trên cái nền trắng toát đó. Bên phía tây, cũng trên nóc thuyền có một ngọn đại kỳ thêu rõ ba thanh kiếm gác chéo vào nhau.
Nhìn ngọn đại kỳ của con thuyền phía tây, bất cứ ai đã từng bước ra ngoài giang hồ cũng đều biết đó là lệnh kỳ của Tam Kiếm đoạt hồn Vô Cát Vũ. Người đã sáng lập ra phái Vô Danh Kiếm mà khắp Trung Nguyên thiên hạ đều biết tiếng.
Tam Kiếm đoạt hồn Vô Cát Vũ không phải là võ lâm minh chủ, nhưng cả hai đạo hắc bạch đều nể mặt, bởi lẽ duy nhất Cát Vũ là người đứng đầu trong thiên hạ về kiếm thuật. Vô Danh kiếm so với Võ Đang Thái Ất kiếm pháp có phần hơn và đã từng khẳng định trong dại hội kiếm đạo võ lâm tại đỉnh Long Vân Sợn Có thể giờ đây trong giang hồ, ngoài Cát Vũ ra thì không một người nào xứng với cái danh Thiên hạ đệ nhất kiếm.
Danh bất hư truyền, Vô Cát Vũ lại được các chưởng môn phái khác trọng vọng, bởi tính tình trung hậu, và một mực chỉ nghỉ đến đạo nghĩa giang hộ Từ đó Vô Danh Kiếm trở thành nơi tụ nghĩa đàn của mọi người. Cái danh, cùng với kỳ tài, Cát Vũ trở thành Thiên hạ đệ nhất nhân, mặc dù vây chung quanh vẫn không thiếu những kẻ muốn chiếm lĩnh chỗ đứng của Vô Danh Kiếm trong giang hô.
Hai con thuyền từ từ nhích lại gần nhau, cho đến khi chúng chạm mũi mới chịu dừng lại.
Vô Cát Vũ đứng ngay trên mũi thuyền, thần thái uy nghi, vai mang trường kiếm, vận thanh y trường bào trông chẳng khác nào một vị tướng oai dũng trên sông nước Trường Giang.
Bên thuyền kia là một người vận huỳnh y, cặp mắt lim dim, toát ra cái nhìn âm độc chiếu vào Vô Cát Vũ.
Vô Cát Vũ ôm quyền nói:
- Tại hạ đã đến đúng hẹn.
Người kia ngửa mặt cười khanh khách, y cắt ngang tràng cười tiếu ngạo đó, mới cất tiếng ồn ồn nói:
- Quả đúng như thiên hạ nọi Vô Danh Kiếm Vô Cát Vũ là một người thủ tín. Ta bội phục.... rất bội phục!
- Đa tạ. Tại hạ được huynh đài hẹn đến đây để ấn chứng võ thuật kiếm pháp, thì cũng đừng khách sáo.
- Tất nhiên, ta không khi nào khách sáo với Vô Danh kiếm chưởng môn.
Y chỉ lên ngọn bạch kỳ đang đủ gió phần phật, nói:
- Ta đã treo ngọn bạch kỳ kia lên nóc thuyền, vậy chưởng giáo Vô Danh Kiếm có biết ý của ta không?


Văn Học Việt Nam: Chặt Đẹp - Văn An, 13 Trang

Đi hết căn phòng chia bài, ông chủ casino Bob ra tới mặt lộ. Tiệm hớt tóc, nơi lão sắp ghé, nằm bên kia đường. Gã phó cạo nhác thấy Bob, vén mép cười cầu tài:
- Xin lỗi, tôi không biết ông chủ ghé cắt tóc. Xin ông chủ cảm phiền chờ chút xíu.
Cái lối một điều ông chủ, hai điều ông chủ lãng òm làm Bob nực gà. Hai chữ ông chủ ngắn gọn. Nhưng kỷ niệm nó gợi nhắc lại buồn và dài.

Hai mươi mấy năm trước, có con nhỏ từng tha thiết gọi Bob là ông chủ. Nó đâu chỉ gọi xuông? Nó tự nguyện ngã vào vòng tay ông chủ. Anh mắt con nhỏ thiên thần. Đôi môi đỏ chín mời gọi. Cặp đùi căng mẩy phù sa. Hai cánh đồi tươi đau đáu. Thêm giải bình nguyên thoảng hương lúa sữa đổ ngọt xuống con lạch phép tích, nguyên vẹn.
Sắc đẹp đó, phải nói, hết chê ! Nhưng với cậu chủ Bob phù phiếm ngày ấy, nó đâu đã đũ đô toàn bích? Cái cậu cần là một mỹ nhân vọng tộc đi bên cạnh, để triển lãm cho bàn dân thiên hạ ngó lõ con mắt cái chơi!
Người đàn bà trẻ đẹp lỡ sinh ra trong cõi bần hàn nuốt nỗi đau vào lòng. Cùng với một sự sống đang tượng hình, nỗi đau dễ gì tiêu hoá được ?
Mà lạ thiệt! Bộ khùng hay sao cứ nhớ mãi chuyện cũ? Hiến pháp không cấm thằng phó cạo gọi kẻ khác là ông chủ. Thì kệ cha cho nó gọi. Mắc mớ gì suy nghĩ tùm lum cho mệt đầu?
Luợm tờ báo trên bàn lên tay, Bob liếc qua trang nhất. Khi không tim lão chùng xuống rồi đột ngột nhói lên như bị gai đâm . Hàng tít : “ Đã tóm được nghi can giết cô gái” cùng hai tấm hình, một của nạn nhân, một của nghi can sát nhân, đập chình ình vô mắt lão. Buông tờ báo nặng trịch xuống chân, Bob ngồi im như ông phỗng . Trời ơi! Nếu lão là người cha tốt.... Không, chỉ cần lão làm người chồng tốt thôi, đã đủ. Đủ mọi cái nếu như con nước lũ cùng lúc ập tới. Rồi cơn giận pha với nỗi sợ bùng lên.
Với Bob, kiểm soát cơn giận là chuyện dễ. Trong làm ăn, nhiều bận lão ngay cả phải giả vờ mặt đỏ tiá tai nhập vai “nóng sảng” để thoát khỏi những tình huống khó xử. Hoặc câu giờ nghĩ cách ăn miếng trả miếng đối phương. Nhưng sợ hãi lại là thứ tình cảm cà chớn hoàn toàn khác lạ. Một ông chủ lớn cỡ Bob, có bao giờ phải rét ai hoặc hãi hùng điều gì ? Thành thử lúc này, lão khổ sở nhìn bàn tay run khơi khơi. Chưa kể hai chiếc đầu gối, cũng mem mém cà giựt.

Chân Lạp Phong Thổ Ký - Châu Đạt Quan | Dịch: Lê Hương, 125 Trang



http://www.thuvienso.info Quyển sách duy nhất mô tả vùng Angkor, đế đô nước Cao Miên ngày xưa giữa thời cực thịnh là tập ký ức "Chân Lạp Phong Thổ Ký" của ông Châu Đạt Quan. Ông Châu Đạt Quan, hiệu là Thảo Đình Di Dân, quê ở Vĩnh Gia, huyện Ôn Châu, tỉnh Triết Giang, Trung Hoa, năm thứ 2 niên hiệu Nguyên Trinh (Bính Thân 1296) triều Vua Thành Tông (1295-1308) nhà Nguyên (1277-1368) theo một phái đoàn sứ giả sang Cao-Miên dưới triều vua Cindravarman (1295-1307). Ông ở đất Miên hơn một năm, ghi những điều mắt thấy tai nghe về cuộc du hành xuyên qua miền Nam Việt Nam ngày nay và mọi phương diện sinh hoạt của người bổn xứ. Năm thứ 1 niên hiệu Đại Đức (Đinh Dậu 1297), ông trở về và hoàn thành tác phẩm này trước năm 1312, đến đời nhà Minh (1368-1680) được ông Ngô-Quán, quê ở Tân-An, huyện Hấp, tỉnh An Huy hiệu đính.
Đối với các nhà khảo cổ, tập ký ức của họ Châu là một tài liệu vô cùng quý giá để tìm hiểu về Cao Miên, một quốc gia không có để lại lịch sử trên giấy mực, còn đối với người Miên thì chính họ phải nhờ những dòng chữ vàng ngọc kia để biết tổ tiên họ trong khoảng thời gian ấy.
Người đầu tiên phiên dịch tập ký ức này ra Pháp ngữ là ông Abel Rémusat trong năm 1819 đăng từng đoạn trên tạp chí của nhà xuất bản Dondey-Dupré và trong tập thứ 3 tạp chí Novel les Annales des Voyages của nhà xuất bản Eyriès et Maltebrun nhan đề: "Description du Royaume de Cambodge par un voyageur Chinois qui a visité cette contrée à la fin du XIIIe siècle" có kèm theo bức địa đồ. Năm 1829, bản dịch được đăng lại trên tạp chí Nouveaux Mélanges Asiatiques et Recueil de Morceaux de Critiques et de Mémoires của nhà xuất bản Schuber et Heide Joff ở Paris, từ trang 100 đến 152, không có bức địa đồ.
Năm 1902, ông Paul Pelliot cũng dịch ra Pháp ngữ đăng trên tạp chí của trường Bác Cổ Viễn Đông (Bulletin de L'Ecole francaise d'Extrême Orient) tập II, 1902 từ trang 123 đến 177.
Năm 1954, nhà xuất bản Adrien-Maison-neuve ở Paris ấn hành bản trên đây do Dịch giả sửa chữa nhiều nơi kèm theo phần bình giải rất phong phú, nhưng tiếc thay chỉ được có ba trong bốn mươi chương của nguyên bản thì ông từ trần.
Năm 1967, ông J. Gilman d'Arcy Paul phiên dịch tác phảm của ông Paul Pelliot ra Anh ngữ nhan đề: Chou-Ta-Kuan Notes on the customs of Cambodia ấn hành ở Bangkok (Thái Lan) do nhà xuất bản Social Sciences Association Press.
Chúng tôi soạn phần Việt ngữ theo nguyên văn tập ký ức do Bác sĩ Otto Karow, giáo sư tại Viện Đại Học Goethe ở tỉnh Frankfurt (Tây Đức) gởi tặng qua sự giới thiệu của Giáo sư Bùi Hữu Sủng, được ông Hoàng Đẩu Nam, chuyên viên Hán học ở Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách Văn Hóa và Giáo sư Việt gốc Hoa Quách Chí Dân ở Phan Thiết giải thích những điểm cần thiết, sao cùng là vài điều nhận xét của chúng tôi mạo muội chua thêm.
Dịch giả: Lê Hương - Nhà xuất bản Kỷ Nguyên Mới - Ấn hành lần thứ nhất (1973), Saigon, Việt Nam.


Văn Học Việt Nam: Chiếc Đồng Hồ - Bùi Hiển, 18 Trang

Anh ta là một viên chức họa đồ sở đạc điền. Ngày ngày, cúi đầu trên vuông giấy dày mà một ngọn đèn chiếu sáng từ phía dưới xuyên qua tấm kính, anh dò những nét cong khúc khuỷu, những dải sông xanh, những con đường đỏ và tím, những tràng chữ thập phân địa giới. Anh họa, anh họa, cử động một cách gần như máy móc, im lặng, lưng gù, trí nghĩ vơ vẩn. Cuối tháng lĩnh được đâu vài chục bạc lương, anh bỏ tiền vào một cái phong bì đem về nộp vợ nguyên vẹn. Xong bữa cơm trưa, chị vợ mút mút bút chì loay hoay dự tính trên một trang sổ nhỏ sự chi tiêu trong ba mươi ngày sắp đến. Chị tính cặn kẽ từ tiền gạo củi đến tiền xà phòng, bớt một hào ở khoản này đập vào khoản kia. Rồi chị nói lên, bằng một giọng hơi chớm ý phàn nàn: - Đấy còn thừa không đầy năm hào tiêu vặt. Chồng đáp một câu không thay đổi: - Thì lương mình chỉ có thế. Nhưng mà một lần, một nhà điền chủ, bạn ông xếp, cần mấy bản họa đồn điền của mình. Anh nhận làm công việc phụ kia, càng cắm cúi hơn trên bàn họa, và được hưởng món tiền thưởng bốn đồng. Trong bữa cơm chiều hôm ấy, cả nhà nhao nhao lên, phân vân về cách dùng số tiền không mong mà có. Chị vợ thèm ước từ lâu một cái áo dài nâu non. Nhưng thực là lạ kỳ: khi không có tiền, chị ao ước cái áo một cách thiết tha; vậy mà nay cái áo đã vừa tầm túi mình, thì cái gì nhỉ? Hai đứa con làm nũng cơm; chúng nghe bàn bạc những mua cùng sắm, thì cũng vòi mua cái ô tô chạy được và con búp bê nó kêu chút chít ấy. Nhưng anh ta đã có ý định sẵn; cuối cùng anh mới nói:
- Để ta sắm cái đồng hồ chơi.
Rồi anh giảng rằng vừa tìm thấy một dịp tốt để mua đồng hồ bằng giá cực rẻ. Hôm họ, ông xếp nhận được một tờ quảng cáo của một hiệu đồng hồ ngoài Hà Nội; hiệu kia, sau mấy lời mào đầu bá cáo rằng muốn bán tống cửa hàng để nghỉ buôn, trình bày tất cả những mẫu đồng hồ còn lại, với một giá "khó tin". Anh ta đọc trộm tờ quảng cáo và để ý nhất đến một chiếc đồng hồ bàn giấy, mặt vuông xinh nhỏ như một đồ chơi; cạnh hình vẽ, con số dử mồi 3đ, viết bằng chữ lớn thay cho số 6đ phía dưới bị xóa bằng hai nét gạch thập.

Văn Học Việt Nam: Chia Tay Với Đá - Nguyên Bình, 121 Trang



http://www.thuvienso.info Chia tay với đá là tác phẩm đầu tay của Nguyên Bình do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành năm 2003. Chuyện kể về một cậu bé người Mông từ một bản nhỏ nằm heo hút trên núi cao được chuyển đến một vùng bằng phẳng có núi, có sông, có dải đất bằng, có đường ô tô đi lại, theo kế hoạch hạ sơn của tỉnh.
"Nghe bà kể lại thì xa xưa tổ tiên của người Mông là ở vùng Hoa Nam trù phú, đất đai của họ kéo dài tít tắp, một con ngựa tốt chạy ba tháng ròng chưa hết con đường chính đi sang đất khác. Người Mông đã từng trồng lúa nước và ăn cơm trắng. Sau này do những biến cố lịch sử, sự tranh chấp của các dòng tộc, sự cát cứ của người Hán, người Mông bị dạt xuống phía Nam. Vùng đồng bằng phía Nam người Việt đang chiếm giữ. Duy chỉ còn vùng núi cao, thâm u đá núi và rừng cây là vẫn còn bỏ trống. Người Mông liền giữ lấy vùng đất này. Và chính nơi đây đã cho họ sự sống, yên ổn làm ăn. Trong tâm thức người Mông đánh giá nơi núi cao này mới đích thực là đất của người Mông, là quê của người Mông. Trong câu hát truyền lại: "Người Mông cũng có quê, quê người Mông ở Mèo Vạc." Mèo Vạc là một vùng núi non trùng điệp, có tới tám chín phần là đá, đất chỉ đọng lại một chút ở thung sâu và vũng núi." - Quê mới.
Vùng đất mới, một trang sử mới đã mở ra với người Mông, đồng thời trang sử mới cũng mở ra với cộng đồng các dân tộc vùng cao Hà Giang.


Cambridge - Face2Face Pre-Intermediate B1 Student's Book



http://www.thuvienso.info Face2Face is a general English course for students who want to learn how to communicate quickly and effectively in an English-speaking environment. It combines the best in current EFL methodology with innovative new features designed to make learning and teaching easier. There is a strong emphasis on speaking and listening throughout the course, and the practice activities in each lesson provide frequent opportunities for realistic, natural interaction. The course seeks to fully engage the students at every stage of the lesson, and its approach to new language draws on what students have already learned and encourages them to work out rules of grammar and usage themselves. We believe that face2face provides the right balance of topics, language and activities that students and teachers want from a course in today's world.
* Carefully structured double-page lessons
* Teachable straight off the page with minimal preparation
* Realistic syllabus that is relevant to students' real-life needs
* Authentic, up-to-date language informed by the Cambridge International Corpus
* Quick Reviews get each lesson off to a lively start
* Pronunciation syllabus includes drills for every new structure
* Easy-to-follow Student's Book numbering and referencing system
* Large bank of photocopiable resources, including Vocabulary Plus and Learner Training worksheets
* Full range of tests, including tests for each unit
* Flexible for different course lengths


Mai Hoa Dịch Số - Thiệu Khang Tiết | Dịch: Nguyễn Văn Thùy, 212 Trang



http://www.thuvienso.info Đời nhà Tống có ông Thiệu Khang Tiết, ẩn cư tại chốn sơn lâm, mùa đông lạnh không sưởi ấm, mùa hạ nóng mực không dùng quạt giải nhiệt, chỉ để tâm đến Dịch quên hẳn sức giá rét, sức nóng bức, mà còn dán Dịch lên vách, chú tâm suy xét tìm tòi chỗ cùng cực và mắt đăm đăm nhìn vào Dịch xét sự huyền bí sâu xa của Dịch, lòng mong ước tạo nên dịch số nhưng chưa có bằng chứng đích xác.
Một ngày kia đương Ngọ ngủ trưa, thấy một con chuột chạy ngang qua, bèn lấy cái gối bằng sành kê trên đầu ném con chuột đương chạy, chuột chạy mất gối bị bể ra, thấy trong mảnh gối có đề chữ, bèn lượm lên xem thấy: "Cái gối này ban cho hiền nhân Khang Tiết, năm ấy, tháng ấy, ngày ấy, giờ ấy thì dùng gối này ném chuột, gối bị bể".
Tiên sinh lấy làm lạ, bèn đi tìm nhà làm đồ gốm để dò xét. Chủ lò gốm bảo với tiên sinh rằng: "Xưa có một người, tay cầm quyển Chu Dịch, ngồi nghỉ cầm cái gối này biên chép, vậy chắc dạng chữ là của ông già đó vậy. Đến nay cũng chưa được bao lâu, vả chăng tôi có quen biết ông già đó, vậy tiên sinh vui lòng cùng tôi đi tìm xem". Nhưng ông già đó không còn nữa, chỉ để lại một quyển sách và dặn với gia nhân rằng: "Năm ấy, tháng ấy, giờ ấy, có một tú sinh đến nhà ta, nên giao quển sách này cho người thì sẽ biết được hậu sự của ta ra thế nào?" Người nhà lấy sách trao cho tiên sinh. Tiên sinh xem thấy lời văn của Dịch, gồm toàn pháp thuật kiện toàn tiên quyết, đáng được chọn làm lệ để tạo nên Dịch số. Tiên sinh bảo cùng gia nhân rằng: "Xưa thân sinh nhà ngươi có chôn dấu một số bạch kim, trong một cái lỗ, đào về phía Tây Bắc chỗ giường nằm của người, để lo toàn việc tang sự". Thế rồi, người nhà tin lời nói, quả tìm được số bạc đó.
Tiên sinh đem sách ấy về, sau tiên sinh đi ngắm bông mai, thấy hai con chim sẻ tranh nhau đậu cành mai bị sa xuống đất. Tiên sinh đoán biết chiều hôm sau, có cô gái hàng xóm bẻ trộm bông, sẽ bị thương ở bắp vế; thế rồi cũng vì lần đoán đầu tiên đó, mà ngày sau đời lấy thế mà đặt tên cho quyển Dịch số là "Quan Mai Dịch Số". Sau tiên sinh toán biết vườn Mẫu đơn bị ngựa dày xéo tan nát vào giờ Ngọ, lại toán biết bức hoành phi chùa Tây Lâm có điềm họa về âm nhân. Phàm những cách toán biết như trên, gọi là Tiên Thiên dịch số, vì rằng trước biết được số mà chưa biết được quái, dùng số mà toán ra quái gọi là Tiên Thiên.
Lại như thấy ông già có sắc mặt buồn, toán biết ông già sẽ chết vì họa ăn mắc phải xương cá. Lại thấy một thiếu niên có sắc mặt vui tươi, tiên sinh toán biết thiếu niên ấy, sẽ có việc vui làm lễ lệ sinh (hỏi vợ). Lại nghe con gà gáy, toán biết con gà sẽ bị làm thịt. Lại nghe con bò rống, toán biết con bò sẽ bị hại; phàm những cách toấn như thế đều gọi là Hậu Thiên chi số, vì chưa có số mà đã được quái trước, dùng quái mà diễn thành số, cho nên mới gọi là Hậu Thiên.
Một ngày nọ, tiên sinh đem một cái ghế dựa ra, rồi dùng số toán quái xong, lật ghế lên biên vào đáy ghế: "Năm ấy, tháng ấy, ngày ấy, giờ ấy, có một tiên khách tới, ngồi cái ghế này rồi ghế bị gãy nát". Quả đến kỳ định, có một đạo giả tới thăm, ngồi lên ghế ấy, ghế bị gãy bể. Tiên khách lấy làm mắc cở xin lỗi tiên sinh. Tiên sinh thưa rằng: "Vật cũng có số hủy hoại, há làm bận lòng thần tiên lắm sao. Nay nhờ sự ngồi đó để truyền dạy cho hậu học". Rồi tiên sinh lật đáy ghế lên, cùng với đạo giả xem để làm chứng nghiệm. Đạo giả ngạc nhiên bèn đứng dậy, cáo từ ra đi rồi biến mất. Cho nên mới biết Dịch số là kỳ diệu. Như vậy mới biết quỷ thần cũng chẳng tránh khỏi, huống chi là người, huống hồ gì là vật vậy(*).


Căn Bản Mạng Không Dây Wireless - Ks.Trương Hoàng Vỹ, 305 Trang



http://www.thuvienso.info Chương 1. Căn bản về xây dựng một mạng không dây (wireless);
Chương 2. Cài đặt trong môi trường Windows XP.
Chương 3. Chia sẻ một máy tính gia đình
Chương 4. Cài đạt và cấu hình Router không dây;
Chương 5. Cài đặt và cấu hình các Adapter không dây
Chương 6. Cấu hình mạng gia đình Windows
Chương 7. Chia sẻ các tài nguyên mạng
Chương 8. Lọc nội dung và mở các dịch vụ Game
Chương 9. Tận dụng các HotSpot không dây
Chương 10. Bảo vệ hệ thống và dữ liệu.
Chương 11. Bảo vệ an toàn mạng không dây.
Chương 12. Bảo vệ mạng không dây
Chương 13. Xử lý các sự cố và giám sát mạng


Căn Bản Tiếng Anh Trong Tin Học - Tạ Văn Hùng, 534 Trang



http://www.thuvienso.info Để đáp ứng nhu cầu dạy, học và nghiên cứu các tài liệu tiếng Anh liên quan đến lĩnh vực tin học, chúng tôi biên soạn quyển "Căn bản tiếng Anh trong tin học".
Nội dung chính của sách được biên soạn trên cơ sở tham khảo một số giáo trình dạy tiếng Anh trong khoa học máy tính của một số trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Ngoài ra chúng tôi cũng đưa vào các kiến thức cập nhật trong tin học dưới dạng các phụ lục, đó là: Các thuật ngữ tin học thường dùng, đối chiếu ba tiếng Anh - Pháp - Đức, phần ngôn ngữ bậc cao trong máy tính; các bài học nhằm trao đổi kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh trong tin học được chọn lọc theo các chuyên mục bao quát hầu hết mọi lĩnh vực trong khoa học máy tính. Bố cục cuốn sách như sau:
- Phần mở đầu: Danh mục từ vựng gồm các thuật ngữ tin học được dùng trong 23 bài học chính của sách. Các thuật ngữ được sắp xếp theo trình tự A, B, C có phiên âm cách đọc (ở đây chúng tôi dựa theo lối phiên âm Quốc tế phổ biến trên thế giới hiện nay)
- Phần chính của sách gồm 23 đơn vị học với nội dung bao quát các lĩnh vực trong tin học. Mỗi đơn vị bao gồm 2 phần: Phần bài học gồm một bài khóa, từ vựng bài học, bài dịch tiếng Việt.  Phần ngữ pháp trình bày theo chủ điểm, bài tập ngữ pháp và answer key.


Candide Chàng Ngây Thơ - Voltaire | Dịch: Tế Xuyên, 208 Trang



http://www.thuvienso.info Cuốn Candide - Chàng ngây thơ của ông nhằm mục đích trả lời cho triết thuyết của Rousseau về Thượng đế và nhất là để phản đối chủ trương của triết gia Leibniz, theo đó mọi sự trên đời đều sẽ càng ngày càng hoàn thiện hơn, nên con người phải lạc quan.
Ông đưa ra một nhân vật chính, có tính tình chất phác, quá lạc quan, thật thà đến mức ngây thơ nên người ta phải gọi là “chàng Ngây Thơ”. Chàng trải qua bao nhiêu tai biến, hoạn nạn mà vẫn cứ khờ khạo, tin vào lời của thầy mình là triết gia Pangloss dạy rằng cứ lạc quan, thế gian sẽ hoàn thiện. Chàng đã gặp bao nhiêu ngang trái, bao nhiêu bất công, nghịch cảnh, bị hoạn nạn, gian nan, chìm nổi song vẫn không tìm được hạnh phúc mà chàng đặt vào một người đẹp, người yêu tha thiết của chàng.
Lưu lạc vào một thế giới hoàng kim (xứ Eldorado, một xứ tưởng tượng) chàng lấy về được ngọc vàng châu báu kim cương, đủ thành một tài sản đưa chàng lên địa vị người giàu mạnh nhất thế giới; vậy mà, đến khi tìm được người đẹp, thì nàng hết nhan sắc, trở thành nô lệ, từng bị bán đi bán lại nhiêu lần; cuộc sống sóng gió của nàng đã làm cho nàng hết đẹp, lại còn sinh tính nóng nảy, cục cằn. Lúc này đã hết tiền, chàng chỉ có thể mua một miếng vườn để cùng vợ và các bạn cũ sống đời an phận thủ thường.
Cuốn Candide khai thác các thực tại xã hội, chiến tranh chết chóc, động đất, dịch hạch, một thuỷ sư đô đốc bị xử bắn, một nữ tài tử chết không có quan tài, một công nhân bị chủ chặt tay chân. Bao nhiêu bất công trong một chê độ phong kiến tàn ác.
Tác giả đưa ra một bài học: sống trên đời, nên bác bỏ các thuyết lý viển vông, quá cao xa, nên sống thực tế và trông vào sự làm việc mới tạo được hạnh phúc.
Cần nói thêm rằng cuốn Candide xúc phạm đến nhiêu nhà quyền quý, nên tác giả khi xuất bản phải ký một biệt hiệu khác, chứ không ký là Voltaire, vì sợ bị trả thù. Ông lo xa cũng đúng vì cuốn Candide ngày 2 tháng Ba năm 1759 bị hội đồng Genève tố cáo và ra lệnh hỏa thiêu (đem đốt ở nơi công cộng).


Văn Học Việt Nam: Để Gió Cuốn Đi - Trần Thị Bảo Châu, 152 Trang



http://www.thuvienso.info Cúi đầu đi ngược lại ngọn gió mùa Đông Bắc rét tận cùng chân tóc, Mỹ Xuyên chạy vội vào sân gạ Chuyến tàu Hà Nội-thành phố Hồ Chí Minh sắp chuyển bánh. Loa phóng thanh liên tục nhắc nhở khách mau ổn định chỗ ngồi mà Xuyên vẫn còn lóng ngóng chưa tìm được toa của mình.
Dưới sân ga đã vắng, một nhân viên tới giúp cô lên tàu với hàng lô hang lốc những lời càu nhàu kèm theo.
Tới đúng số ghế, Mỹ Xuyên thở phào ngồi phịch xuống. Cạnh cô vẫn còn trống. Xuyên nhẹ nhõm khi nghĩ mình sẽ có chỗ nghỉ lưng, chớ không phải khó chịu vì một người đồng hành xa lạ nào đó ở kế bên.
Tàu chạy, Mỹ Xuyên khoan khoái kê balô sang ghế trống rồi ngả đầu xuống, chân duỗi sang phần ghế của mình và gác lên cửa sổ đã đóng kín, cô nhắm mắt chờ giấc ngủ đến.
Thế là Xuyên đã rời xa Hà Nội rồi đấy. Nhớ lại mọi chuyện vừa xảy ra, cô thở dài. hậu quả của một giây bướng bỉnh là đây. Hai chữ thất nghiệp như một bản án lơ lửng, mà một người từng khốn đốn vì mưu sinh như cô không thể nào bình tâm khi nhắc đến.
Nhưng điều Xuyên làm là đúng kia mà. Cô lăn một vòng và suýt lọt xuống sàn vì cái ghế hẹp này không phải là cái giường nệm vừa rộng, vừa êm của khách sạn. Nằm sát vào trong, Mỹ Xuyên kéo cao cổ áo, co người cho bớt lạnh.
Hừ! Bà ta tưởng cô không dám bỏ đi à? Vậy là bà ta lầm. Thực tế đã cho thấy Mỹ Xuyên này không thể chịu nhục nhiều hơn nữa.
Tiếng bánh sắt nghiến trên đường rầy, những toa xe nghiêng qua đảo lại, làm Mỹ Xuyên chông chênh khó chịu hết sức. Cô cố không suy nghĩ, cố dỗ giấc ngủ và cố đuổi cái lo ra khỏi tâm trí mình nhưng không được. Xuyên chập chờn tỉnh tỉnh mơ mợ Trong cõi mơ hồ đó, bao nhiêu là hình ảnh dội về. Gương mặt son phấn của bà Ái Xuân cứ ẩn hiện, cứ ngả nghiêng theo những toa xe và đeo bám cô suốt. Xuyên bị ám ảnh bởi cái nghiến răng, cái giọng rít lên the thé của bà mỗi khi giận. Mà bà Ái Xuân thì thường xuyên giận, nhưng chưa bao giờ Xuyên thấy bà giận như sáng nay.
Mắt trợn trừng, mồm há hốc đến mức Xuyên thấy cả cái mấu bạc của hàm răng giả. Bà Ái Xuân như quên hết mọi vẻ kiểu cách hàng ngày khi cô xô ngã ghế đứng dậy. Bây giờ nhớ lại, Xuyên chợt tức cười.
Đang nhắm mắt, tủm tỉm, Mỹ Xuyên bỗng giật mình khi bị đập mạnh vào vai. Mở bừng mắt, lồm cồm bò dậy, cô nghe giọng quyền hành:


Tiểu Thuyết Kiếm Hiệp: Đề Ấn Giang Hồ - Trần Thanh Vân, 744 Trang



http://www.thuvienso.info - Hồi 01 : Kẻ không liên quan
- Hồi 02 : Người tốt
- Hồi 03 : Thạch lao
- Hồi 04 : Tin lầm kẻ ác phạm tội lớn
- Hồi 05 : Hy vọng chuộc lỗi đòi danh sách
- Hồi 06 : Ngàn dặm gian nan lên ải bắc
- Hồi 07 : Tuyệt kỷ
- Hồi 08 : Tin dữ động thiên hạ
- Hồi 09 : Thân giá ba ngàn lạng
- Hồi 10 : Gặp hiểm lại bền lòng
- Hồi 11 : Mưu việc với hổ lang
- Hồi 12 : Gặp nhau ở Trường Thành
- Hồi 13 : Lên đường đi tái bắc
- Hồi 14 : Chùa cổ thoáng bóng rồng
- Hồi 15 : Chịu nhục thêm bền chí
- Hồi 16 : Giả đùa mà tưởng thật
- Hồi 17 : Ma cao một trượng
- Hồi 18 : Lục Hợp kỳ trận
- Hồi 19 : Mỹ phụ tóc bạc
- Hồi 20 : Trẻ nhỏ xót nhu tình
- Hồi 21 : Thương Dung tựu nghĩa
- Hồi 22 : Vì thủ tín uống thuốc độc
- Hồi 23 : Báo ân chịu hiểm nguy
- Hồi 24 : Núi hoang gặp Túc lão
- Hồi 25 : Mắt sáng biết anh hùng
- Hồi 26 : Quan tâm ân cần
- Hồi 27 : Thực tình khó tỏ
- Hồi 28 : Đừng khinh người quá
- Hồi 29 : Không khinh mình không được
- Hồi 30 : Việc binh chẳng ngại gì gian trá
- Hồi 31 : Vệ đạo không tránh dối lừa
- Hồi 32 : Chặt ngón trị ma đầu
- Hồi 33 : Trước trận đổi tù nhân
- Hồi 34 : Y bát được chân truyền
- Hồi 35 : Khải ca về bản minh
- Hồi 36 : Tình nguyện vào lao


Đế Thiên Đế Thích - Nguyễn Hiến Lê, 96 Trang



ccVăn du ký nếu khéo viết thì có thể đẹp như thơ, vui như tiểu thuyết, mà lại ghi chép được thiên nhiên, xã hội, tình cảm một cách trung thực hơn hoặc dồi dào hơn thơ và tiểu thuyết. Vì vậy mà cho tới thế kỷ trước, thể đó rất được trọng ở phương Đông cũng như phương Tây. Liểu Tôn Nguyên nổi danh là nhà viết du ký có tài nhất Trung Hoa; Tô Đông Pha, Vương An Thạch đều lưu lại những bài du ký ngắn bất hủ. Chateaubriand, Lamartine, Victor Hugo, Pierre Loti du lịch Hy Lạp, La Mã hoặc Cận Đông, Viễn Đông… đều tặng cho nhân loại những tác phẩm có giá trị về văn chương, xã hội học. Qua thế kỷ XX, bắt đầu giữa hai thế chiến, thể đó đã hơi thay đổi. Các văn nhân thi sĩ vẫn còn ham đi du lịch, nhưng ngay cả Paul Morgan và André Gide cũng không nhằm mục đích thưởng ngoạn nữa mà đã mang theo hành lý nhiều nỗi thắc mắc về thời cuộc, xã hội, chính trị. Từ sau thế chiến thứ nhì, thể đó gần như mất hẳn: bây giờ người ta lên phi cơ không phải để du kịch nữa mà để điều tra, phỏng vấn; tiếng nhạc của thiên nhiên và tiếng nhạc của lòng đã bị tiếng ồn của các hội nghị, tiếng hò hét của các cuộc mít tinh và tiếng bom đạn, phi cơ phản lực át mất!


Cho nên trong cái rừng sách của phương Tây mà gặp được một cuốn như Mùa Xuân ả Rập (Un Printemps Arabe) của Benoist Méchin thì thú vô ngần. Đoạn ông tả cảnh Eden ở Mésopotamie nên thơ làm sao! Ở nước ta, hồi tiền chiến, chỉ có vài ba nhà viết du ký, nổi danh với cuốn Chơi Hồ Ba Bể và Sau Dãy Trường Sơn, tuy có hứng thú nhưng ngọn bút có kém luyện. Từ sau thế chiến, thể du ký cũng theo trào lưu chung mà chìm hẳn: lác đác trên báo có ít bài, phóng sự hơn là du ký; còn in thành sách thì chỉ toàn là địa phương chí. Duy có cuốn Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười của ông Nguyễn Hiến Lê là nữa có tính cách du ký, nữa có tính cách biên khảo. Hoàn toàn là du ký thì có lẽ chỉ có cuốn Đế Thiên Đế Thích mà hôm nay chúng tôi cho ra mắt độc giả, nhưng cuốn này cũng lại viết từ giữa chiến tranh. Ông Nguyễn Hiến Lê viết nó từ năm 1943, rồi gặp hồi kháng chiến, tản cư, may mà mang theo và giữ lại được. Từ khi hồi cư, mấy chục năm nay, ông không nghĩ tới chuyện xuất bản, cho rằng không hợp thời. Vã lại ngay khi viết ông cũng không tính tới việc in, ông bảo: “Viết để kéo dài cái cảm giác thích thú khi du lịch, bấy nhiêu đủ rồi”.


Nhà xuất bản chúng tôi nghĩ Đế Thiên Đế Thích ở sát nước ta mà nhiều người không được biết, khi đất nước bạn thanh bình rồi chắc nhiều người cũng muốn thăm; nhất là nghĩ loại du ký vắng bóng trên văn đàn thì cũng là điều đáng tiếc, nên xin phép thân nhân gia đình tác giả cho xuất bản tập mỏng này. Theo ý thân nhân tác giả, chúng tôi giữ đúng lời văn hồi trẻ của ông nên không sửa lại bản cũ. Tập du ký này viết từ năm 1943, đã đăng trên nhật báo Việt Thanh cách đây bảy tám năm. Hồi viết, chúng tôi dùng những tài liệu lịch sử trong cuốn Guide Groslier. Sau thế chiến vừa rồi, ông G. Coedes trong cuốn Pour mieux comprendre Angkor và ông Maurice Glaize trong cuốn Les monuments du groupe d’Angkor đã đính chính vài chỗ sai lầm của Groslier. Chúng tôi dùng hai cuốn này để sửa chữa bản thảo và mong rằng có thể giúp độc giả hiểu một cách rất sơ sài nhưng gần đúng về Đế Thiên Đế Thích, một cảnh đại quan vào bậc nhất thế giới, cách Sài Gòn không bao xa, mà theo chỗ chúng tôi biết thì từ trước tới nay chưa có du khách Việt Nam nào viết về nó cả.


Văn Học Việt Nam: Cô Bé Nói Dối - Hạ Thu, 136 Trang



http://www.thuvienso.info Trong cuộc đời , ngoài cái tật thích nói láo ra , Đinh Đang còn mang thêm một cố tật không ai ưa nữa , đó là cái tật thích làm người khác đứng tim , sợ điếng hồn .
Không hiểu sao cô thích nhìn mặt người ta , đang bình thường bỗng chảy xệ ra , rồi từ hồng chuyển dần sang xanh xám đến thế . Thật không thích thú gì bằng , đúng giữa lúc người bị hại không còn gì hy vọng , cô lại bật cười lên khanh khách . Đùa thôi mà , có gì đâu ! Cô vẫn thường nhún vai thanh minh cho việc mình làm .

Nhưng lần này , Đinh Đang biết cô không đùa. Cả ba của cô , tỷ phú Kim Hưng cũng biết vậy . Nên đã năm phút qua rồi , gương mặt ông vẫn không đổi sắc , không lấy lại được vẻ bình thường , dù giữa thương trường ông vẫn nổi danh là người điếm tĩnh.
Hai bàn tay ngọ nguậy , hai bàn chân cũng bắt đầu ngọ ngoạy trên ghế salon. Đinh Đang bập bập môi mút cây kẹo ớt . Đôi mắt cô mở to nhìn ông sốt ruột . Chỉ là một cái gật đầu thôi , sao ông đắn đo lâu vậy ?
- Không được - Cuối cùng , ông Hưng đành phải đứng lên ra tối hậu thư . Dù biết rằng tối hậu thư kia có làm con phật dạ .
- Không được ! - Cây kẹo rời khỏi miệng rơi xuống nền nhà . Đôi mắt đang mở to cụp xuống nhanh. Hai bàn chân dậm thình thịch trên mặt đất - Sao lại không được chứ ?
- Vì ba thương con , cục cưng à ! - Bước lại gần , một tay đặt lên tóc con vuốt nhẹ , ông Hưng hy vọng chuyển lay được lòng Đinh Đang bằng tình phụ tử thiêng liêng .
- Không cần ba thương con kiểu đó - Gạt mạnh tay ông ra khỏi vai mình , Đinh Đang đùng đùng bước đến cửa sổ . Gương mặt bầu phụng phịu , phình to .
Từ lúc Đinh Đang còn nhỏ đến giờ , chưa lần nào ông làm trái ý con . Nên lần này... quyết liệt làm con buồn ông nghe lòng ray rứt quá . Nhưng biết làm sao . Ông không thể nào cho nó ra riêng tự lập một mình .
Với tuổi đời chưa tròn mười tám , với những tháng ngày được bảo bọc nâng niu trong vòng tay người cha già hiếm muộn , Đinh Đang là một cành hoa quý bằng pha lê mỏng . Làm sao nó đối đầu cùng sương tuyết nắng gió đời thường chứ ?
Song , bất chấp lời cha giải bày hơn thiệt . Giờ đây , lòng Đinh Đang cháy bỏng một ước mơ được tung cánh làm con chim tự do bay lượn giữa bầu trời thênh thang lớn rộng . Ôi , bao đêm , rồi bao ngày ấp ủ , Đinh Đang chỉ mong được đến ngày này .
Ngày sinh nhật tròn mười tám tuổi , ba hứa sẽ tặng cô món quà mà cô yêu thích nhất . Đinh Đang hy vọng ,hoài mong , ấp ủ , tưởng tượng biết bao nhiêu. Vậy mà... ông lại nỡ phũ phàng hét to vào mặt cô hai từ : Không được .
Ông coi thường cô quá ! Nước mắt tủi thân lại lăn dài , Đinh Đang khóc ngon lành. Tự nhiên cô nhớ mẹ , dù mẹ chỉ là chiếc bóng mờ trong tâm khảm của cô . Cô ước gì mẹ không bị bệnh chết đi . Bởi chẳng biết sao cô lại tin rằng : Bà sẽ đồng tình , khuyến khích cô ra đời tự lập.
Khóc một hồi thấy ông Hưng vẫn đứng yên chẳng có động tinh gì , Đinh Đang không khóc nữa . Ngu sao khóc cho mắt sưng vù chớ? Cách này không được phải tìm cách khác phản công .
Chẳng cần phải nghĩ lâu , từ nhỏ Đinh Đang nổi danh lém lỉnh và mưu mẹo . Trèo qua cửa sổ , tay nắm lấy cái màn cửa , cô hét to :


Văn Học Việt Nam: Cỏ Biếc - Trần Thị Bảo Châu, 180 Trang



http://www.thuvienso.info - A ! Ngừng lại cho tao ghé đây một chút
Hoài Khanh vừa hét vào tai, vừa đập mạnh vào vai làm Bạch Yến hoảng hốt tấp xe vô lề
-Trời ơi ! Mày giở trò gì đây quỷ ?
Khanh nhảy xuống xe mặt tỉnh queo:
Tao bảo mày stop chớ có gì đâu
Nháy mắt một cái cô cao giọng:
- Hãy đợi đấy thỏ đế
Dứt lời cô chạy ào đến cái tủ kem mua ra một bịch nào là sinh tố rồi yaourt lỉnh khỉnh
Yến càu nhàu:
- Mấy thứ này chỗ nào không bán, mày bắt ngừng gấp làm tao mất cả hồn
Lấy ra mộ bịch sinh tố, co ghim ống hút vào rồi đưa tận miệng Yen:
Vậy hút một hơi cho hoàn Hồn
Yến đẩy tay Khanh ra:
- Xì ! Ai lại ăn uống ngoài đường kỳ vậy
Leo lên ngồi sau Yến, Khanh lý sự:
- Ăn uống là một trong những quyền quan trọng nhất của con người . Đâu có luật nào cấm ăn ...hút ngoài đường . Nhất là đang lúc khát như vầy . Hút vào một ngụm sinh tố đã phải biết .
- Nhưng mà người ta nhìn mình .
- À ! Đó là tại họ thèm ...
Bạch Yến gắt gỏng:
- Không nói với mày nữa . Đồ ngang như cua .
Khanh véo vào eo Yến:
- Ê ! tao thích con ghẹ hơn, nó có đốm có bông trông lịch sự chớ không đến như con cua, xấu lắm !
Yến lắc đầu:
- Tao sợ mồm mép mày quá rồi yêu quái ạ !
- Vậy thì tao im để tiếp tục sự nghiệp ăn uống, chớ không phải vì mày đâu nghen.
Bạch Yến nhún vai chăm chú điều khiển xe . Qua khỏi mấy cái ngã tư đèn xanh đỏ, vẫn không nghe Khanh chót chét . Cô nhắc:
- Nè ! Sắp tới nhà mày rồi đó yêu quái . Nói gì thì nói cho đã, kẻo đến giờ tịnh khẩu lại than không có chi để đấu láo .
Khanh thở dài:
- Mày làm tao mất hứng rồi . biết nói quái gì đây ?
Hơi nghiêng đầu ra sau Yến gợi ý :
- Thiếu gì chuyện kể lể . Thí dụ chuyện thường ngày ơ? nhà mày chẳng hạn . Anh chàng Nam và con nhỏ Lan Chi ra sao rồi ?
Khanh nhún vai:
- Chuyện của họ, tao đâu biết
Bạch Yến cười cười:
- Thật hông ? Tao nhớ mày là chúa tò mò mà !
Hoài Khanh làm thinh . Yến lại tiếp tục chót chét:
- Bà dì Ninh vẫn ngày hai buối đến sòng tứ sắc hả ?


Văn Học Việt Nam: Cô Dâu Dịu Dàng - Song Mai, 178 Trang



http://www.thuvienso.info Hoàng Uyên cố chạy thật nhanh theo nồi cơm nhỏ xíu đặt trong đôi gánh của Hạ Mai. Cô vấp chân này vào chân kia suýt ngã khiến mọi người cười ồ. Cô la lên nho nhỏ:
– Hạ Mai chạy từ từ, kẻo lửa tắt bây giờ. Làm gì như ma đuổi vậy?
Hạ Mai vẫn chạy đều đều. Bàn chân cô thoăn thoắt trên sân. Phía bên kia, các đối thủ của hai cô còn ở phía sau một chút. Hạ Mai kêu to:
– Này, ráng lên! Mi làm gì như con rùa lật ngửa vậy? Lúc nãy sao không chịu gánh để ta nhúm lửa cho.
Hai cô vẫn chạy đều, đã hai vòng sân. Hoàng Uyên cho lửa cháy to, cơm sôi sùng sục. Hạ Mai nói nhỏ:
– Này, bớt lửa đi cưng, kẻo nấu cơm ba tầng thì ê mặt lắm đó!
– Giỏi ... nấu đi, cằn nhằn hoài! Mệt muốn đứt hơi. Mi chạy thẳng người. Còn ta bị hình phạt hay sao mà chạy kiểu mới, vừa chạy vừa khom ... Chưa có kiểu chạy nào lạ bằng ...
– Hì hì? Ráng giật giải, chiều nay mình đi nhà hàng Cửu Long một chuyến.
Hạ Mai động viên bạn bằng nụ cười thật tươi.
Hoàng Uyên cho lửa bớt. Cơm cạn nước. Cô liên tục dụi lửa, thổi cho than hồng lên. Tay chân đầy lọ nồi. Hoàng Uyên giật mình khi chạy ngang qua khán đài, tiếng cô MC vang xa:
– Cuộc thi nấu cơm, trò chơi dân gian sắp kết thúc. Chỉ hai vòng sân nữa, các bạn sẽ hoàn thành. Chúng ta hãy hoan nghênh những đầu bếp khéo léo, nhanh nhẹn và tài năng nhất!
Có tiếng vỗ tay, cỗ vũ, la ó bên ngoài. Hoàng Uyên lính quýnh khi Hạ Mai gọi:
– Nhỏ này, cơm chín chưa?
– Sắp ...
– Này, thêm tí than, kẻo sống thì nguy!
– Than đâu mà thêm.
– Thổi nhanh lên! - Cô hét to.


Văn Học Việt Nam: Cô Gái Đeo Lục Lạc - Mỹ Hạnh, 144 Trang



http://www.thuvienso.info Sáng sớm tinh mơ, tiếng lục lạc reo veo trên đường . Những chiếc xe bánh mì đẫy hơi dừng lại , những chú bé , cô bé đội bánh tiêu, bánh bò ngoảnh lại, những cánh cửa sắt đang mở để bày hàng cũng dừng lại .
Người ta lắng nghe và nhìn cô gái đang tung tăng chạy trên con đuờng còn vắng lặng, đến gần .
Ông chủ sửa xe đạp nói với bà chủ chiếc xe bánh mì :
- Sáng nay con bé chạy bộ .
- Ừ, chủ nhật mà .
Cô bé đội mâm bánh tiêu đầy ắp lo dùm :
- Đây chạy tới đó xa thấy mồ .
Thằng bé sún răng đội mâm bánh bò đủ màu sắc ra vẻ :
- Chuyện ! Chỉ tập thể dục đó, mày biết gì ! Rồi nó than thở luôn . - Vậy là bữa nay chỉ hổng mua bánh cho tụi kia rồi .
Cô gái đang đẩy cửa sắt cười nói vọng ra :
- Bữa nào đầu tháng kìa, em không để ý sao ?
Hai đứa nhỏ ngẫm nghĩ rồi gật đầu :
- À hén !
Cô gái chạy đến, cô hơi dừng lại, chân vẫn nhịp đều, miệng nói như hát :
- Chào ! Bán đắt nghe .
Tất cả đều chào lại vui vẻ . Cô gái vẫn đều đặn nhịp trên lòng đường, tiếng lục lạc dưới chân reo rộn rã, cô chu môi hỏi :
- Hôm nay không thấy bác Sáu xích lô ?
- Sáng nay ổng đi mối ra bến Miền Đông ! - Bà bạn bánh mì trả lời .
Cô gái nhoẻn miệng cười :
- Chào ! Hẹn gặp lại !
Cô đưa tay chào như vận động viên chào khán giả giữa sân vân động, rồi tặng tất cả một nụ cười tươi tắn . Chân lại đều bước chạy, tiếng lục lạo reo vang, nhỏ dần .
Dáng cô vận quần sọc màu đỏ với áo thun trắng, tóc túm cao đuôi ngựa cũng nhỏ dần, rồi mất dần ở ngã 5.


[Audio Book] Cô Gái Đến Từ Hôm Qua - Nguyễn Nhật Ánh (PRC CD)



http://www.thuvienso.info Nếu ngày xưa còn bé, Thư luôn tự hào mình là cậu con trai thông minh có quyền bắt nạt và sai khiến các cô bé cùng lứa tuổi thì giờ đây khi lớn lên, anh luôn khổ sở khi thấy mình ngu ngơ và bị con gái “xỏ mũi”. Và điều nghịch lý ấy xem ra càng “trớ trêu’ hơn, khi như một định mệnh, Thư nhận ra Việt An, cô bạn học thông minh thường làm mình bối rối bấy lâu nay chính là Tiểu Li, con bé hàng xóm ngốc nghếch từng hứng chịu những trò nghịch ngợm của mình hồi xưa.
“Nói một cách khác, hồi nhỏ tôi ngon lành hơn bây giờ nhiều. Hồi đó, muốn chơi với đứa con gái nào, tôi làm quen một cái “rụp”, gọn ơ. Chỉ có sau này, khi lớn lên, tôi mới mắc cái tật lóng nga lóng ngóng trước phụ nữ. Chính vì vậy mà thỉnh thoảng tôi thường ngồi mơ màng hồi tưởng lại cái thời huy hoàng xa xửa xa xưa với nỗi thèm muốn và ghen tị không giấu giếm. Bây giờ tôi còn nhớ rõ mồn một cái ngày tôi cùng gia đình dọn đến chỗ ở mới. Lúc đó tôi còn bé tẹo, khoảng bảy, tám tuổi gì đó. Căn nhà mới nhiều phòng và xinh xắn hơn căn nhà cũ nhiều. Ngày mới dọn đến, tôi khoái chí chạy nhong nhong khắp chỗ. Lúc này mẹ tôi chưa sinh nhỏ Phương, em kế tôi, nên căn nhà trông thật rộng rãi và vắng vẻ.
Chơi một mình cũng chán, lát sau tôi chạy ra trước hiên đứng ngắm xe cộ qua lại. Chơi một mình cũng chán, lát sau tôi chạy ra trước hiên đứng ngắm xe cô qua lại. Chợt tôi nhìn thấy trên đống cát trước sân nhà bên cạnh có một con nhỏ đang chơi trò xây nhà. Con nhỏ trạc tuổi tôi, tóc thắt cái bím lúc la lúc lắc. Khi tôi lò dò lại gần đứng coi, nó vẫn không hay biết, cứ lui cui đào đào đắp đắp.


Cơ Học Lý Thuyết - Nhiều Tác Giả, 237 Trang



http://www.thuvienso.info Cơ học nghiên cứu các quy luật cân bằng vỡ chuyển động của vật thể dưới tác dụng của lực. Cân bằng hay chuyển động trong cơ học lỡ trạng thái đứng yên hay dời chỗ của vật thể trong không gian theo thời gian so với vật thể khác được lỡm chuẩn gọi lỡ hệ quy chiếu. Không gian vỡ thời gian ở đây độc lập với nhau. Vật thể trong cơ học xây dựng dưới dạng các mô hình chất điểm, cơ hệ vỡ vật rắn. Cơ học được xây dựng trên cơ sở hệ tiên đề của Niu tơn đưa ra trong tác phẩm nổi tiếng " Cơ sở toán học của triết học tự nhiên" năm 1687 - chính vì thế cơ học còn được gọi lỡ cơ học Niu tơn.
Cơ học khảo sát các vật thể có kích thước hữu hạn vỡ chuyển động với vận tốc nhỏ hơn vận tốc ánh sáng. Các vật thể có kích thước vĩ mô, chuyển động có vận tốc gần với vận tốc ánh sáng được khảo sát trong giáo trình cơ học tương đối của Anhxtanh. Trong các trường đại học kỹ thuật, cơ học lỡm nền tảng cho các môn học kỹ thuật cơ sở vỡ kỹ thuật chuyên ngỡnh như sức bền vật liệu, nguyên lý máy, động lực học máy, động lực học công trình, lý thuyết tính toán máy nông nghiệp, lý thuyết ô tô máy kéo v.v...
Cơ học đã có lịch sử lâu đời cùng với quá trình phát triển của khoa học tự nhiên, bắt đầu từ thời kỳ phục hưng sau đó được phát triển vỡ hoỡn thiện dần. Các khảo sát có tầm quan trọng đặc biệt lỡm nền tảng cho sự phát triển của cơ học lỡ các công trình của nhỡ bác học người ý Galilê (1564- 1642). Galilê đã đưa ra các định luật về chuyển động của vật thể dưới tác dụng của lực, đặc biệt lỡ định luật quán tính. Đến thời kỳ Niutơn (1643- 1727) ông đã hoỡn tất trên cơ sở thống nhất vỡ mở rộng cơ học của Galilê, xây dựng hệ thống các định luật mang tên ông - định luật Niutơn. Tiếp theo Niutơn lỡ Đalămbe (1717- 1783), ơle ( 1707 - 1783) đã có nhiều đóng góp cho cơ học hiện đại ngỡy nay. ơle là người đặt nền móng cho việc hình thành môn cơ học giải tích mà sau này Lagơrăng, Hamintơn, Jaccobi, Gaoxơ đã hoàn thiện thêm.
Căn cứ vào nội dung và các đặc điểm của bài toán khảo sát, chương trình cơ học giảng cho các trường đại học kỹ thuật có thể chia ra thành các phần: Tĩnh học, động học, động lực học và các nguyên lý cơ học. Tĩnh học nghiên cứu các quy luật cân bằng của vật thể dưới tác dụng của lực. Động học chỉ nghiên cứu các quy luật chuyển động của vật thể đơn thuần về mặt hình học. Động lực học nghiên cứu các quy luật chuyển động của vật thể dưới tác dụng của lực. Các nguyên lý cơ học là nội dung cơ bản nhất của cơ học giải tích. Cơ học giải tích chính là phần động lực học của hệ được trình bày theo hướng giải tích hoá.
Cơ học là khoa học có tính hệ thống và được trình bày rất chặt chẽ . Khi nghiên cứu môn học này đòi hỏi phải nắm vững các khái niệm cơ bản và hệ tiên đề, vận dụng thành thạo các công cụ toán học như hình giải tích, các phép tính vi phân, tích phân, phương trình vi phân... để thiết lập và chứng minh các định lý được trình bày trong môn học. Ngoài ra người học cần phải thường xuyên giải các bài tập để củng cố kiến thức đồng thời rèn luyện kỹ năng áp dụng lý thuyết cơ học giải quyết các bài toán kỹ thuật.


Văn Học Việt Nam: Cỏ, Hoa và Tình Yêu - Châu Liên, 127 Trang



http://www.thuvienso.info Vừa leo lên con dốc, chiếc xe của Thiên Dung bỗng dưng khục khặc mấy tiếng rồi tắt dần.
Không lẽ hết xăng?
Thiên Dung nghiêng đầu nhìn vào đồng hồ xăng. Chiếc ki dạ quang nằm trên vạch màu xanh. Vậy là xăng vẫn còn trong bình.
Thử đề máy thêm mấy lần nữa nhưng chiếc xe vẫn trơ trơ, Thiên Dung vội nhảy ra khỏi xa.
Buổi trưa nắng cháy như lửa, nghiêng đầu ngó tới ngó lui một hồi cô thở hắt một cái với vẻ chán nản. Coi bộ tìm ra một quán sửa xe ở chỗ này cũng như nhào xuống biển kiếm một cây kim.
Đẩy chiếc xe lên dốc, Thiên Dung bỗng git mình vì một cậu bé bỗng từ bên kia đường băng sang gọi:
- Chị Ơi...
Thiên Dung dừng đẩy xe. Cô trố mắt nhìn cậu không chớp mắt. Cậu bé đâu chừn mười hai mười ba tuổi, khuôn mặt sáng sủa thông minh.
- Xe chị hư à?
Thiên Dung gật đầu:
- Ừ... Có quán sửa xe nào gần đây không vậy em?
- Không... Nhưng em có thể giúp chị đấy.
Thiên Dung mừng khấp khởi:
- Sao?
Cậu bé mỉm cười:
- Chị có muốn sửa xe không?
Thiên Dung lắc đầu cười:
- Dĩ nhiên là không ai muốn vất vả đẩy chiếc xe như thế này cả, nhất là khi trời nắng chang chang như thế kia.
Cậu bé tuyên bố:
- Anh Hai của em biết sửa xe đó. Chắc chắn anh ấy không thể từ chối nếu chị cần sự giúp đỡ.
Thiên Dung tròn mắt:
- Thế anh của em cũng là thợ sửa xe hả?
Cậu bé cười thật tự nhiên:
- Không. Anh ấy là kỹ sư. Anh Hai của em biết sửa nhiều loại xe máy lắm. Nếu chị nhờ, chắc chắn anh Hai của em sẽ không bao giờ từ chối.
Thiên Dung kêu lên:
- Eo ơi, chị không dám đâu.
- Thế chị định... cõng chiếc xe này lên dốc sao?
Dù đang mệt nhưng Thiên Dung cũng bật cười. Cách nói chuyện của cậu bé không quen này kể ra cũng vui vui.
Cô hóm hỉnh:
- Chị không có cách nào khác hơn. Không hề có một chiếc xích lô hay tắc xi nào chạy qua đây cả. Không chừng lại phải... cõng nó thật đấy.
Cậu bé nhoẻn miệng cười:
- Đoạn đường này nhiều ổ gà nên mấy bác tài chê đó chị.
Thiên Dung nheo nheo mắt:
- Sao em rành quá vậy? Bộ nhà em ở gần đây hả?
Chỉ tay về ngôi nhà khuất sau lùm cây bên kia đường, cậu bé giọng vui vẻ:
- Đó là nhà của nội em. Em và anh Hai của em hiện đang sống với nội.
Thiên Dung mỉm cười xã giao:
- Chiếc sân trước nhà rộng quá há.
Cậu bé cười:
- Nhưng em không thể đá bóng trong chiếc sân ấy. Bà nội chi sợ em làm bể cửa kính.
Vui lây về tính hồn nhiên của cậu bé, Thiên Dung mỉm cười:
- Em tên gì?


[Audio Book] Có Một Mùa Hoa Gạo - Nguyễn Vạn Lý | Đọc: Huy Tâm (PDF MP3)



http://www.thuvienso.info LTS: Sàigòn Times xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả truyện ngắn mới nhất, “Có Một Mùa Hoa Gạo”, của nhà văn Nguyễn Vạn Lý, trong đó tác giả hé lộ, chính những kỷ niệm êm đềm và đặc biệt của tuổi ấu thơ, đã ngự trị một cách sâu xa trong tâm hồn của Văn suốt cả nửa thế kỷ, và có những ảnh hưởng âm thầm đến cuộc đời của anh trong suốt những thập niên sau này của cuộc đời.
Văn lùi xe ra khỏi trạm xăng và tìm cách trở lên xa lộ. Chàng đang trên đường trở về sau khi thăm một người bạn thân tại New Orleans. Chàng phải rẽ xuống cái thành phố nhỏ ven biển Texas này để đổ thêm xăng. Bỗng chàng trông thấy mấy người Á Đông tại một ngã tư, và ngay cạnh đấy là một cửa tiệm bán thực phẩm Á Đông. Một tấm biển lớn đề một hàng chữ Việt
Nam: "Chợ Quê Hương", và ngay bên dưới là một hàng chữ Tầu. Chàng mỉm cười tự hỏi:
- Không biết "quê hương" ở đây là Việt Nam hay là Trung Hoa?
Chàng không có việc gì phải vội vã, và lúc đó vẫn còn sớm, mới khoảng 11 giờ sáng, nên chàng đậu xe ngay trước cửa tiệm. Chàng dự định vào xem có gì đặc biệt để mua về làm quà cho vợ.
Bên trong tiệm là từng dãy những tủ hàng đựng các đồ ăn khô và tươi, giống y như các tiệm thực phẩm khác mà chàng đã biết. Lúc đó là buổi sáng của một ngày đầu tuần, nên tiệm rất vắng khách. Văn đoán chàng là người khách duy nhất, và có lẽ là người khách đầu tiên của ngày hôm đó. Bên quầy tính tiền là một người đàn bà lớn tuổi, có vẻ là chủ tiệm. Một thanh niên làm công đang chất đồ lên các quầy hàng. Văn cắm cúi đi, ngó từng dẫy hàng, và chàng có cảm tưởng người đàn bà nhìn theo chàng. Cuối cùng chàng chọn mua một ít khoai lang. Chàng vẫn thích ăn khoai lang luộc, và những củ khoai ở đây trông mập mạp ngon lành và rất tươi.


Cơ Sở Hóa Học Phân Tích Phần 2- Hoàng Minh Châu, 127 Trang



http://www.thuvienso.info Cuốn Cơ Sở Hóa Học Phân Tích đã được cho biên soạn nhằm phục vụ sinh viên và cán bộ giảng dạy các trường đại học và cao đẳng có tham gia học tập và giảng dạy môn Hóa học phân tích, dựa trên yêu cầu về cải tiến nội dung chương trình cho thích hợp với hoàn cảnh của chương trình mới là vừa cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản truyền thống lại vừa có những kiến thức cập nhật để nắm được bản chất của các phương pháp phân tích vừa phát huy được óc tư duy hóa học và vừa biết cách áp dụng sáng tạo các quy trình phân tích vào việc giải quyết tốt các yêu cầu thực tiễn của nước ta và thu được kết quả tốt trong nghiên cứu khoa học, nhanh chóng hòa nhập được với nền hóa học ngày càng phát triển hiện nay. Cuốn sách có bố cục gồm 2 phần chính sau:
Phần 1: Cơ sở lý thuyết của các phương pháp phân tích hóa học
Chương 1: Cân bằng hóa học và hoạt độ
Chương 2: Đại cương về phân tích khối lượng và phân tích thể tích
Chương 3: Acid và Baz - Phản ứng trao đổi proton
Chương 4: Phương pháp chuẩn độ acid baz - Phương pháp trung hòa
Chương 5: Phức chất trong dung dịch
Chương 6: Phương pháp chuẩn độ tạo phức
Chương 7: Phản ứng kết tủa
Chương 8: Phương pháp chuẩn độ kết tủa
Chương 9: Chất oxi hóa-khử - Phản ứng trao đổi electron
Chương 10 : Phương pháp chuẩn độ oxi hóa- khử
Chương 11: Sai số trong phân tích, xử lý số liệu thực nghiệm theo thống kê toán học
Phần 2: Các phương pháp công cụ
Chương 12: Phương pháp đo dộ dẫn điện
Chương 13: Phương pháp phân tích đo điện thế
Chương 14: Phương pháp phân tích von-ampe
Chương 15: Phương pháp điện phân và đo điện lượng
Chương 16: Mở đầu về các phương pháp phân tích đo quang
Chương 17: Lý thuyết chung về các phương pháp phổ hấp thụ phân tử
Chương 18: Các ứng dụng của phương pháp hấp thụ phân tử
Chương 19: Phương pháp phổ huỳnh quang phân tử
Chương 20: Phương pháp phổ phát xạ nguyên tử
Chương 21: Phổ hấp thụ nguyên tử
Chương 22: Phương pháp chiết
Chương 23: Phương pháp sắc ký


Cơ Sở Đánh Giá Tác Động Môi Trường - Lê Xuân Hồng, 267 Trang



http://www.thuvienso.info "Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường".
Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở đây có loại mang tính kinh tế - xã hội của quốc gia, của một địa phương lớn, hoặc một ngành kinh tế văn hóa quan trọng (luật lệ, chính sách quốc gia, những chương trình quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch quốc gia dài hạn), có loại mang tính kinh tế - xã hội vi mô như đề án xây dựng công trình xây dựng cơ bản, quy hoạch phát triển, sơ đồ sử dụng một dạng hoặc nhiều dạng tài nguyên thiên nhiên tại một địa phương nhỏ. Tuy nhiên, một hoạt động có ý nghĩa vi mô đối với cấp quốc gia, nhưng có thể có ý nghĩa vĩ mô đối với xí nghiệp. Hoạt động vi mô nhưng được tổ chức một cách phổ biến trên địa bàn rộng có khi lại mang ý nghĩa vĩ mô.
Tác động đến môi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại nhưng việc đánh giá tác động môi trường sẽ giúp những nhà ra quyết định chủ động lựa chọn những phương án khả thi và tối ưu về kinh tế và kỹ thuật trong bất cứ một kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nào.
Đánh giá tác động môi trường hay viết tắt là ĐTM (hoặc tiếng Anh là EIA) là sự đánh giá khả năng tác động tích cực-tiêu cực của một dự án được đề xuất đến môi trường trong mối quan hệ giữa các khía cạnh tự nhiên, kinh tế và xã hội.
Mục đích của việc đánh giá này để chắc rằng các nhà ra quyết định quan tâm đến các tác động của dự án đếm môi trường khi quyết định thực hiện dự án đó không. Tổ chức quốc tế về Đánh giá tác động môi trường (IAIA) đưa ra định nghĩa về việc đánh giá tác động môi trường gồm các công việc như "xác định, dự đoán, đánh giá và giảm thiểu các ảnh hưởng của việc phát triển dự án đến các yếu tố sinh học, xã hội và các yếu tố liên quan khác trước khi đưa ra quyết định quan trọng và thực hiện những cam kết."
Sau ĐTM, các nguyên tắc phòng ngừa và nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả phí (hay còn gọi là nguyên tắc 3P trong môi trường) được áp dụng nhằm ngăn chặn, giải thiểu hoặc yêu cầu thực hiện trách nhiệm pháp lý hoặc chi trả bảo hiểm cho dự án dựa trên những tác hại của nó.


Cao Huy Đỉnh Tuyển Tập Tác Phẩm - Từ Thị Cung, 1024 Trang



http://www.thuvienso.info Cao Huy Đỉnh không chỉ là chuyên gia lớn của nước ta về văn học Ấn Độ mà còn là nhà nghiên cứu văn học dân gian tài ba, đã có những đóng góp cho ngành khoa học này của Việt Nam. Với công trình “Người anh hùng làng Gióng” rồi sau đó là công trình “Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam”, Cao Huy Đỉnh đã đặt một cái mốc có tính phương pháp luận cho việc nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam: tìm hiểu tác phẩm văn học dân gian trong không gian sống động thực tế của nó. Cao Huy Đỉnh đã nhận được giải thưởng cao nhất của nhà nước ta - giải thưởng Hồ Chí Minh – cho bộ ba tác phẩm: 1. Tìm hiểu thần thoại Ấn Độ, 2. Người anh hùng làng Gióng và 3. Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam. Tất cả những sự việc trên chứng tỏ, những tác phẩm sưu tầm, nghiên cứu, dịch thuật và giới thiệu của Cao Huy Đỉnh là những công trình khoa học cơ bản , vì thế, sách của ông [cả sách nghiên cứu, sách dịch và giới thiệu] luôn có giá trị và luôn cần thiết đối với các tầng lớp khác nhau trong xã hội. - Tuyển tập tác phẩm Cao Huy Đỉnh - Tuyển tập tác phẩm Cao Huy Đỉnh.
Giáo sư Cao Huy Đỉnh (1927-1975) là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam. Ông sinh ngày 31 tháng 12 năm 1927 tại làng Thịnh Mỹ, xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, Nghệ An. Ông là sinh viên khóa I khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, sau đó được cử đi học hai năm ở Ấn Độ. Từ 1947 đến 1949 ông là Hiệu trưởng trường tiểu học, Diễn Châu, Nghệ An. Từ 1950 đến 1952 ông công tác tại Trường thiếu sinh quân Liên khu 4, là giáo viên dạy văn học và chính trị. Từ 1952 đến 1954 ông là giáo viên trường cấp II, cấp III Hà Tĩnh. Từ 1956 đến 1957 ông là trợ lý giảng dạy Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ năm 1959, ông công tác tại Viện Văn học, lần lượt đảm nhiệm các chức vụ nghiên cứu viên, Trưởng phòng Văn học nước ngoài (1959-1965), Trưởng phòng văn học dân gian (1965-1973). Năm 1973, ông là Trưởng ban Ban nghiên cứu Đông - Nam Á, tiền thân của Viện nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam ( nay là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam ).
Ông từng tham gia sáng lập Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và được bầu làm Phó Tổng thư ký Hội.
Năm 1996 ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho những công trình có đóng góp xuất sắc.
Ngày 3 tháng 4 năm 1975 ông mất do mắc bệnh hiểm nghèo, giữa lúc tài năng đang độ chín.


Chế Biến Nước Rau Quả Tăng Cường Sức Khỏe - Ánh Ngọc, 96 Trang



http://www.thuvienso.info Trong đời sống bận rộn tất bật, chúng ta thường ăn uống qua loa cho đầy bụng. Vì vậy trong 3 bữa ăn mỗi ngày rất khó đầy đủ chẩt dinh dưỡng. Thực ra ngoài cách ăn uống không còn cách nào khác có thể làm quân bình các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vì lý do đó, cuốn sách này sẽ mách cho bạn  những phương thức đơn giản để bổ sung sự hấp thụ rau quả đã bị thiếu hụt trong các bữa ăn. Lúc chế biến thức uống bằng rau quả cần phải nắm vững 6 bí quyết sau đây thì mới có thể cung cấp cho bạn và gia đình một thức uống ngon miệng, đầy đủ các chất bổ sung
Nước rau, quả không những có thể bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu sót trong bữa ăn hàng ngày mà còn những thành phần đặc biệt chứa trong từng loại rau, quả, có thể phát sinh hiệu quả trị liệu tự nhiên đối với cơ thể. Tuy nhiên, nếu dùng một loại thức uống thì rất dễ sinh nhàm chán. Vì vậy xin giới thiệu với các bạn cuốn "Chế biến nước rau, quả để tăng cường sức khỏe". Ở đây, không những bạn sẽ học được cách chế biến nhiều loại nước rau, quả khác nhau cùng hiệu quả trị liệu của chúng mà sách còn hướng dẫn cách chọn rau quả tươi mới, cách thức bảo quản... Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn.


Chủ tịch Hồ Chí Minh với Công Tác Thanh Tra - Quách Lê Thanh, 65 Trang



http://www.thuvienso.info Với quan điểm thanh tra là một công tác rất quan trọng, ngay từ những ngày đầu Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm đến công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Lúc bấy giờ có khá nhiều ý kiến do các tầng lớp nhân dân phản ánh bằng thư từ, đơn kiện hoặc gặp gỡ trực tiếp, thậm chí nhiều nhân sỹ, trí thức yêu nước phát hiện một số việc làm sai trái của các nhân viên trong bộ máy chính quyền, nhất là ở địa phương đã gửi thư đến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước thực tế đó, ngày 23/11/1945, Người đã ký Sắc lệnh số 64/SL, thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, (tổ chức tiền thân của ngành Thanh tra hiện nay. Ban Thanh tra đặc biệt "có uỷ nhiệm là đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của các Uỷ ban nhân dân và các cơ quan của Chính phủ”, "có toàn quyền nhận đơn khiếu nại của nhân dân”. Kết quả hoạt động của Ban Thanh tra đặc biệt thời kỳ đó đã góp phần rất quan trọng vào việc củng cố chính quyền cách mạng non trẻ, giữ nghiêm kỷ cương phép nước và củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền.
Tại Hội nghị Thanh tra toàn miền Bắc năm 1957, Người đã chỉ rõ "Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”, "Cán bộ thanh tra như cái gương cho người ta soi mặt, gương mờ thì không soi được”. Người xác định một cách rất cụ thể và dễ hiểu vị trí của công tác thanh tra trong quản lý nhà nước "Thanh tra là công tác rất quan trọng, nếu như Trung ương Đảng, Chính phủ có nghị quyết đưa về các ngành, các địa phương kết quả thế nào không có thanh tra khó mà biết được địa phương nào làm vừa, làm xấu, có làm hay không làm, trên không biết, địa phương nhiều khi tự mình cũng không biết, trên không thấu dưới, dưới không thấu trên. Thanh tra là để theo dõi xem các kế hoạch, chỉ thị, chính sách đó các địa phương đã chấp hành như thế nào". Lời huấn thị đó đã trở thành kim chỉ nam cho hoạt động của mỗi cán bộ thanh tra qua nhiều thế hệ.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo không chỉ là trách nhiệm, bổn phận, của chính quyền với nhân dân mà là ở chỗ, qua công tác này chúng ta phát hiện được những sai sót, hạn chế, biết được năng lực, trình độ của cán bộ, đảng viên để kịp thời sửa chữa, uốn nắn; kể cả việc phát hiện ra những bất hợp lý của chính sách, pháp luật để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp trước đòi hỏi, yêu cầu của thực tiễn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước.
Nói đến nguyên nhân nhân cơ bản dẫn đến khiếu nại, tố cáo của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Thường là do các cấp chính quyền và cán bộ có khuyết điểm, kinh nghiệm còn ít, tài năng còn hạn chế; song, nguyên nhân lớn nhất vẫn là thiếu sự kiểm tra giám sát để kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những khuyết điểm, thiếu sót. Chính vì vậy, Người chỉ thị "Đồng bào có oan ức mới khiếu nại hoặc vì chưa hiểu rõ chính sách của Đảng và Chính phủ mà khiếu nại. Ta phải giải quyết nhanh, tốt thì đồng bào thấy rõ Đảng và Chính phủ quan tâm lo lắng đến quyền lợi của họ, do đó mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ càng được củng cố tốt hơn"(1).


Chùa Bái Đính - Lã Đăng Bật, 154 Trang



http://www.thuvienso.info Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam, chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á... Chùa Bái Đính từng là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật từ Ấn Độ về Việt Nam trong năm 2010. Các hạng mục xây dựng, mở rộng khu chùa mới được các đại biểu tham dự đại lễ Phật đản thế giới 2008 làm lễ khánh thành giai đoạn 1. Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km.
Quần thể chùa Bái Đính hiện có diện tích 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới, các khu vực như: công viên văn hoá và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đố xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh...vẫn đang được tiếp tục xây dựng.
Chùa Bái Đính cổ (Bái Đính cổ tự) nằm cách điện Tam Thế của khu chùa mới khoảng 800 m về phía đông nam men theo sườn núi Đính. Khu chùa này nằm gần trên đỉnh của một vùng rừng núi khá yên tĩnh, gồm có một nhà tiền đường ở giữa, rẽ sang bên phải là hang sáng thờ Phật, rồi đến đền thờ thần Cao Sơn ở sát cuối cửa sau của hang sáng; rẽ sang bên trái là đền thờ thánh Nguyễn rồi đến động tối thờ mẫu và tiên. Nơi đây nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần. Năm 1997 chùa được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng cấp quốc gia. Mặc dù khu chùa có lịch sử hình thành từ thời Đinh với đền thờ Cao Sơn trấn tây Hoa Lư tứ trấn nhưng chùa Bái Đính cổ có nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật mang dấu ấn đậm nét của thời Lý.


Check Your English Vocabulary For TOEIC Vocabulary Workbook, 81 Pages



http://www.thuvienso.info Book Description
Filled with illuminating questions and answers, this comprehensive workbook provides exercises to help teach and build vocabulary related to the TOEIC examination. For nearly three decades, the Test Of English for International Communication (TOEIC) has been used to measure the ability of nonnative English speakers to use English in occupational situations. Through the puzzles, examples, and word games in this guide, students can get to know words in different contexts and become familiar with language use in the workplace. The material covered also includes grammar, comprehension, and spelling to fully prepare test takers for the TOEIC.
About the Author
Rawdon Wyatt is the author of numerous other vocabulary preparation books, including ones for the International English Language Testing System (IELTS), the Test of English as a Foreign Language (TOEFL) and the First Certificate in English (FCE) exams.
Product Details
* Paperback: 80 pages
* Publisher: A&C Black (April 3, 2006)
* Language: English
* ISBN-10: 071367508X
* ISBN-13: 978-0713675085
* Product Dimensions: 10.2 x 8.4 x 0.2 inches


Chơi Cờ Tướng Như Thế Nào Tập 2: Các Chiến Thuật Cơ Bản, 67 Trang



http://www.thuvienso.info Bộ sách Những bí quyết ai cũng cần biết này nối tiếp theo bộ Chơi cờ tướng như thế nào? nhằm cung cấp cho các bạn chơi cờ những bí quyết quan trọng do những người chơi cờ lớp trước truyền lại. Chơi Cờ Tướng Như Thế Nào? Những Bí Quyết Ai Cũng Cần Biết - Quyển 1: Hiểu Biết Về Các Đòn Chiến Thuật tập hợp những kinh nghiệm quý báu thiết thực bằng những bài học ngắn gọn, sáng sủa, có minh họa bằng các ván cờ cụ thể, dễ đọc, dễ nhớ, người chơi cờ có thể bày ra bàn để kiểm tra và thực hành ngay. Với một số tiền nhỏ để mua cuốn sách này, bạn đã có trong tay những bài học quý không cần thầy, những bí quyết thành công của những người đi trước đúc kết lại, giúp bạn chơi cờ ngày càng hứng thú và tiến bộ.


Bộ sách Những bí quyết ai cũng cần biết này nối tiếp theo bộ Chơi cờ tướng như thế nào? nhằm cung cấp cho các bạn chơi cờ những bí quyết quan trọng do những người chơi cờ lớp trước truyền lại. Chơi Cờ Tướng Như Thế Nào? Những Bí Quyết Ai Cũng Cần Biết - Quyển 1: Hiểu Biết Về Các Đòn Chiến Thuật tập hợp những kinh nghiệm quý báu thiết thực bằng những bài học ngắn gọn, sáng sủa, có minh họa bằng các ván cờ cụ thể, dễ đọc, dễ nhớ, người chơi cờ có thể bày ra bàn để kiểm tra và thực hành ngay. Với một số tiền nhỏ để mua cuốn sách này, bạn đã có trong tay những bài học quý không cần thầy, những bí quyết thành công của những người đi trước đúc kết lại, giúp bạn chơi cờ ngày càng hứng thú và tiến bộ.