Tám vua triều Lý (4 tập) là bộ tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Hoàng Quốc Hải viết về nhà Lý từ khi khởi nghiệp đến khi kết thúc (1009 - 1225), trải dài 216 năm trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Bộ sách đã phục dựng bức tranh toàn cảnh sinh động về vương triều Lý - triều đại đã xây dựng nền móng cho một nước Đại Việt văn hiến và tự chủ. Về thể chế, đó là những thành tựu trong việc tổ chức chính quyền hoàn chỉnh từ hương, ấp, trấn, lộ đến triều đình. Về an ninh, quốc phòng, nhà Lý tổ chức quân đội với chính sách “ngụ binh ư nông”, đánh thắng quân Chiêm Thành, Ai Lao, tiêu diệt dã tâm xâm lược của nhà Tống. Về văn hóa - nghệ thuật, các vua triều Lý đặc biệt chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo, coi Phật giáo là “quốc giáo” song vẫn dung hòa cả ba tôn giáo: Phật - Nho - Đạo với quan điểm “tam giáo đồng nguyên”, khai thác thế mạnh của mỗi tôn giáo để định hướng cho sự xây dựng và phát triển xã hội. Về giáo dục, việc học được mở mang thông qua các chùa và đạo tràng ở buổi ban đầu; sau này là hệ thống trường lớp với các kỳ thi tuyển nhân tài của Nho giáo. Nhờ vậy, nhà Lý ở nửa đầu của vương triều (1009 - 1127) khoảng 118 năm, đã hoàn thiện các chế định, dân chúng an cư lạc nghiệp, đất nước đi vào quy củ và phát triển, trở thành một quốc gia văn hiến, tự chủ. Tuy nhiên, khoảng 98 năm về sau, nhà Lý lâm vào thời kỳ ngưng trệ và suy thoái, cơ nghiệp tổ tông hoàng kim họ Lý dần mai một, cuối cùng chuyển giao sang họ Trần (1225).
Thiền sư dựng nước (Tập 1): Viết về vị vua khởi nghiệp nhà Lý, Thái tổ Lý Công Uẩn (974 - 1028) và sự ra đời của vương triều Lý nhờ vai trò của các bậc thiền sư; những việc làm của Lý Công Uẩn nhằm đặt nền móng cho triều đại mới, trong đó có việc dời đô về Thăng Long (1010), thực hiện chính sách thân dân, đặc biệt là công cuộc mở mang Phật giáo thông qua việc xây dựng các đạo tràng lớn, trọng dụng các bậc đại lão thiền sư.
Thiền sư dựng nước (Tập 1): Viết về vị vua khởi nghiệp nhà Lý, Thái tổ Lý Công Uẩn (974 - 1028) và sự ra đời của vương triều Lý nhờ vai trò của các bậc thiền sư; những việc làm của Lý Công Uẩn nhằm đặt nền móng cho triều đại mới, trong đó có việc dời đô về Thăng Long (1010), thực hiện chính sách thân dân, đặc biệt là công cuộc mở mang Phật giáo thông qua việc xây dựng các đạo tràng lớn, trọng dụng các bậc đại lão thiền sư.
Read more: http://www.thuvienso.info/index.php/audio/lich-su-danh-nhan/chitiet/xem/15157/-audio-book-thien-su-dung-nuoc-hoang-quoc-hai-doc-hoang-yen?mode=delshout&shoutid=1742#ixzz1zQR41joc