Với đầu đề bằng tiếng Việt nói trên, Don Oberdoifer, một nhà báo Mỹ có mặt tại Miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968) đã viết một cuốn sách dày ngót 400 trang về cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân (1968), một chiến dịch quân sự được Nhà bình luận Mỹ Matheu B.Ridgway so sánh với Oaterloo. Còn John Chaucellor cả đài NBC thì gọi cuốn sách này "là một cuốn sách thật sự quan trọng, vì nó chỉ ra một nhà báo có tài với những nguồn tin tốt nhất đã có thể đi xa hơn những tài liệu của lầu Năm góc như thế nào".
Trong lời đề tựa cho một cuốn sách "đồ sộ" về tư liệu và được coi là một công trình có tính chất "tiền phong", tác giả viết:
"Đây là câu chuyện về một trong những sự kiện lớn nhất thời đại chúng ta và sự kiện này đã ra đời như thế nào. Đây là câu chuyện lớn về một chiến dịch quân sự với những tác động chính trị, liên quan đến các nhà lãnh đạo quân sự và các chiến sĩ của hai bên, đến những nhà báo mà những lời lẽ và phim ảnh của bước vào một trận chiến thuộc loại khác, đến những người dân phản ứng trước các sự kiện và hình ảnh, và đến các nhà lãnh đoạ chính trị phải đương đầu với những hậu quả của nó.
"Đây là một câu chuyện về một bước ngoặt, khi người dân và các dân tộc đang tìm kiếm những cách nhìn nhận và hướng đi mới. Miêu tả một hành động quân sự không tính đến những hậu quả chính trị của nó, hay miêu tả một hành động chính trị mà không nói đến những yếu tố đang biến chuyển trên chiến trường, tức là mất đi một nửa.
Trong câu chuyện về cuộc tấn công "Tết", một cảm quan về mối quan hệ về những mối liên quan và không liên quan trong không gian và thời gian, cũng thiết yếu như là một cảm quan về sân khấu kịch vậy..."
Những tài liệu mà tác giả đã sưu tầm, sắp xếp một cách công phu, hết sức chi tiết và sống động hẳn sẽ đưa bạn đọc sống lại không khí cảu trang lịch sử hào hùng của dân tộc ta, và suy nghĩ đầy đủ hơn về sự kiện lịch sử quan trọng đó, mặc dù tác giả đứng trên quan điểm những lợi ích quốc gia của nước Mỹ.
Trong tài liệu dịch này, chúng tôi tập trung vào những điều tác giả viết về nội bộ Mỹ và Nguỵ quân Nguỵ quyền miền Nam, những sự hé mở cho ta nhiều tư liệu và nhận thức khi nhìn lại sự kiện lớn lao đã xảy ra cách đây 20 năm, và tước bỏ đi những phần và những đoạn thấy không cần thiết và thực bổ ích.
Trong lời đề tựa cho một cuốn sách "đồ sộ" về tư liệu và được coi là một công trình có tính chất "tiền phong", tác giả viết:
"Đây là câu chuyện về một trong những sự kiện lớn nhất thời đại chúng ta và sự kiện này đã ra đời như thế nào. Đây là câu chuyện lớn về một chiến dịch quân sự với những tác động chính trị, liên quan đến các nhà lãnh đạo quân sự và các chiến sĩ của hai bên, đến những nhà báo mà những lời lẽ và phim ảnh của bước vào một trận chiến thuộc loại khác, đến những người dân phản ứng trước các sự kiện và hình ảnh, và đến các nhà lãnh đoạ chính trị phải đương đầu với những hậu quả của nó.
"Đây là một câu chuyện về một bước ngoặt, khi người dân và các dân tộc đang tìm kiếm những cách nhìn nhận và hướng đi mới. Miêu tả một hành động quân sự không tính đến những hậu quả chính trị của nó, hay miêu tả một hành động chính trị mà không nói đến những yếu tố đang biến chuyển trên chiến trường, tức là mất đi một nửa.
Trong câu chuyện về cuộc tấn công "Tết", một cảm quan về mối quan hệ về những mối liên quan và không liên quan trong không gian và thời gian, cũng thiết yếu như là một cảm quan về sân khấu kịch vậy..."
Những tài liệu mà tác giả đã sưu tầm, sắp xếp một cách công phu, hết sức chi tiết và sống động hẳn sẽ đưa bạn đọc sống lại không khí cảu trang lịch sử hào hùng của dân tộc ta, và suy nghĩ đầy đủ hơn về sự kiện lịch sử quan trọng đó, mặc dù tác giả đứng trên quan điểm những lợi ích quốc gia của nước Mỹ.
Trong tài liệu dịch này, chúng tôi tập trung vào những điều tác giả viết về nội bộ Mỹ và Nguỵ quân Nguỵ quyền miền Nam, những sự hé mở cho ta nhiều tư liệu và nhận thức khi nhìn lại sự kiện lớn lao đã xảy ra cách đây 20 năm, và tước bỏ đi những phần và những đoạn thấy không cần thiết và thực bổ ích.