Ten time-efficient workouts on ten DVDs plus three resistance bands. It's a complementary series of programs uniquely designed to burn fat and reshape your muscles (in just 20 minutes per day!). The three all-cardio workouts feature basic movements taught in an easy-to-follow add-on style. The two aero/tone interval programs alternate body-sculpting with fat-burning. The five toning workouts are each focused on a specific technique or goal. Using classic moves, some work your entire body while others target just one muscle group (e.g. abs or lower body). The toning is especially effective because each band has a different resistance level (so it's easy to match the band to a specific exercise). As always, Stephanie is friendly and supportive. Set also includes a 32-page nutrition/motivation booklet. ©2010
This set comes with 10 DVD's and 3 bands (each a different resistence)and is just what someone who hasn't exercised in a while needs. She moves quickly through the 20 minute videos and the moves make sure you get the most from your 20 minutes. They are easy but do make you sweat and when you get better at it you move up to a stronger band. I followed the meal plan along with the videos and lost about 3 pounds a week. Her meal plan is not like others. She has plenty of carbs and variety so it isn't hard to stick to it. For the money this is one everyone should try.
This set has 3 cardio workouts and 7 compound strength workouts.I use a 6" step instead of the band on the floor for the cardio step moves and it really bumps up the intensity! If you are used to the Firm and Stephanie as a Firm Master Instructor-you will recognize her excellent cueing and her choreography. These are excellent, time-efficient programs. I am used to working out so I do not follow the workout schedule. I usually would do 2 of these workouts back to back for one workout session. I use these in conjuction with many other workout DVDs in my collection. I never follow pre-set rotations-I get too bored and need variety. I would use these on a weekly basis in my rotation for sure. I really like Stephanie as an instructor and her workouts are safe and effective!
Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012
Bà Lớn Về Thăm - Friedrich Dürrenmatt | Dịch: Phạm Thị Hoài, 140 Trang
Friedrich Dürrenmatt (05.01.1921-14.12.1990), nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch, đạo diễn và họa sĩ Thụy Sĩ, là một trong những tác giả viết tiếng Đức quan trọng nhất nửa cuối thế kỉ 20. Vở kịch Bà lớn về thăm (1956) đã đưa Dürrenmatt từ một tác giả nổi tiếng trong khu vực Đức ngữ (Đức, Áo, Thụy Sĩ) lên tầm các tác giả hàng đầu thế giới. Từ đó đến nay, nó được diễn hàng ngàn lần ở 50 quốc gia và nhiều lần dựng phim, trong đó The Visit của đạo diễn Bernhard Wicki với Ingrid Bergmann và Anthony Quinn (1971) được coi là thành công nhất. Toàn tập tác phẩm của ông do Arche và Diogenes xuất bản năm 1980 gồm 29 tập.
„Bản thân mọi sự trên đời đều song nghĩa, đa nghĩa, còn ngụ ngôn lại đơn nghĩa. Ý thức hệ luôn đơn nghĩa. Tôi chống sự đơn nghĩa. Nghĩa đôi, nghĩa ba, nghĩa tư, đấy mới là quyết định. Ẩn dụ không bao giờ đơn nghĩa.“
„Tôi không miêu tả những con rối, mà miêu tả con người; tôi không trình bày một ngụ ngôn, mà trình bày một sự việc; tôi không tung ra một bài học đạo đức, mà tung ra một thế giới.“
„Những cốt truyện chỉ hay nhưng hoàn toàn vô hại thì có hàng đống. Vấn đề là phải tìm được những cốt truyện khó chịu. Nó phải gây hấn. Đấy là một dạng của bổn phận làm người hiện nay.“
„Bản thân mọi sự trên đời đều song nghĩa, đa nghĩa, còn ngụ ngôn lại đơn nghĩa. Ý thức hệ luôn đơn nghĩa. Tôi chống sự đơn nghĩa. Nghĩa đôi, nghĩa ba, nghĩa tư, đấy mới là quyết định. Ẩn dụ không bao giờ đơn nghĩa.“
„Tôi không miêu tả những con rối, mà miêu tả con người; tôi không trình bày một ngụ ngôn, mà trình bày một sự việc; tôi không tung ra một bài học đạo đức, mà tung ra một thế giới.“
„Những cốt truyện chỉ hay nhưng hoàn toàn vô hại thì có hàng đống. Vấn đề là phải tìm được những cốt truyện khó chịu. Nó phải gây hấn. Đấy là một dạng của bổn phận làm người hiện nay.“
Truyện Ngắn Vũ Thi - Vũ Thi, 70 Trang
- Bà lão ăn mày và em bé
- Cặp kính
- Chiếc ổ khóa
- Con nuôi
- Đá đỏ
- Người chăn chim
- Ước mơ không thành
- Vết răng cắn
- Cặp kính
- Chiếc ổ khóa
- Con nuôi
- Đá đỏ
- Người chăn chim
- Ước mơ không thành
- Vết răng cắn
Phóng Sự Đặc Biệt: Nhìn Lại Quê Hương 8 - Nhà Cổ Trăm Cột DVDRip AVI
Phóng Sự Đặc Biệt: Nhìn Lại Quê Hương 8 - Nhà Cổ Trăm Cột DVDRip AVI
[Audio Book] Kim Bình Mai - Vương Thế Trinh | Đọc: Vân Ngọc (PRC MP3)
Kim Bình Mai (金瓶梅, Jīnpíngméi) là bộ tiểu thuyết của Trung Quốc, tác giả tương truyền là Vương Thế Trinh (王世貞), người đời nhà Minh với bút hiệu Lan Lăng Tiếu Tiếu sinh (兰陵笑笑生). Tác phẩm nói về 3 nhân vật nữ là Phan Kim Liên (潘金莲), Lý Bình Nhi (李瓶儿) và Bàng Xuân Mai (庞春梅) nên có tên là Kim Bình Mai. Câu chuyện Kim Bình Mai vốn được phát triển từ một số tình tiết trong tác phẩm Thủy Hử của Thi Nại Am. Trong Thủy Hử, tên cường hào Tây Môn Khánh (西门庆) thông dâm với vợ của Võ Đại Lang là Phan Kim Liên nên đã lập mưu giết chết Võ Đại Lang. Sau này, em của Võ Đại Lang là Võ Tòng giết cả hai để báo thù cho anh. Trong Kim Bình Mai, những diễn biến liên quan tới cuộc sống của Tây Môn Khánh và những thê thiếp, trong đó có ba nhân vật nữ kể trên, được miêu tả phong phú. Nhiều cảnh miêu tả cuộc sống hưởng lạc đồi trụy của Tây Môn Khánh sống động đến từng chi tiết khiến cho cuốn tiểu thuyết này bị coi là sách khiêu dâm và bị cấm.
Thân phụ của Vương Thế Trinh, người được coi là tác giả của Kim Bình Mai, bị cha của Thế Phồn là Nghiêm Tung ám hại. Uy thế họ Nghiêm rất mạnh nên Vương Thế Trinh không làm gì được. Thế Phồn là con trai độc nhất của Nghiêm Tung, vốn rất thích đọc truyện khiêu dâm và có tật thấm nước trong miệng để lật sách. Vương Thế Trinh biết vậy nên viết Kim Bình Mai đưa đến cho Thế Phồn, mỗi góc tờ sách đều có tẩm thuốc độc, để khi Thế Phồn lấy tay thấm vào môi lật sách thì sẽ bị ngộ độc mà chết. Nhưng vì cuốn sách quá hấp dẫn, Thế Phồn vội đọc không thấm nước lật sách nên mục đích của họ Vương không đạt được.
Thân phụ của Vương Thế Trinh, người được coi là tác giả của Kim Bình Mai, bị cha của Thế Phồn là Nghiêm Tung ám hại. Uy thế họ Nghiêm rất mạnh nên Vương Thế Trinh không làm gì được. Thế Phồn là con trai độc nhất của Nghiêm Tung, vốn rất thích đọc truyện khiêu dâm và có tật thấm nước trong miệng để lật sách. Vương Thế Trinh biết vậy nên viết Kim Bình Mai đưa đến cho Thế Phồn, mỗi góc tờ sách đều có tẩm thuốc độc, để khi Thế Phồn lấy tay thấm vào môi lật sách thì sẽ bị ngộ độc mà chết. Nhưng vì cuốn sách quá hấp dẫn, Thế Phồn vội đọc không thấm nước lật sách nên mục đích của họ Vương không đạt được.
[Audio Book] Hậu Tái Sanh Duyên - Phan Cảnh Trung | Đọc: Vân Ngọc
Hậu Tái Sanh Duyên:
Gần đây, một số tiểu thuyết Trung Hoa nổi tiếng như Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tây Du Ký, Thuỷ Hử... lần lượt được tái bản để phục vụ nhu cầu của bạn đọc nước ta.
So với các bộ truyện nói trên, thì bộ Tái Sanh Duyên có những đường nét nội dung khác biệt. Tác phẩm này không diễn tả những cuộc tranh hùng nơi trận mác với mưu mô định bá đồ vương, cũng không thiên hẳn về hoang đường. thần thoại... Tái sanh duyên nhằm diễn tả một thiên tình sử nơi cung vàng điện ngọc của xã hội phong kiến Trung Hoa thời Nguyên - bởi vậy, có thể coi đây là một bộ tiểu thuyết diễm tình.
Cho đến nay, người ta vẫn chưa biết ai là tác giả của bộ truyện này, nhưng chắc chắn đó phải là người (hoặc những người) từng trãi qua và am hiểu sâu sắc thực trạng xã hội phong kiến đương thời. Đọc Tái Sanh Duyên, chúng ta được chứng kiến một "chiến trận ái tình" nằm gọn trong một triều đình, mà những kẻ tham chiến dùng lắm âm mưu thâm hiểm, mánh khoé ác độc để giành phần thắng. Mọi hành động, mọi ý tưởng của nhân vật đều không vượt ra ngoài khuôn khổ lễ giáo phong kiến với những trung, hiếu, tiết, nghĩa... nhưng qua đó, ta thấy được bộ mặt thật về tầng lớp vương tôn, quý tộc thời bấy giờ...
Gần đây, một số tiểu thuyết Trung Hoa nổi tiếng như Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tây Du Ký, Thuỷ Hử... lần lượt được tái bản để phục vụ nhu cầu của bạn đọc nước ta.
So với các bộ truyện nói trên, thì bộ Tái Sanh Duyên có những đường nét nội dung khác biệt. Tác phẩm này không diễn tả những cuộc tranh hùng nơi trận mác với mưu mô định bá đồ vương, cũng không thiên hẳn về hoang đường. thần thoại... Tái sanh duyên nhằm diễn tả một thiên tình sử nơi cung vàng điện ngọc của xã hội phong kiến Trung Hoa thời Nguyên - bởi vậy, có thể coi đây là một bộ tiểu thuyết diễm tình.
Cho đến nay, người ta vẫn chưa biết ai là tác giả của bộ truyện này, nhưng chắc chắn đó phải là người (hoặc những người) từng trãi qua và am hiểu sâu sắc thực trạng xã hội phong kiến đương thời. Đọc Tái Sanh Duyên, chúng ta được chứng kiến một "chiến trận ái tình" nằm gọn trong một triều đình, mà những kẻ tham chiến dùng lắm âm mưu thâm hiểm, mánh khoé ác độc để giành phần thắng. Mọi hành động, mọi ý tưởng của nhân vật đều không vượt ra ngoài khuôn khổ lễ giáo phong kiến với những trung, hiếu, tiết, nghĩa... nhưng qua đó, ta thấy được bộ mặt thật về tầng lớp vương tôn, quý tộc thời bấy giờ...
Read more: http://www.thuvienso.info/index.php/component/thuvientructuyen/chitiet/xem/19262/-audio-book-hau-tai-sanh-duyen-phan-canh-trung-doc-van-ngoc#ixzz1rp6qN1iP
[Audio Book] Chàng Trai Nước Việt - Nguyễn Vỹ | Đọc: Thanh Nguyệt (PRC MP3)
Tôi lần đầu biết danh Nguyễn Vỹ, lúc tôi lên bậc trung học, khi được đọc cuốn Thi Nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân xuất bản từ hồi tiền chiến. Do muốn có riêng một bản để dành đọc, tôi đã mượn và cặm cụi chép toàn bộ tác phẩm ấy trong những dịp hè rảnh rỗi. Vào thời đầu thập niên 60 của thế kỷ 20, cuốn Thi Nhân Việt Nam rất hiếm ở Miền Nam - trên tạp chí Văn của Trần Phong Giao vẫn đăng liên tục lời rao cần mua hoặc mượn - và nhiều năm sau mới được in lại và bày bán ở các hiệu sách (còn ở Miền Bắc, Thi Nhân Việt Nam chỉ được tái bản sau năm 1985 vào thời gọi là “cởi trói văn nghệ”). Chính công trình chép tay tác phẩm ấy đã tạo cho tôi cái duyên được nói chuyện với ông Nguyễn Vỹ chừng vài mươi phút, vào năm 1964.
Hè năm ấy, tôi có dịp vào Sài Gòn và nhân một hôm đến thăm người chú họ là ký giả H. Thu ở gần nhà thờ Huyện Sĩ, khúc cuối hai con đường báo chí nổi tiếng là Lê Lai và Phạm Ngũ Lão, tôi được gặp ông Nguyễn Vỹ. Chủ nhà và khách trong câu chuyện (lúc ấy có cả ông Mai Ngọc Dược, vừa rời chức vụ Tỉnh trưởng Long An sau năm 1963) đang nhắc đến cụ Huỳnh Thúc Kháng - là người đã dắt dẫn Nguyễn Vỹ vào văn nghiệp, khởi đầu bằng việc viết báo Tiếng Dân cho cụ vào năm 1927 khi ông mới 16 tuổi vừa chân ướt chân ráo từ Quảng Ngãi ra Hà Nội.
Riêng ông Mai Ngọc Dược thì thời làm Tỉnh trưởng Quảng Ngãi đã chủ trì việc trùng tu mộ cụ Huỳnh (mất năm 1947 ở Nghĩa Hành) trên núi Thiên Ấn vào năm 1958. Cũng vào dịp ấy, Nguyễn Vỹ có một loạt bài công phu về đời hoạt động cách mạng của cụ Huỳnh đăng nhiều kỳ trên tạp chí Phổ Thông, còn ký giả H. Thu đã viết tin tường thuật đăng nhật báo ở Sài Gòn về buổi lễ khánh thành trùng tu phần mộ hôm ấy, mà chính tôi cũng được theo cha tôi đến dự.
Nhân được gặp ông Nguyễn Vỹ, đợi lúc thuận tiện tôi đánh bạo ngỏ lời thăm hỏi và đưa khoe ông bản chép tay Thi Nhân Việt Nam tôi sẵn mang theo. Ông có vẻ hơi ngạc nhiên, lật xem qua sáu cuốn vở trăm trang chi chít chữ và đọc thoáng qua (dĩ nhiên ông đã từng đọc kỹ từ khi sách xuất bản) phần tác giả viết về ông, rồi ông nhìn tôi mỉm cười. Lòng ham thích thơ văn của một học trò 16 tuổi như tôi, dù được thể hiện bằng hàng ngàn dòng chép nắn nót, vẫn kém xa nỗi đam mê văn nghiệp của ông đã có từ lúc cùng trạc tuổi, nhưng có lẽ cũng đủ để ông cảm thông và sẵn lòng trả lời tôi vài câu hỏi hiếu kỳ. Sau đó, ông có hỏi tôi đã mượn được ở đâu để chép lại cuốn sách hiếm ấy, vì chính ông cũng đã không giữ được. Lúc tôi chào từ biệt, ông vỗ vai tôi và nói đôi lời khích lệ.
Năm ấy, ở vào tuổi 53, ông Nguyễn Vỹ trông chững chạc, bước đi hơi nhanh mà không lạch bạch như những người có cùng dáng đẫm thấp khác. Ông có giọng nói bình thản, hơi nhỏ nhưng rõ và thẳng thắn. Cũng qua câu chuyện được nghe hôm đó, tôi biết nhật báo Dân Ta của ông mới tục bản từ cuối năm 1963, lại vừa bị đóng cửa. Riêng tạp chí Phổ Thông do ông chủ trương, ra đời mấy năm trước, vẫn phát hành đều đặn một tháng hai kỳ, có nội dung đúng như tên gọi và cũng có số lượng độc giả đáng kể.
Hè năm ấy, tôi có dịp vào Sài Gòn và nhân một hôm đến thăm người chú họ là ký giả H. Thu ở gần nhà thờ Huyện Sĩ, khúc cuối hai con đường báo chí nổi tiếng là Lê Lai và Phạm Ngũ Lão, tôi được gặp ông Nguyễn Vỹ. Chủ nhà và khách trong câu chuyện (lúc ấy có cả ông Mai Ngọc Dược, vừa rời chức vụ Tỉnh trưởng Long An sau năm 1963) đang nhắc đến cụ Huỳnh Thúc Kháng - là người đã dắt dẫn Nguyễn Vỹ vào văn nghiệp, khởi đầu bằng việc viết báo Tiếng Dân cho cụ vào năm 1927 khi ông mới 16 tuổi vừa chân ướt chân ráo từ Quảng Ngãi ra Hà Nội.
Riêng ông Mai Ngọc Dược thì thời làm Tỉnh trưởng Quảng Ngãi đã chủ trì việc trùng tu mộ cụ Huỳnh (mất năm 1947 ở Nghĩa Hành) trên núi Thiên Ấn vào năm 1958. Cũng vào dịp ấy, Nguyễn Vỹ có một loạt bài công phu về đời hoạt động cách mạng của cụ Huỳnh đăng nhiều kỳ trên tạp chí Phổ Thông, còn ký giả H. Thu đã viết tin tường thuật đăng nhật báo ở Sài Gòn về buổi lễ khánh thành trùng tu phần mộ hôm ấy, mà chính tôi cũng được theo cha tôi đến dự.
Nhân được gặp ông Nguyễn Vỹ, đợi lúc thuận tiện tôi đánh bạo ngỏ lời thăm hỏi và đưa khoe ông bản chép tay Thi Nhân Việt Nam tôi sẵn mang theo. Ông có vẻ hơi ngạc nhiên, lật xem qua sáu cuốn vở trăm trang chi chít chữ và đọc thoáng qua (dĩ nhiên ông đã từng đọc kỹ từ khi sách xuất bản) phần tác giả viết về ông, rồi ông nhìn tôi mỉm cười. Lòng ham thích thơ văn của một học trò 16 tuổi như tôi, dù được thể hiện bằng hàng ngàn dòng chép nắn nót, vẫn kém xa nỗi đam mê văn nghiệp của ông đã có từ lúc cùng trạc tuổi, nhưng có lẽ cũng đủ để ông cảm thông và sẵn lòng trả lời tôi vài câu hỏi hiếu kỳ. Sau đó, ông có hỏi tôi đã mượn được ở đâu để chép lại cuốn sách hiếm ấy, vì chính ông cũng đã không giữ được. Lúc tôi chào từ biệt, ông vỗ vai tôi và nói đôi lời khích lệ.
Năm ấy, ở vào tuổi 53, ông Nguyễn Vỹ trông chững chạc, bước đi hơi nhanh mà không lạch bạch như những người có cùng dáng đẫm thấp khác. Ông có giọng nói bình thản, hơi nhỏ nhưng rõ và thẳng thắn. Cũng qua câu chuyện được nghe hôm đó, tôi biết nhật báo Dân Ta của ông mới tục bản từ cuối năm 1963, lại vừa bị đóng cửa. Riêng tạp chí Phổ Thông do ông chủ trương, ra đời mấy năm trước, vẫn phát hành đều đặn một tháng hai kỳ, có nội dung đúng như tên gọi và cũng có số lượng độc giả đáng kể.
[Audio Book] Khúc Tráng Ca Dã Tràng - Thu Trân | Đọc: Xuân Khoa
Mặc dù đối mặt với căn bệnh ung thư quái ác nhưng chàng trai vẫn lạc quan: “không chỉ muốn kéo dài sự sống mà còn muốn sống cho ra hồn; sống không sợ chết, không đợi chờ”. Nhân vật Tuấn trong truyện ngắn “Khúc tráng ca dã tràng” tỏa sáng ý chí đương đầu với nghịch cảnh. Truyện vừa của tác giả Thu Trân, NXB Văn hóa Văn nghệ phát hành tháng 2 năm 2012.
Mở đầu câu chuyện là lời tự sự buồn của nhân vật đang vật vã với bệnh tật: “Ung thư rồi thì sao? Rồi thì chết, ồ, ai mà chả chết. Tôi không mơ giấc mơ trường sinh bất tử, không mơ được sống một mình... Ý nói sống vậy là đủ rồi” (trang 7). Nhân vật đó là Tuấn- một sinh viên giỏi, đa tài, có tương lai xán lạn. Nhưng rồi căn bệnh ung thư đã xô đổ bao nhiêu kỳ vọng, ước mơ. Nhưng bệnh tật đã không quật ngã được Tuấn. Anh đã sống lạc quan: tự tin tham gia vào các buổi hội thảo của Hội sinh viên, đi họp mặt bạn bè, động viên tinh thần của những người cùng cảnh ngộ; cứu một cô gái thoát khỏi tay gã thầy thuốc rắn mất nhân tính...
Cách đặt vấn đề của câu chuyện “Khúc tráng ca dã tràng” tuy không mới nhưng bộc lộ rõ quan niệm của tác giả: đường đời của mỗi con người không phải lúc nào cũng bằng phẳng, hay được trải bằng nhung lụa. Khi mắc phải bệnh tật, gặp tai ương, thay vì đắm chìm trong đau khổ, than thân trách phận hay mặc cảm vì nghĩ mình là gánh nặng đối với mọi người thì hãy lạc quan, suy nghĩ theo hướng tích cực để tiếp tục sống...
“Khúc tráng ca dã tràng” không chỉ là một câu chuyện về nghị lực sống mà còn là bài học về tình người. Bên cạnh hoàn cảnh trớ trêu, ác nghiệt, sự hiện diện của cái ác như: lão thầy thuốc rắn vì lợi dụng việc chữa bệnh đã dụ dỗ một cô bé mồ côi; vị bác sĩ chỉ vì muốn thử nghiệm loại thuốc mới nên đã vô tình hại chết một thanh niên tâm thần..., thì còn rất nhiều nghĩa cử tốt đẹp, đáng trân trọng. Đó là Mai Hân - bạn gái của Tuấn. Mai Hân nhận lời cầu hôn của Tuấn dù biết Tuấn mang bệnh tật, ba người bạn thân đã đưa Tuấn đến các buổi họp mặt, tạo cho Tuấn cảm giác “Tuấn vẫn là một chàng lớp trưởng xuất sắc nhiều năm liền, luôn luôn gần gũi, hiếu động” (trang 11). Hay bà Hai bán tàu hủ đường trong xóm, nghe tin Tuấn bị bệnh đã “lúi húi ghi tên mấy vị thuốc Nam trị bệnh ung thư” (trang 8), rồi tận tay gởi cho gia đình Tuấn... Sự cảm thông, chia sẻ với tấm lòng chân thành là liều thuốc nhiệm mầu, là chỗ dựa tinh thần vững chãi giúp cho Tuấn càng tin yêu để vui sống.
Cốt truyện buồn nhưng nhẹ nhàng. Có khi nhân vật chính kể về “hoàn cảnh” của mình bằng giọng điệu hóm hỉnh, toát lên được quan niệm sống tích cực.
Theo Báo Cần Thơ
Arirang Karaoke Vol. 44 - Cung Chúc Tân Xuân 2012 DVD (PDF ISO)
Arirang Karaoke Vol. 44 - Cung Chúc Tân Xuân 2012 DVD (PDF+ISO)
Bá Nha, Tử Kỳ (Trích từ Trung Hoa Kim Cổ kỳ Nhân)
Thời Xuân Thu Chiến Quốc, tại kinh đô, nước Sở (nay thuộc về phủ Kinh Châu, tỉnh Hồ Quảng) có một người danh sĩ họ Du tên Thụy, hiệu là Bá Nha. Bá Nha tuy người nước Sở, nhưng lại làm quan nước Tấn đến bực Thượng đại phu. Tấn và Sở thời đó hai nước giao hảo nhau. Một hôm Bá Nha phụng mệnh vua Tấn sang nước Sở để gắn liền giây thân hữu giữa hai nước cho bền vững thêm. Bá Nha được vua nước Sở trọng đãi, truyền bày yến tiệc đãi đằng rất hậu. Tuy nhiên, Bá Nha không lấy thế làm vui, vì đã bao năm xa cách đất tổ quê hương, nay lại được trở về, tấm lòng nhung nhớ những kỷ niệm thân yêu xa xưa lâng lâng vao tâm não. Từ mái gia đình đến những cây tòng, cây bá, mới ngày nào mà nay đã vừa một người ôm, cái định luật biến chuyển không ngừng đã phủ một màu tang trên dòng đời xa cũ. Sau các yến tiệc, Bá Nha đi thăm viếng mộ phần, họ hàng, bè bạn, tấm lòng quyến luyến quê hương càng thấy thiết tha hơn lúc nào hết. Nhưng vì nhiệm vụ chưa thành, Bá Nha không dám vì thế mà lưu lại nơi đất tổ, phải đành vào triều để từ giã quốc vương trở về nước Tấn. Vua Sở ban khen rất nhiều vàng bạc, lụa là, gấm vóc, và truyền đem ra một chiếc thuyền rất lớn để đưa Bá Nha về nước. Bá Nha là một khách phong lưu, lỗi lạc, trong tâm hồn chứa đựng một nguồn tình cảm thanh cao, coi cảnh vật thiên nhiên như một món ăn tinh thần bất tận.
Một hôm, thuyền đến cửa sông Hán Dương, gặp lúc trăng thu vằng vặc, trời rộng sao thưa, Bá Nha truyền cắm thuyền dưới chân núi để vui với cảnh đẹp hãi hồ. Mặt nước sông lúc bấy giờ trong vắc như miếng thủy tinh, gió lộng trăng ngàn bập bềnh sóng vỗ. Bá Nha truyền cho đồng tử đốt lư trầm và lấy túi đàn đặt lên trước án. Bá Nha mở tới gấm, nâng cây Dao cầm đặt ngay ngắn rồi thử giây. Hơi trầm quyện gió, réo rắc đưa tiếng đàn vút tận trên không.
Trong lúc đang hứng thú, bỗng tơ đồng đứt mất một dây, Bá Nha thất kinh tự nghĩ : “Dây đàn đứt ắc có người quân tử đang nghe nhạc đâu đây ?” Bèn truyền tả hữu lên bờ xem thử kẻ nào đã nghe đờn mà không ra mặt?
Một hôm, thuyền đến cửa sông Hán Dương, gặp lúc trăng thu vằng vặc, trời rộng sao thưa, Bá Nha truyền cắm thuyền dưới chân núi để vui với cảnh đẹp hãi hồ. Mặt nước sông lúc bấy giờ trong vắc như miếng thủy tinh, gió lộng trăng ngàn bập bềnh sóng vỗ. Bá Nha truyền cho đồng tử đốt lư trầm và lấy túi đàn đặt lên trước án. Bá Nha mở tới gấm, nâng cây Dao cầm đặt ngay ngắn rồi thử giây. Hơi trầm quyện gió, réo rắc đưa tiếng đàn vút tận trên không.
Trong lúc đang hứng thú, bỗng tơ đồng đứt mất một dây, Bá Nha thất kinh tự nghĩ : “Dây đàn đứt ắc có người quân tử đang nghe nhạc đâu đây ?” Bèn truyền tả hữu lên bờ xem thử kẻ nào đã nghe đờn mà không ra mặt?
[Audio Book] Ba Chị Em Nhà Họ Tống - Nguyễn Vạn Lý (PRC MP3)
Ba chị em nhà họ Tống (宋家姐妹 Tống gia tỷ muội, bính âm: Sòngjiā Jiěmèi hay 宋氏三姐妹 Tống thị tam tỷ muội) là ba người phụ nữ có chồng là những nhân vật chính trị nổi bật của Trung Quốc đầu thế kỷ 20. Trong ba chị em thì "một người yêu tiền, một người yêu quyền và một người yêu nước" (一個愛錢、一個愛權、一個愛國; nhất cá ái tiền, nhất cá ái quyền, nhất cá ái quốc; bính âm: yí ge aì qián, yí ge aì quán, yí ge aì guó). Ba chị em là:
* Tống Ái Linh: (宋藹齡, 1890-1973) chị cả, bà đã kết hôn với bộ trưởng tài chính và cũng là người giàu nhất Trung Quốc, Khổng Tường Hi.
* Tống Khánh Linh: (宋庆龄, 1893-1981) kết hôn với Tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc, Tôn Dật Tiên. Sau này bà trở thành đồng Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với Đổng Tất Vũ từ 1968 đến 1972 và Chủ tịch Danh dự năm 1981.
* Tống Mỹ Linh: (宋美齡, 1897-2003) trẻ nhất trong ba chị em, bà đã kết hôn với Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch. Cha của họ là Tống Gia Thụ, một mục sư Hội Giám lý, đồng thời kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng và in ấn.
Em trai của họ đều là các quan chức cao cấp trong chính phủ Trung Hoa Dân quốc, một trong ba người nổi tiếng là Tống Tử Văn. Một bộ phim Hồng Kông về ba chị em có tên "Chị em họ Tống" (宋家皇朝), có sự tham gia diễn xuất của Trương Mạn Ngọc đã miêu tả cuộc sống của ba chị em đã được sản xuất năm 1997.
Ba Lô Màu Xanh - Nguyễn Nhật Ánh, 59 Trang
Lời nói của anh thủ lĩnh nhóm Hải Âu nghe chắc như đinh đóng cột. Nhỏ Hạnh tuy không tin tưởng lắm nhưng nó không dám hỏi lại. Chuyện đánh cặp chiếc ba lô của tụi nó do nhóm Hải Âu bày ra, không ngờ cuối cùng “lộng giả thành chân”: “Trời chơi hấp dẫn” này đang diễn tiến suôn sẻ, nửa chừng bỗng hóa thành chuyện thật khiến ai nấy dở khóc dở cười. Con hẻm khi mọi người kéo nhau đến vẫn vắng vẻ như lúc xảy ra sự cố. Tuy hẻm nằm không xa bến xe là bao nhưng do trái đường nên thưa thớt người qua lại. Tọa lạc cuối hẻm có lẽ là một cơ quan quan trọng nào đó nên khuôn viên có bờ tường dài bao quanh. Trên bức tường lúc này vẫn còn bài thơ “Rẽ vào trong hẻm vắng. Tìm trái chín trên cành...” nằm ngơ ngác.
Hai bên hẻm là nhà. Nhưng hai dãy nhà hai bên đâu lưng vào con hẻm, mặt tiền nhà quay ra hướng ngược lại, điều đó cũng góp phần giải thích tại sao con hẻm này ít người lai vãng. Tất nhiên nhà nào cũng có cửa sau, loại cửa một cánh, nhưng mọi cánh đều đóng im ỉm. Có lẽ buổi tối người ta mới mở cửa ra ngoài khi cần đổ rác vào những chiếc thùng đậy nắp kê dọc tường nhà.
- Cậu bị vướng dây chỗ nào đâu? - Anh thủ lĩnh hỏi.
Anh Việt chỉ tay xuống đất:
- Ngay ở đây nè!
Sợi dây thừng bây giờ hẳn nhiên không còn ở chỗ củ nhưng mọi người đều có thể đoán ra sợi dây quỉ quái nọ được cột vào đâu. Mé bên trái có một thân cây cụt, mé bên phải nhô lên một cây cọc sắt được chôn sát chân tường, chủ nhà dùng để buộc thùng rác vào đó, sợ lũ chó hoang ban đêm sục sạo làm đổ thùng hoặc thậm chí tha cả chiếc thùng đi.
Sau khi xác định vị trí “hiện trường”, anh thủ lĩnh chắp tay sau lưng đi lu đi tới, mắt không ngừng đảo quanh dò xé như cố tìm xem cái tên cướp cạn đó sau khi đánh thó chiếc ba lô đã chui vào xó xỉnh bí mật nào. Tiểu Long, nhỏ Hạnh, Qúy ròm và các anh chị còn lại trong nhóm Hải Âu cũng vội vàng tản ra bốn phía, láo liên dòm dỏ. Trông bộ tịch lúc này của mọi người, tưởng như tên giật dọc đang còn ẩn nấp đâu đó để chờ bị tóm cổ chứ không phải đã cao chạy xa bay.
- Ðúng là chẳng có một ngóc ngách nào để tên trộn lẩn đi được! - Anh chàng tóc rẽ giữa nhíu mày nói.
Anh Thủ lĩnh hẳn nhiên nghe rõ lời nhận xét của bạn. Nhưng anh không tỏ phản ứng gì, mặt mày vẫn tiếp tục trầm tư.
Hai bên hẻm là nhà. Nhưng hai dãy nhà hai bên đâu lưng vào con hẻm, mặt tiền nhà quay ra hướng ngược lại, điều đó cũng góp phần giải thích tại sao con hẻm này ít người lai vãng. Tất nhiên nhà nào cũng có cửa sau, loại cửa một cánh, nhưng mọi cánh đều đóng im ỉm. Có lẽ buổi tối người ta mới mở cửa ra ngoài khi cần đổ rác vào những chiếc thùng đậy nắp kê dọc tường nhà.
- Cậu bị vướng dây chỗ nào đâu? - Anh thủ lĩnh hỏi.
Anh Việt chỉ tay xuống đất:
- Ngay ở đây nè!
Sợi dây thừng bây giờ hẳn nhiên không còn ở chỗ củ nhưng mọi người đều có thể đoán ra sợi dây quỉ quái nọ được cột vào đâu. Mé bên trái có một thân cây cụt, mé bên phải nhô lên một cây cọc sắt được chôn sát chân tường, chủ nhà dùng để buộc thùng rác vào đó, sợ lũ chó hoang ban đêm sục sạo làm đổ thùng hoặc thậm chí tha cả chiếc thùng đi.
Sau khi xác định vị trí “hiện trường”, anh thủ lĩnh chắp tay sau lưng đi lu đi tới, mắt không ngừng đảo quanh dò xé như cố tìm xem cái tên cướp cạn đó sau khi đánh thó chiếc ba lô đã chui vào xó xỉnh bí mật nào. Tiểu Long, nhỏ Hạnh, Qúy ròm và các anh chị còn lại trong nhóm Hải Âu cũng vội vàng tản ra bốn phía, láo liên dòm dỏ. Trông bộ tịch lúc này của mọi người, tưởng như tên giật dọc đang còn ẩn nấp đâu đó để chờ bị tóm cổ chứ không phải đã cao chạy xa bay.
- Ðúng là chẳng có một ngóc ngách nào để tên trộn lẩn đi được! - Anh chàng tóc rẽ giữa nhíu mày nói.
Anh Thủ lĩnh hẳn nhiên nghe rõ lời nhận xét của bạn. Nhưng anh không tỏ phản ứng gì, mặt mày vẫn tiếp tục trầm tư.
Ba Ngày Luân Lạc - Lê Văn Trương, 137 Trang
Mợ bực mình, ôm mặt khóc hu hu. Cậu thấy ồn ào, từ cửa hàng chạy vào. Vừa đi, vừa hỏi: - Cái gì đấy? Cái gì đấy? Mợ thấy cậu là lô la ngay:
- Đấy, cậu vào mà xem nó! Nó chả chịu học hành gì cả. Chỉ chòng em và đánh em thôi, bảo nó thì nó lăn ra sàn cho bẩn hết quần áo như thế kia kìa. Nó lại còn uống hết cả lọ mực nữa, kia kìa, giời ơi là giời, cậu có dạy được nó không, chứ tôi thì chịu rồi đấy!
Ngọai tứ tuần mới có được một mụn con giai, cậu nuông và chiều lắm. Càng nuông và chiều, vì là đứa con cầu tự.
Năm ba mươi nhăm, sau khi đã đi cầu tự ở chùa Hương, Tứ Tổng, Tuần Cuông, Phố Cát, mợ phải vào luồn khó voi đền Chào, đền Chào gì ở tận trong Thanh, mới sinh được Đức.
Vì thế cho nên mười năm nay, chẳng những cậu mợ không dám đánh bao giờ, đến mắng thật sự cũng không dám mắng nữa. Đức có làm quá thì chỉ la lối lên như thế, hay bực lắm thì mợ khóc.
Và nếu Đức cứ ra gan thì cậu mợ lại phải dỗ đến sứt trán, dỗ bằng lời, dỗ bằng quà, dỗ bằng xu hào. Có khi dỗ bằng sự... dọa cắn lưỡi chết, và dỗ cả bằng sự cho Đức đánh mình.
Lên mười rồi, và đã có ba em gái, nhưng tối là Đức phải nằm với mợ. Đức không bao giờ chịu ngủ với ai cả. Các em có mon men đến gần mợ, là Đức đuổi lấy, đuổi để. Nếu đuổi không đi, Đức đánh thì phải biết.
Các trò sờ vú bú tí, Đức giữ nguyên như hồi còn bé, ai chế Đức vòi thì phải biết có giời dỗ.
- Đấy, cậu vào mà xem nó! Nó chả chịu học hành gì cả. Chỉ chòng em và đánh em thôi, bảo nó thì nó lăn ra sàn cho bẩn hết quần áo như thế kia kìa. Nó lại còn uống hết cả lọ mực nữa, kia kìa, giời ơi là giời, cậu có dạy được nó không, chứ tôi thì chịu rồi đấy!
Ngọai tứ tuần mới có được một mụn con giai, cậu nuông và chiều lắm. Càng nuông và chiều, vì là đứa con cầu tự.
Năm ba mươi nhăm, sau khi đã đi cầu tự ở chùa Hương, Tứ Tổng, Tuần Cuông, Phố Cát, mợ phải vào luồn khó voi đền Chào, đền Chào gì ở tận trong Thanh, mới sinh được Đức.
Vì thế cho nên mười năm nay, chẳng những cậu mợ không dám đánh bao giờ, đến mắng thật sự cũng không dám mắng nữa. Đức có làm quá thì chỉ la lối lên như thế, hay bực lắm thì mợ khóc.
Và nếu Đức cứ ra gan thì cậu mợ lại phải dỗ đến sứt trán, dỗ bằng lời, dỗ bằng quà, dỗ bằng xu hào. Có khi dỗ bằng sự... dọa cắn lưỡi chết, và dỗ cả bằng sự cho Đức đánh mình.
Lên mười rồi, và đã có ba em gái, nhưng tối là Đức phải nằm với mợ. Đức không bao giờ chịu ngủ với ai cả. Các em có mon men đến gần mợ, là Đức đuổi lấy, đuổi để. Nếu đuổi không đi, Đức đánh thì phải biết.
Các trò sờ vú bú tí, Đức giữ nguyên như hồi còn bé, ai chế Đức vòi thì phải biết có giời dỗ.
Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử Tuyển Tập Năm 2004, 2005, 2006
Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử. thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu lịch sử nhằm mục đích giới thiệu và đưa vào các kết quả nghiên cứu công cộng và những thành tựu về khoa học lịch sử; để phổ biến các nghiên cứu học thuật về khoa học xã hội; cung cấp cơ sở của các khoa học lịch sử để hình thành nên chiến lược của Nhà nước và chính sách của Đảng.
Đối tượng quan tâm: để các học giả, nhà nghiên cứu nghiên cứu về Việt Nam học trên thế giới, giáo viên tại trường đại học và những người khác đến từ tất cả các trường cao đẳng cao hơn của Việt Nam; Tiến sĩ ứng cử viên, MA học sinh, sinh viên các viện nghiên cứu; và các trung tâm.
Của JHS phạm vi xuất bản: một viện nghiên cứu, các trung tâm; các trường đại học của Việt Nam và một số trung tâm lớn có liên quan của Việt Nam nghiên cứu của các nước trên thế giới.
Để biết thêm thông tin và nhận báo giá quảng cáo trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử. thuộc Viện Khoa học Xã hội VN, vui lòng liên hệ:
Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ Báo Chí Việt Nam - APM Press Media
ĐC: 58/120 Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: (04) 22.66.77.66 - 0944.888.247 - 0916.989.247
Email: baochi@apm.vn - quangcao@apm.vn
Website: http://www.quangcaobaochi.com - www.bc.com.vn - www.vja.vn
Đối tượng quan tâm: để các học giả, nhà nghiên cứu nghiên cứu về Việt Nam học trên thế giới, giáo viên tại trường đại học và những người khác đến từ tất cả các trường cao đẳng cao hơn của Việt Nam; Tiến sĩ ứng cử viên, MA học sinh, sinh viên các viện nghiên cứu; và các trung tâm.
Của JHS phạm vi xuất bản: một viện nghiên cứu, các trung tâm; các trường đại học của Việt Nam và một số trung tâm lớn có liên quan của Việt Nam nghiên cứu của các nước trên thế giới.
Để biết thêm thông tin và nhận báo giá quảng cáo trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử. thuộc Viện Khoa học Xã hội VN, vui lòng liên hệ:
Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ Báo Chí Việt Nam - APM Press Media
ĐC: 58/120 Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: (04) 22.66.77.66 - 0944.888.247 - 0916.989.247
Email: baochi@apm.vn - quangcao@apm.vn
Website: http://www.quangcaobaochi.com - www.bc.com.vn - www.vja.vn
[Audio Book] Sự Chọn Lựa Cuối Cùng - Janet Dailey | Vân Ngọc (PRC MP3)
Cỗ xe dừng lại trước quán trọ Chester, nhiều người đang đứng đợi ở trước thềm. Hai người đàn ông da trắng, người nào cũng mặc com-lê thẳng thớm, cổ áo hồ cứng kiểu nhà truyền giáo. Hai người khác thuộc bộ tộc Cherokee, mặc áo quần hỗn tạp một cách kỳ cục. Họ mang giày cao đến gần đầu gối, quần may theo kiểu người da trắng, quàng khăn quanh hông ngoài áo sơ mi may kiểu người da trắng, trên đầu quấn khăn bằng vải màu nhạt.
Một thiếu nữ xinh đẹp đứng xa nhóm người trên, cố giữ bình tĩnh. Cô gái mặc chiếc áo màu tía, đội mũ lụa cùng màu, viền quanh mũ bằng những đoá hồng tươi, mái tóc đen mướt chải rẽ hai bên để giữa một đường ngôi, óng ả chảy xuống lưng trông như người trong tranh. Người nô lệ da đen đứng yên bên nàng.
Temple Gordon đưa mắt nhìn người xà ích, vẻ nôn nóng, nàng mong sao chóng gặp người gia sư mới. Nàng thấy chú ta lề mề tụt xuống khỏi chỗ ngồi trông thật đáng tức, rồi chú lệt bệt trong bùn đi đến cửa xe. Nàng ước sao chú ta nhanh chân lên, vì nàng nghe nói lính cảnh vệ bang Georgia đã đến đến trong vùng và đối với nàng thì sự hiện diện của quân đội tiểu bang trong khu vực, chẳng khác nào một nhóm đầu trộm đuôi cướp nổi tiếng ở địa phương cả. Temple biết lính cảnh vệ Georgia thực ra chỉ là bọn dân phòng được huấn luyện sơ sài và vô kỷ luật, nhưng họ lại cho mình là quan trọng và coi thường quyền lợi của người khác.
Nàng muốn đón nhanh người gia sư mới của gia đình - cô Liza Hall - rồi quay về nhà liền. Nàng không quan tâm đến sự an toàn của mình bằng quan tâm đến việc an toàn của mẹ nàng ở nhà. Bà Victoria Gordon hiện đang ở nhà một mình với mấy đứa bé, Temple sợ nếu lính cảnh vệ đến trang trại Gordon Glen thì không biết mẹ và bọn nhỏ sẽ xoay xở ra sao.
Một thiếu nữ xinh đẹp đứng xa nhóm người trên, cố giữ bình tĩnh. Cô gái mặc chiếc áo màu tía, đội mũ lụa cùng màu, viền quanh mũ bằng những đoá hồng tươi, mái tóc đen mướt chải rẽ hai bên để giữa một đường ngôi, óng ả chảy xuống lưng trông như người trong tranh. Người nô lệ da đen đứng yên bên nàng.
Temple Gordon đưa mắt nhìn người xà ích, vẻ nôn nóng, nàng mong sao chóng gặp người gia sư mới. Nàng thấy chú ta lề mề tụt xuống khỏi chỗ ngồi trông thật đáng tức, rồi chú lệt bệt trong bùn đi đến cửa xe. Nàng ước sao chú ta nhanh chân lên, vì nàng nghe nói lính cảnh vệ bang Georgia đã đến đến trong vùng và đối với nàng thì sự hiện diện của quân đội tiểu bang trong khu vực, chẳng khác nào một nhóm đầu trộm đuôi cướp nổi tiếng ở địa phương cả. Temple biết lính cảnh vệ Georgia thực ra chỉ là bọn dân phòng được huấn luyện sơ sài và vô kỷ luật, nhưng họ lại cho mình là quan trọng và coi thường quyền lợi của người khác.
Nàng muốn đón nhanh người gia sư mới của gia đình - cô Liza Hall - rồi quay về nhà liền. Nàng không quan tâm đến sự an toàn của mình bằng quan tâm đến việc an toàn của mẹ nàng ở nhà. Bà Victoria Gordon hiện đang ở nhà một mình với mấy đứa bé, Temple sợ nếu lính cảnh vệ đến trang trại Gordon Glen thì không biết mẹ và bọn nhỏ sẽ xoay xở ra sao.
Oxford - English Time 3 Student's Book by Susan Rivers (PDF 2CD)
English Time is six-level communicatve course for children who are studying English for the first time. The series develops stdents' speaking, listening, reading, and writing through activities that appeal to their curiosity and sense of fun. The syllabus progresses at a natural, steady pace amd offers students many oppgresses to practice new language. Three recurring characters -Ted, Annie, and Digger the dog-help maintain student interest and involvement throughout the series. English Time is preceded by the two-level introductory series Magic Time. These two seria can be used separately or as one complete eight-level course.
With interactive illustrations, captivating stories and a wide variety of activities, English Time offers you great lessons around the clock. Each engaging illustration contains hidden objects for your students to find, so learning new language and grammar is exciting and fun. Plus, the wide variety of activities appeal to every child, no matter what their learning style. Use English Time on its own or combine it with Magic Time to create an appealing eight-level course.
Key features
* Uses multiple intelligence strategies
* New vocabulary is introduced through colourful full-page scenes
* Units' themes provide a context for the language e.g. at home
* Short units build students' confidence
* Wide range of exciting resources such as colourful Wall Charts and Storybooks
* Continuing characters maintain student interest and involvement
With interactive illustrations, captivating stories and a wide variety of activities, English Time offers you great lessons around the clock. Each engaging illustration contains hidden objects for your students to find, so learning new language and grammar is exciting and fun. Plus, the wide variety of activities appeal to every child, no matter what their learning style. Use English Time on its own or combine it with Magic Time to create an appealing eight-level course.
Key features
* Uses multiple intelligence strategies
* New vocabulary is introduced through colourful full-page scenes
* Units' themes provide a context for the language e.g. at home
* Short units build students' confidence
* Wide range of exciting resources such as colourful Wall Charts and Storybooks
* Continuing characters maintain student interest and involvement
* Conversation Time creates 'real-life' communication
Product Details
- Paperback: 80 pages
- Publisher: Oxford University Press; Student edition (July 1 2002)
- Language: English
- ISBN-10: 0194364119
- ISBN-13: 978-0194364119
- Product Dimensions: 27.4 x 21.2 x 0.6 cm
[Audio Book] Yêu Internet - Hòa Văn | Đọc: Châu Tỷ
Cái ngày mà Li Li nhận cùng một lúc ba giấy báo hỏng thi đại học, buồn hơn cả cái ngày đầu tiên cô bé cảm nhận biết được mình là người không bình thường với cái bàn chân bên phải bị ‘cù queo’ bẩm sinh do di chứng....
Ba mẹ Li Li khóc theo Li Li hết cả nước mắt, thay vì giận dữ hay la mắng. Chính điều nầy càng làm cho Li Li thương ba mẹ bao nhiêu thì giận cho chính mình bấy nhiêu. Li Li thầm trách phải chi nghe lời mấy đứa bạn, đầu năm 12 học lệch* đi. Cả nhóm bạn làm như thế nay đứa “Ngân hàng”, đứa “ Y”, đứa “Dược”, học loại khá thôi như bé Mai Hân cũng đỗ vào “Nhân văn...”, mấy đứa con trai càng tốt hơn nhiều đa phần “Bách khoa”, còn Li Li, tất cả bạn bè cùng khối lớp 12, nhà trường và ba mẹ đều tin Li Li đậu chắc ăn, thì lại hỏng!.
Suốt mười hai năm đèn sách với hàng trăm danh hiệu Giỏi, Xuất sắc, rồi nào là Tài năng nữa chứ, coi như đi toi. Lực học của Li Li, thật sự chứ không phải vì “học sinh khuyết tật” được ưu ái đâu nhé!.
Biết cháu thi hỏng đại học buồn bã chán nản, chú Năm, em ruột của ba Li Li mua gởi về cho một dàn vi tính mới cứng.
Đây là người bạn tâm đắc của Li Li.
Trong khi bạn bè lo giấy nọ tờ kia nhập trường, Li Li chúi đầu vào màn hình, thầy Sanh dạy vi tính thấy vậy đặt ra cho Li Li một thời gian biểu học tin học nâng cao do chính thầy dạy mỗi tuần ba tiết tại nhà miễn phí. Li Li cảm phục thầy và dần dần hội nhập trở lại nếp sống bình thường. Thầy Sanh nói: “Không nhất thiết phải đại học đâu! Nếu em có chí, giỏi môn tin học cũng có lắm đất dụng võ!”. Li Li tin lời thầy và học...
Ngoài những giờ lý thuyết và thực hành tin học, Li Li lội vào mạng internet thấy thú vị. Bao nhiêu kiến thức được cập nhật chỉ cần một cái nhấp chuột.
Một hôm Li Li nhận được một lời “yêu thương” trên trang Yume.vn thấy ngộ ngộ. Rồi viết mail trả lời. Đó là chuyện bốn năm về trước.
Đúng ra nếu là cô gái không khuyết tật thì với nét đẹp duyên dáng không kém hoa khôi của trường Trung học phổ thông Gò Nổi nầy là mấy, Li Li có quyền chiếm hữu vòng tay của ‘chàng trai ấy’, chễm chệ trở thành vợ của ‘chàng trai ấy’ cũng nên. Hơn một năm mail qua chat lại đến thời khắc “tao ngộ” Li Li bỗng nhận ra rằng mình không có được hạnh phúc thật sự, mà có chăng chỉ trên cánh sóng mà thôi!. Li Li đơn phương cắt đứt mọi liên lạc với 'chàng trai ấy' trên mạng.
Ba mẹ Li Li khóc theo Li Li hết cả nước mắt, thay vì giận dữ hay la mắng. Chính điều nầy càng làm cho Li Li thương ba mẹ bao nhiêu thì giận cho chính mình bấy nhiêu. Li Li thầm trách phải chi nghe lời mấy đứa bạn, đầu năm 12 học lệch* đi. Cả nhóm bạn làm như thế nay đứa “Ngân hàng”, đứa “ Y”, đứa “Dược”, học loại khá thôi như bé Mai Hân cũng đỗ vào “Nhân văn...”, mấy đứa con trai càng tốt hơn nhiều đa phần “Bách khoa”, còn Li Li, tất cả bạn bè cùng khối lớp 12, nhà trường và ba mẹ đều tin Li Li đậu chắc ăn, thì lại hỏng!.
Suốt mười hai năm đèn sách với hàng trăm danh hiệu Giỏi, Xuất sắc, rồi nào là Tài năng nữa chứ, coi như đi toi. Lực học của Li Li, thật sự chứ không phải vì “học sinh khuyết tật” được ưu ái đâu nhé!.
Biết cháu thi hỏng đại học buồn bã chán nản, chú Năm, em ruột của ba Li Li mua gởi về cho một dàn vi tính mới cứng.
Đây là người bạn tâm đắc của Li Li.
Trong khi bạn bè lo giấy nọ tờ kia nhập trường, Li Li chúi đầu vào màn hình, thầy Sanh dạy vi tính thấy vậy đặt ra cho Li Li một thời gian biểu học tin học nâng cao do chính thầy dạy mỗi tuần ba tiết tại nhà miễn phí. Li Li cảm phục thầy và dần dần hội nhập trở lại nếp sống bình thường. Thầy Sanh nói: “Không nhất thiết phải đại học đâu! Nếu em có chí, giỏi môn tin học cũng có lắm đất dụng võ!”. Li Li tin lời thầy và học...
Ngoài những giờ lý thuyết và thực hành tin học, Li Li lội vào mạng internet thấy thú vị. Bao nhiêu kiến thức được cập nhật chỉ cần một cái nhấp chuột.
Một hôm Li Li nhận được một lời “yêu thương” trên trang Yume.vn thấy ngộ ngộ. Rồi viết mail trả lời. Đó là chuyện bốn năm về trước.
Đúng ra nếu là cô gái không khuyết tật thì với nét đẹp duyên dáng không kém hoa khôi của trường Trung học phổ thông Gò Nổi nầy là mấy, Li Li có quyền chiếm hữu vòng tay của ‘chàng trai ấy’, chễm chệ trở thành vợ của ‘chàng trai ấy’ cũng nên. Hơn một năm mail qua chat lại đến thời khắc “tao ngộ” Li Li bỗng nhận ra rằng mình không có được hạnh phúc thật sự, mà có chăng chỉ trên cánh sóng mà thôi!. Li Li đơn phương cắt đứt mọi liên lạc với 'chàng trai ấy' trên mạng.
[Audio Book] Bài Học Đầu Tiên - Hồng Hạnh | Đọc: Xuân Khoa (PRC MP3)
Trần Thị Hồng Hạnh là một cái tên rất mới. Mặc dù đã có truyện ngắn và thơ đăng trên các báo Văn Nghệ Sóc Trăng, Tuổi Trẻ Chủ Nhật, Áo Trắng, Giáo Dục Thời Đại, Kiến Thức Ngày Nay...nhưng Hồng Hạnh chưa ghi được dấu ấn nào đặc biệt cho người đọc.
Như một bứt phá ngoại mục, Bài học đầu tiên là cuốn truyện Hạnh viết và đoạt giải nhất “Cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần III”. Cuộc thi này do Nhà xuất bản Trẻ phối hợp cùng báo Tuổi Trẻ, Hội Nhà Văn thành phố Hồ Chí Minh tổ chức từ ngày 26-3-2004 đến 31-7-2005.
Trong lời rào đón ở đầu truyện, Hạnh viết: “Tôi không có tham vọng trở thành tiểu thuyết gia . Lại càng hoài nghi nhiều về chức năng của văn chương là cải tạo đời sống tinh thần con người…”. Nói như thế, nhưng Hạnh lại giới thiệu Bài học đầu tiên là “sự thực từ cuộc đời quanh tôi…Danh sự trăm phần trăm là nói thật”. Nói thật về những tiêu cực, tha hóa trong đời sống để làm gì, nếu không mơ ước rằng những điều xấu xa sẽ mất đi?
Bài học đầu tiên kể về một câu chuyện ( có thể là kinh nghiệm riêng của tác giả?) của một cô giáo trẻ mới ra trường, bức xúc và thất vọng trước những gì xảy ra hàng ngày trước mắt mình; trong một tập thể mình sống; những cá nhân tha hoá, ích kỷ và hèn hạ…đến nỗi phải bỏ nghề dạy chỉ sau một năm công tác.
Ngôn ngữ và thủ pháp viết của Hạnh không chú trọng về vẻ mượt mà. Nó xù xì, tự nhiên, mạnh mẽ như những gì tuổi trẻ đang cần. Nó là ý nghĩ, tiếng nói của những người trẻ, của những Hạ Anh trong truyện và ngoài đời.
Đọc Bài học đầu tiên, giám khảo Phan Thị Vàng Anh bảo rằng: “Nó làm tôi muốn viết trở lại”. Giám khảo Hồ Anh Thái lại băn khoăn: “Trẻ mà như thế có “Khôn quá”, có “cổ truyền” quá hay không?
Bạn đọc có thể tự tìm câu trả lời khi đọc Bài học đầu tiên.
Như một bứt phá ngoại mục, Bài học đầu tiên là cuốn truyện Hạnh viết và đoạt giải nhất “Cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần III”. Cuộc thi này do Nhà xuất bản Trẻ phối hợp cùng báo Tuổi Trẻ, Hội Nhà Văn thành phố Hồ Chí Minh tổ chức từ ngày 26-3-2004 đến 31-7-2005.
Trong lời rào đón ở đầu truyện, Hạnh viết: “Tôi không có tham vọng trở thành tiểu thuyết gia . Lại càng hoài nghi nhiều về chức năng của văn chương là cải tạo đời sống tinh thần con người…”. Nói như thế, nhưng Hạnh lại giới thiệu Bài học đầu tiên là “sự thực từ cuộc đời quanh tôi…Danh sự trăm phần trăm là nói thật”. Nói thật về những tiêu cực, tha hóa trong đời sống để làm gì, nếu không mơ ước rằng những điều xấu xa sẽ mất đi?
Bài học đầu tiên kể về một câu chuyện ( có thể là kinh nghiệm riêng của tác giả?) của một cô giáo trẻ mới ra trường, bức xúc và thất vọng trước những gì xảy ra hàng ngày trước mắt mình; trong một tập thể mình sống; những cá nhân tha hoá, ích kỷ và hèn hạ…đến nỗi phải bỏ nghề dạy chỉ sau một năm công tác.
Ngôn ngữ và thủ pháp viết của Hạnh không chú trọng về vẻ mượt mà. Nó xù xì, tự nhiên, mạnh mẽ như những gì tuổi trẻ đang cần. Nó là ý nghĩ, tiếng nói của những người trẻ, của những Hạ Anh trong truyện và ngoài đời.
Đọc Bài học đầu tiên, giám khảo Phan Thị Vàng Anh bảo rằng: “Nó làm tôi muốn viết trở lại”. Giám khảo Hồ Anh Thái lại băn khoăn: “Trẻ mà như thế có “Khôn quá”, có “cổ truyền” quá hay không?
Bạn đọc có thể tự tìm câu trả lời khi đọc Bài học đầu tiên.
[Audio Book] Bên Ngoài Căn Phòng Số 6 - Tiến Đạt | Đọc: Bích Thủy
NVTPHCM- Theo nguyên tắc, cô gái tiếp tân khách sạn không thể tiết lộ tên hai người khách đăng ký phòng số 6. Với kinh nghiệm của mình, cô gái tiếp tân phát hiện ra ngay anh là người đang truy tìm tên người bạn gái của anh đã đến cùng một người đàn ông khác, và đã đăng ký căn phòng số 6.Theo nguyên tắc, cô gái tiếp tân khách sạn không thể tiết lộ tên hai người khách đăng ký phòng số 6. Với kinh nghiệm của mình, cô gái tiếp tân phát hiện ra ngay anh là người đang truy tìm tên người bạn gái của anh đã đến cùng một người đàn ông khác, và đã đăng ký căn phòng số 6.
- Cô thông cảm. Tôi là người nhà cô ấy. Tôi có chuyện rất cần nói chuyện với cô ấy.
Qua điện thoại, giọng cô tiếp tân nhã nhặn:
- Anh thông cảm. Đây là nguyên tắc của khách sạn chúng em. Em không thể giúp gì được cho anh.
- Mẹ cô ấy đang bị bệnh nặng. Tôi muốn nhắn cùng cô ấy - Anh bịa ra nguyên nhân, lớn tiếng cùng cô gái tiếp tân.
- Nếu thế, em sẽ nhắn, nếu cô gái đăng ký phòng số 6 là người thân của anh. Thế anh còn nhắn gì nữa không ạ?
Anh đặt mạnh điện thoại xuống. Lần đầu tiên anh thô lỗ cùng người lạ.
Tiếng kêu thảng thốt của con heo rừng đang bị dính vào bẫy dập vào không gian.
Anh đang ở ngay mép rừng. Chuyến đi không định trước. Cũng rất đơn giản, anh muốn nhìn rõ những gốc cây trăm năm tuổi từng sinh ra và tồn tại trong khu rừng nguyên sinh rộng hàng trăm ngàn hecta nằm dọc theo quốc lộ của một tỉnh miền đông nam bộ.
“Em không tin anh đến chỉ vì mục đích nhìn thấy cây” - Trước khi anh lên đường, nàng nói.
“Cũng như anh không thể tin cùng lúc tình cảm em dành trọn vẹn cho cả hai người đàn ông”.
“Anh hiểu cho em. Tâm trạng em rối. Em cần những điểm tựa, mặc dù những gì em gởi gắm chưa chắc mang lại cho em cảm xúc bình yên thực sự”.
“Anh không phải là người đàn ông không hiểu phụ nữ. Anh cũng không quá tệ hại để muốn giữ trọn cho mình một loài hoa đẹp, mà anh không có khả năng sở hữu suốt đời loài hoa ấy”.
- Cô thông cảm. Tôi là người nhà cô ấy. Tôi có chuyện rất cần nói chuyện với cô ấy.
Qua điện thoại, giọng cô tiếp tân nhã nhặn:
- Anh thông cảm. Đây là nguyên tắc của khách sạn chúng em. Em không thể giúp gì được cho anh.
- Mẹ cô ấy đang bị bệnh nặng. Tôi muốn nhắn cùng cô ấy - Anh bịa ra nguyên nhân, lớn tiếng cùng cô gái tiếp tân.
- Nếu thế, em sẽ nhắn, nếu cô gái đăng ký phòng số 6 là người thân của anh. Thế anh còn nhắn gì nữa không ạ?
Anh đặt mạnh điện thoại xuống. Lần đầu tiên anh thô lỗ cùng người lạ.
Tiếng kêu thảng thốt của con heo rừng đang bị dính vào bẫy dập vào không gian.
Anh đang ở ngay mép rừng. Chuyến đi không định trước. Cũng rất đơn giản, anh muốn nhìn rõ những gốc cây trăm năm tuổi từng sinh ra và tồn tại trong khu rừng nguyên sinh rộng hàng trăm ngàn hecta nằm dọc theo quốc lộ của một tỉnh miền đông nam bộ.
“Em không tin anh đến chỉ vì mục đích nhìn thấy cây” - Trước khi anh lên đường, nàng nói.
“Cũng như anh không thể tin cùng lúc tình cảm em dành trọn vẹn cho cả hai người đàn ông”.
“Anh hiểu cho em. Tâm trạng em rối. Em cần những điểm tựa, mặc dù những gì em gởi gắm chưa chắc mang lại cho em cảm xúc bình yên thực sự”.
“Anh không phải là người đàn ông không hiểu phụ nữ. Anh cũng không quá tệ hại để muốn giữ trọn cho mình một loài hoa đẹp, mà anh không có khả năng sở hữu suốt đời loài hoa ấy”.
[Audio Book] Chuyên Tình Thời A Còng - Châu Diên | Đọc: Bích Thủy
Cứ như thể tôi và hai người đó có hẹn nhau vậy, giờ nghỉ làm việc ban trưa, khi tôi ghé quán cà phê ăn nhanh đó thì hai anh chị cũng đến. Gần như là đã giữ chỗ trước, tới quán là chúng tôi ngồi vào “ghế của mình”. Có lần tình cờ lọt vào tai tôi cái tên dễ thương mà hai anh chị gọi chốn này: “Quán Chúng Mình”.
Cô nàng thường đến sau, anh chàng bao giờ cũng ngồi đó rồi, tách cà phê đen để mé bên phải, mé tay trái là chiếc điện thoại di động, trước mắt là tập tài liệu chụp đóng gáy xoắn, tay không cầm tách cà phê thì lại cầm cây bút dạ gạch gạch đánh dấu. Cô đến, ngồi vào ghế trước mặt anh, rồi cũng bày lên bàn chiếc điện thoại di động màu hồng, đặt trước mặt một tập tài liệu cũng đóng gáy xoắn, rồi giơ tay ra hiệu, và người nhà hàng biết lệ liền mang đến một tách cà phê đặt ở mé đối xứng với chiếc di động màu hồng.
Cái đầu óc thích nghĩ ngợi viển vông của tôi gọi thầm họ là đôi câu đối. Thế rồi một bữa kia khi tôi vào quán thì đã thấy xuất hiện cùng với họ một bé gái chừng ba bốn tuổi. Tôi nghe lỏm bé gọi người đàn ông là “ba Gấu” và người đàn ông gọi bé là Tép, còn người đàn bà gọi người đàn ông là gì tôi nghe không rõ. Một tuần lễ liền sau đó, tôi không thấy người đàn bà đến quán cà phê ăn nhanh, mà chỉ thấy “ba Gấu” cùng với con bé có tên là Tép.
Máu nhà văn khiến tôi ngẫu hứng viết nên câu chuyện dưới đây, tên nhân vật do tôi đặt cho, định bụng viết xong sẽ tặng họ.
Thấy anh ra ga tiễn vợ đi công tác, một người đàn ông cùng cơ quan với vợ Lượng nói trêu:
- Thế đấy, tương kính như tân! Cưới nhau đã một tuần rồi mà vẫn cứ như mới cưới ngày hôm qua...
Câu đùa không được ai hưởng ứng cả. Vì cả cơ quan đều biết Lượng và Nhung lấy nhau là cảnh rổ rá cạp lại. Nếu là cưới lần đầu, mấy khi người ta điều một người đi công tác sau khi chỉ cho hai người có nhõn một tuần hú hí.
Cô nàng thường đến sau, anh chàng bao giờ cũng ngồi đó rồi, tách cà phê đen để mé bên phải, mé tay trái là chiếc điện thoại di động, trước mắt là tập tài liệu chụp đóng gáy xoắn, tay không cầm tách cà phê thì lại cầm cây bút dạ gạch gạch đánh dấu. Cô đến, ngồi vào ghế trước mặt anh, rồi cũng bày lên bàn chiếc điện thoại di động màu hồng, đặt trước mặt một tập tài liệu cũng đóng gáy xoắn, rồi giơ tay ra hiệu, và người nhà hàng biết lệ liền mang đến một tách cà phê đặt ở mé đối xứng với chiếc di động màu hồng.
Cái đầu óc thích nghĩ ngợi viển vông của tôi gọi thầm họ là đôi câu đối. Thế rồi một bữa kia khi tôi vào quán thì đã thấy xuất hiện cùng với họ một bé gái chừng ba bốn tuổi. Tôi nghe lỏm bé gọi người đàn ông là “ba Gấu” và người đàn ông gọi bé là Tép, còn người đàn bà gọi người đàn ông là gì tôi nghe không rõ. Một tuần lễ liền sau đó, tôi không thấy người đàn bà đến quán cà phê ăn nhanh, mà chỉ thấy “ba Gấu” cùng với con bé có tên là Tép.
Máu nhà văn khiến tôi ngẫu hứng viết nên câu chuyện dưới đây, tên nhân vật do tôi đặt cho, định bụng viết xong sẽ tặng họ.
Thấy anh ra ga tiễn vợ đi công tác, một người đàn ông cùng cơ quan với vợ Lượng nói trêu:
- Thế đấy, tương kính như tân! Cưới nhau đã một tuần rồi mà vẫn cứ như mới cưới ngày hôm qua...
Câu đùa không được ai hưởng ứng cả. Vì cả cơ quan đều biết Lượng và Nhung lấy nhau là cảnh rổ rá cạp lại. Nếu là cưới lần đầu, mấy khi người ta điều một người đi công tác sau khi chỉ cho hai người có nhõn một tuần hú hí.
[Audio Book] Oanh - Hoàng Trọng Dũng | Đọc: Xuân Khoa
Oanh bảo với tôi quê cô ở Diễn Châu. Tôi hỏi Diễn Châu ở đâu. Oanh tròn xoe mắt. Trong đôi mắt có sóng biển, những thúng lạc thúng vừng mẩy mình thu hái từ đồng màu, những câu ca trù, những làn điệu tuồng. Vậy thì, Diễn Châu ở trong mắt Oanh.
Ngày tôi gặp Oanh ở nhà chị tôi, cô chưa có chồng.
Sài Gòn vẫn vậy, không lúc nào không sẵn sàng dang tay đón nhận mọi người, mọi thân phận. Thành phố chưa từng từ chối một ai. Người ta có thể bỏ Sài Gòn chứ Sài Gòn không một lần từ bỏ bất cứ người nào.
Có điều lạ, Sài Gòn đồng nhất rất nhanh mọi tầng lớp người đến với nó, dung nạp tất cả các hành vi, như thể các hành vi lắm khi khác thường ấy là một phần không thể thiếu, một phần làm nên Sài Gòn.
Người thất cơ lỡ vận khốn khó không chốn nương thân lập tức có người cho thuê chiếu ngủ qua đêm dưới một mái hiên, và giấc ngủ mặc nhiên được Sài Gòn chấp nhận, ngon lành như đang ngủ trên giường, không ai để ý không ai xua đuổi. Chỉ một chuyện này thôi, đã thấy Sài Gòn không giống Hà Nội, dân ít hơn, người vãng lai cũng ít hơn, nhưng - nói theo cách ông bà - giống như cơm trộn cháo. Người ta bảo Hà Nội đang bị nông thôn hóa dần dần, một nhận xét đáng suy ngẫm. Mùa thu vừa qua, đúng dịp đại lễ nghìn năm, không khí như giỗ làng, xác xơ những chiếc lá rụng.
Ngày tôi gặp Oanh ở nhà chị tôi, cô chưa có chồng.
Sài Gòn vẫn vậy, không lúc nào không sẵn sàng dang tay đón nhận mọi người, mọi thân phận. Thành phố chưa từng từ chối một ai. Người ta có thể bỏ Sài Gòn chứ Sài Gòn không một lần từ bỏ bất cứ người nào.
Có điều lạ, Sài Gòn đồng nhất rất nhanh mọi tầng lớp người đến với nó, dung nạp tất cả các hành vi, như thể các hành vi lắm khi khác thường ấy là một phần không thể thiếu, một phần làm nên Sài Gòn.
Người thất cơ lỡ vận khốn khó không chốn nương thân lập tức có người cho thuê chiếu ngủ qua đêm dưới một mái hiên, và giấc ngủ mặc nhiên được Sài Gòn chấp nhận, ngon lành như đang ngủ trên giường, không ai để ý không ai xua đuổi. Chỉ một chuyện này thôi, đã thấy Sài Gòn không giống Hà Nội, dân ít hơn, người vãng lai cũng ít hơn, nhưng - nói theo cách ông bà - giống như cơm trộn cháo. Người ta bảo Hà Nội đang bị nông thôn hóa dần dần, một nhận xét đáng suy ngẫm. Mùa thu vừa qua, đúng dịp đại lễ nghìn năm, không khí như giỗ làng, xác xơ những chiếc lá rụng.
Văn Học Trong Nước: Bạc - Bùi Hiển, 30 Trang
Trên con đường quan gồ ghề đá trắng, người đi chợ phủ làm từng đám nhộn nhịp. Những bác nhà quê, cổ phanh rám đỏ, bước dài, hơi hất đầu gối. Những người đàn bà gánh hàng chạy chạy từng bước nhỏ, một tay vung vẩy như làm dáng; họ không vội vàng, nhưng sao có vẻ tất tả.
Một cái xe tay lạch cạch vượt lên. Ba bốn người ngồi trên, có người phải vắt bộ giò đen, gầy và gân guốc lên cái chắn bùn. Bác xe cắm cổ kéo: vậy mà còn nghĩ chuyện chơi khoảnh, đợi gần sát một đám người bác bỗng quát lên; mấy chị con gái đang mải chuyện vội nhảy ngang một cái sang lề đường, điệu bộ rất xấu. Qua cơn hốt hoảng, họ tít mắt cười với nhau; vài chị lên tiếng trách mắng, nhưng lại trở lại ngay câu chuyện bỏ dở. Khách xe văng lại sau chuỗi cười ha hả, dài và khoái trá.
Lúc xe tới chỗ ngã ba gần chợ phủ, một người đàn ông trong bọn nhảy xuống. Điểm đủ ô và quạt trong tay rồi, ông ta bước vào hàng quán cạnh đó.
Mụ hàng đon đả:
- Mời ông Phó vô đây. Bữa ni có thịt cầy béo lắm.
Đó là một mụ già, giọng nói vạm vỡ hơi rè. Ông Phó ngồi trên chõng rồi, mụ không đợi bảo, rót đầy một cút rượu trắng, nút sơ bằng nhúm lá chuối khô, đem tới đặt trên bàn, trước mặt người khách hàng quen. Mùi men tỏa thơm trong quán hẹp: mụ hít hít mà nói:
- Tôi có pha thêm "nố ta" vô đó.
"Nố ta" tức là cái khoản rượu lậu.
Mụ lại bưng tới một đĩa thịt cầy, trông đen đen hơi bẩn; mùi riềng the gắt xộc vào mũi. Mụ nói:
- Ông Phó nhắm đi. Con chó béo ngậy, tôi mua chẵn mười quan đó, ông nhắm đi, uống rượu cho tỉnh người rồi mua bán cho tinh. à ông đi chợ làm chi đó?
- Tôi đi tậu con bò mụ nạ.
Mụ già hoạt bát, đưa đẩy câu chuyện. Mụ khen ông Phó giỏi làm ăn, tậu thêm được nhiều ruộng, đến đỗi năm con vừa bò vừa trâu làm không xuể. Vừa nói mụ vừa nhìn ông Phó, dõi theo từng gắp và từng tợp rượu, vẻ như chia sẻ sự ngon lành của khách.
Một cái xe tay lạch cạch vượt lên. Ba bốn người ngồi trên, có người phải vắt bộ giò đen, gầy và gân guốc lên cái chắn bùn. Bác xe cắm cổ kéo: vậy mà còn nghĩ chuyện chơi khoảnh, đợi gần sát một đám người bác bỗng quát lên; mấy chị con gái đang mải chuyện vội nhảy ngang một cái sang lề đường, điệu bộ rất xấu. Qua cơn hốt hoảng, họ tít mắt cười với nhau; vài chị lên tiếng trách mắng, nhưng lại trở lại ngay câu chuyện bỏ dở. Khách xe văng lại sau chuỗi cười ha hả, dài và khoái trá.
Lúc xe tới chỗ ngã ba gần chợ phủ, một người đàn ông trong bọn nhảy xuống. Điểm đủ ô và quạt trong tay rồi, ông ta bước vào hàng quán cạnh đó.
Mụ hàng đon đả:
- Mời ông Phó vô đây. Bữa ni có thịt cầy béo lắm.
Đó là một mụ già, giọng nói vạm vỡ hơi rè. Ông Phó ngồi trên chõng rồi, mụ không đợi bảo, rót đầy một cút rượu trắng, nút sơ bằng nhúm lá chuối khô, đem tới đặt trên bàn, trước mặt người khách hàng quen. Mùi men tỏa thơm trong quán hẹp: mụ hít hít mà nói:
- Tôi có pha thêm "nố ta" vô đó.
"Nố ta" tức là cái khoản rượu lậu.
Mụ lại bưng tới một đĩa thịt cầy, trông đen đen hơi bẩn; mùi riềng the gắt xộc vào mũi. Mụ nói:
- Ông Phó nhắm đi. Con chó béo ngậy, tôi mua chẵn mười quan đó, ông nhắm đi, uống rượu cho tỉnh người rồi mua bán cho tinh. à ông đi chợ làm chi đó?
- Tôi đi tậu con bò mụ nạ.
Mụ già hoạt bát, đưa đẩy câu chuyện. Mụ khen ông Phó giỏi làm ăn, tậu thêm được nhiều ruộng, đến đỗi năm con vừa bò vừa trâu làm không xuể. Vừa nói mụ vừa nhìn ông Phó, dõi theo từng gắp và từng tợp rượu, vẻ như chia sẻ sự ngon lành của khách.
Bác Sĩ Cây Trồng 25: Trồng chăm sóc và Phòng trừ sâu bệnh cây mía, 76 Trang
Đã có nhiều tài liệu và các lớp tập huấn hội thảo cho nông dân về các biện pháp kỹ thuật trồng trọt. Nhưng trong thực tế nhiều bà con do không hiểu được cơ sở khoa học của các biện pháp nên đã áp dụng một cách máy móc hoặc tùy tiện, dẫn đến hiệu quả không đạt yêu cầu, nhiều trường hợp tốn kém thêm chi phí, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và sản phẩm thu hoạch.
Trong suốt đời sống của cây, từ khi nảy mầm, lớn lên cho đến ra hoa, kết quả có rất nhiều phản ứng và quá trình sinh lý xảy ra, đồng thời cũng bị nhiều loại tác nhân gây hại. Để cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao thì các phản ứng và quá trình sinh lý phải được tiến hành một cách thuận lợi, các tác nhân gây hại phải được khống chế
Bộ sách “Bác sĩ cây trồng” giới thiệu các kiến thức cơ bản về đời sống cây trồng, các yêu cầu về giống cây, đất trồng, phân bón, kỹ thuật canh tác và phòng trừ các loại dịch hại cây. Đây là bộ sách hướng dẫn cho nông dân các kiến thức cơ bản một cách tương đối đầy đủ và có hệ thống.
Trong suốt đời sống của cây, từ khi nảy mầm, lớn lên cho đến ra hoa, kết quả có rất nhiều phản ứng và quá trình sinh lý xảy ra, đồng thời cũng bị nhiều loại tác nhân gây hại. Để cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao thì các phản ứng và quá trình sinh lý phải được tiến hành một cách thuận lợi, các tác nhân gây hại phải được khống chế
Bộ sách “Bác sĩ cây trồng” giới thiệu các kiến thức cơ bản về đời sống cây trồng, các yêu cầu về giống cây, đất trồng, phân bón, kỹ thuật canh tác và phòng trừ các loại dịch hại cây. Đây là bộ sách hướng dẫn cho nông dân các kiến thức cơ bản một cách tương đối đầy đủ và có hệ thống.
Văn Học Trong Nước: Bác Vật Xà Bông - Sơn Nam, 30 Trang
NVTPHCM- So với các rạch khác ở ven vịnh Xiêm La, vùng Xẽo Bần thuộc vào hàng tương đối sung túc. Dân ở đấy sanh sống bằng hai nghề: phá rừng lấy củi và khi tiết trời thuận tiện, họ ra biển đánh lưới tôm. Tiền bán củi vừa đủ cho họ mua gạo ăn, thuốc hút; nghề đi lưới thì chỉ đem lợi riêng cho một số người có ghe, có lưới. Người đi bạn thường lãnh tiền buổi, tùy theo lưới trúng hoặc thất – tay làm hàm nhai. Ðôi mươi mái nhà lá, vài ba gốc dừa không trái: ngọn Xẽo Bần xơ rơ như vậy đó. Chung quanh là cánh đồng cò bay thẳng cánh nhưng đầy năn kim, ô rô, cỏ ống. Cò lông bông, trích, cúm núm bay lượn tối ngày.
Dân làng nào tha thiết đến vùng đất phù sa nê địa! Vì vậy, khi ông bác vật X, đến xây nền đúc, cất nhà ngói, tự xưng là chủ đất thì không một ai xao xuyến cảm thấy quyền lợi mình bị đụng chạm.
Trái lại, họ rất vui mừng.
Trước tiên, ông bác vật đích thân đến thăm từng nhà trong xóm. Hễ gặp ai chào hỏi quá khúm núm, ông can gián:
- Bà con cứ bình đẳng, đừng nên gọi tôi bằng ông, tôi còn nhỏ tuổi lắm. Cứ gọi tôi bằng dượng Hai. Ðất này của bên vợ; vợ tôi thứ hai.
Hỏi qua vấn đề nền nhà, ông bác vật trả lời:
- Ai lỡ cất nhà nơi đâu, cứ yên lòng ở đó. Tôi không bao giờ có ý đuổi bà con. Tôi còn muốn kêu gọi bà con đến thêm, ở đông chừng nào vui chừng nấy, thỉnh thoảng mời bà con vô nhà tôi chơi. Lúc nào tôi cũng ở nhà để lo việc khoa học. Tánh tôi bình dân lắm, ai có chuyện gì khó hiểu tôi sẵn sàng giải thích.
Kể từ đó, buổi trưa hoặc buổi tối, nhà ông bác vật luôn luôn tấp nập. Ði rừng bắt được rùa, săn được heo rừng là bà con nghĩ đến ông, đem lại tặng. Ðáp tạ thạnh tình ấy, ông bác vật dắt từng người vào phòng làm việc của mình. Trên vách, hai hàng kệ đầy sách mỗi quyển dầy hơn tấc tây, lưng da mạ chữ vàng lấp lánh. Một cái bàn tròn chiếm giữa phòng. Trên đó đủ kiểu ly, hũ, bầu... Toàn bằng pha lê trong vắt: cái thì méo miệng, cái thì tròn như trái dừa, có cổ dài uốn éo như cổ cò. Lại thêm chiếc đủa bằng pha lê dụng đúng trong ống, dài theo ống có lằn đỏ như vạch đo từng phân, từng ly tỉ mỉ.
- Thứ gì ngộ quá vậy, dượng Hai.
Ðáp:
- Ðồ dùng để thí nghiệm hóa học.
- Hóa học là chi vậy, thưa dượng.
ông bác vật mỉm cười:
- Khó cắt nghĩa lắm. Thủng thỉnh, bà con sẽ rõ. Hóa là biến hóa... Các chất hóa học hiện nay còn thiếu mới mua được chút ít. E nguy hiểm, tôi chưa dám cho bà con xem.
Dân làng nào tha thiết đến vùng đất phù sa nê địa! Vì vậy, khi ông bác vật X, đến xây nền đúc, cất nhà ngói, tự xưng là chủ đất thì không một ai xao xuyến cảm thấy quyền lợi mình bị đụng chạm.
Trái lại, họ rất vui mừng.
Trước tiên, ông bác vật đích thân đến thăm từng nhà trong xóm. Hễ gặp ai chào hỏi quá khúm núm, ông can gián:
- Bà con cứ bình đẳng, đừng nên gọi tôi bằng ông, tôi còn nhỏ tuổi lắm. Cứ gọi tôi bằng dượng Hai. Ðất này của bên vợ; vợ tôi thứ hai.
Hỏi qua vấn đề nền nhà, ông bác vật trả lời:
- Ai lỡ cất nhà nơi đâu, cứ yên lòng ở đó. Tôi không bao giờ có ý đuổi bà con. Tôi còn muốn kêu gọi bà con đến thêm, ở đông chừng nào vui chừng nấy, thỉnh thoảng mời bà con vô nhà tôi chơi. Lúc nào tôi cũng ở nhà để lo việc khoa học. Tánh tôi bình dân lắm, ai có chuyện gì khó hiểu tôi sẵn sàng giải thích.
Kể từ đó, buổi trưa hoặc buổi tối, nhà ông bác vật luôn luôn tấp nập. Ði rừng bắt được rùa, săn được heo rừng là bà con nghĩ đến ông, đem lại tặng. Ðáp tạ thạnh tình ấy, ông bác vật dắt từng người vào phòng làm việc của mình. Trên vách, hai hàng kệ đầy sách mỗi quyển dầy hơn tấc tây, lưng da mạ chữ vàng lấp lánh. Một cái bàn tròn chiếm giữa phòng. Trên đó đủ kiểu ly, hũ, bầu... Toàn bằng pha lê trong vắt: cái thì méo miệng, cái thì tròn như trái dừa, có cổ dài uốn éo như cổ cò. Lại thêm chiếc đủa bằng pha lê dụng đúng trong ống, dài theo ống có lằn đỏ như vạch đo từng phân, từng ly tỉ mỉ.
- Thứ gì ngộ quá vậy, dượng Hai.
Ðáp:
- Ðồ dùng để thí nghiệm hóa học.
- Hóa học là chi vậy, thưa dượng.
ông bác vật mỉm cười:
- Khó cắt nghĩa lắm. Thủng thỉnh, bà con sẽ rõ. Hóa là biến hóa... Các chất hóa học hiện nay còn thiếu mới mua được chút ít. E nguy hiểm, tôi chưa dám cho bà con xem.
Tiểu Thuyết Kiếm Hiệp: Bạch Cốt U Linh - Trần Thanh Vân, 550 Trang
--1--Thanh Thành Lục Kiếm
--2--Tận Diệt Bạch Cốt
--3--Kinh Biến Bạch Cốt Môn
--4--Thất Phách U Linh Chưởng
--5--Bạch Cốt Đàm
--6--Bạch Liên Vạn Niên
--7--Thù Nhân Đối Mặt
--8--Những Bí Ẩn Bao Trùm
--9--Bách Lý Công Tử
--10--Thủy Trung Tiên Bồng Nhược
--11--Di Hoa Tiếp Mộc
--12--Thủy Vô Đề
--13--Thủy Phủ
--14--Hồi Chuyễn Pháp Vương
--15--Bái Kiến Sư Phụ
--16--Thạch Chung Đao Phổ
--17--Thất Linh Tiểu Phi Kiếm
--18--Tối Độc Phụ Nhân Tâm
--19--Cung Chủ Thủy Phương Cung
--20--Kiếm Lệnh Phi Thiên
--21--Âm Mưu Tối Độc
--22--Quy Tức Đại Pháp
--23--Hoàng Y Nữ Lang
--24--Xúc Cốt Thu Cân
--25--U Linh Thất
--26--Hỏa Lãnh Nhị Linh
--27--Võ Lâm Tam Đầu Lệnh
--28--Đao Phổ Thạch Chung
--29--Thù Nhân Đối Mặt
--30--Di Hoa Tiếp Mộc
--31--Đắc Ngộ Tuyệt Kỹ
--32--Nghị Kế Trừ Ma
--33--Tiểu Phi Kiếm Thất Linh
--34--Bạch Cốt U Linh.-phi Thiên Xuất U Linh Vong
--2--Tận Diệt Bạch Cốt
--3--Kinh Biến Bạch Cốt Môn
--4--Thất Phách U Linh Chưởng
--5--Bạch Cốt Đàm
--6--Bạch Liên Vạn Niên
--7--Thù Nhân Đối Mặt
--8--Những Bí Ẩn Bao Trùm
--9--Bách Lý Công Tử
--10--Thủy Trung Tiên Bồng Nhược
--11--Di Hoa Tiếp Mộc
--12--Thủy Vô Đề
--13--Thủy Phủ
--14--Hồi Chuyễn Pháp Vương
--15--Bái Kiến Sư Phụ
--16--Thạch Chung Đao Phổ
--17--Thất Linh Tiểu Phi Kiếm
--18--Tối Độc Phụ Nhân Tâm
--19--Cung Chủ Thủy Phương Cung
--20--Kiếm Lệnh Phi Thiên
--21--Âm Mưu Tối Độc
--22--Quy Tức Đại Pháp
--23--Hoàng Y Nữ Lang
--24--Xúc Cốt Thu Cân
--25--U Linh Thất
--26--Hỏa Lãnh Nhị Linh
--27--Võ Lâm Tam Đầu Lệnh
--28--Đao Phổ Thạch Chung
--29--Thù Nhân Đối Mặt
--30--Di Hoa Tiếp Mộc
--31--Đắc Ngộ Tuyệt Kỹ
--32--Nghị Kế Trừ Ma
--33--Tiểu Phi Kiếm Thất Linh
--34--Bạch Cốt U Linh.-phi Thiên Xuất U Linh Vong
Bách Khoa Bệnh Học Thần Kinh - Pgs.Nguyễn Cường, 285 Trang
Hệ thần kinh trung ương (não và tuỷ sống) là hệ thống trẻ nhất trong các hệ thống cơ quan của sinh vật, của người. Trong quá trình tiến hoá (bậc thang sinh vật) hệ thần kinh là dẫn chứng điển hình cho sự phát triển sinh vật học, phát triển biện chứng. Các bệnh thần kinh - suy cho cùng là những thương tổn chức năng tiếp thu, chức năng giải đáp mà biểu hiện ở lâm sàn là các bệnh rối loạn tâm lý, rối loạn cảm giác, giác quan; các rối loạn vận động, phản xạ... Trong thực hành thần kinh phải định khu các loại tổn thương. Muốn vậy trước tiên phải có những kiến thức cơ bản về giải phẫu chức năng não - tuỷ...
Cuốn sách Bách khoa bệnh học thần kinh nhằm đáp ứng nhu cầu trang bị kíên thức cơ bản về thần kinh, cho các bác sĩ chuyên khoa trẻ, cán bộ đa khoa mới ra trường. Cuốn sách giúp cho các bác sĩ thực hành chuyên khoa, đa khoa ở các tuyến trong công tác khám, chữa bệnh thần kinh, nhất là nắm được cơ chế rối loạn (triệu chứng), các bước chẩn đoán và điều trị bệnh.
Mở đầu: Khái niệm về bệnh thần kinh
Chương 1: Giải phẫu chức năng não tuỷ ứng dụng vào khám lâm sàn thần kinh
Chương 2: Tủy sống
Chương 3: Thân não
Chương 4: Tiểu não
Chương 5: Gian não
Chương 6: Các nhân xám trung ương
Chương 7: Vỏ não
Chương 8: Màng não tủy và dịch não tủy
Chương 9: Tưới máu não tủy
Chương 10: Các dây thần kinh sọ
Chương 11: Các dây thần kinh tủy
Chương 12:Các đường dẫn truyền
Chương 13: Những ứng dụng cơ bản trong thực hành thần kinh.
Cuốn sách Bách khoa bệnh học thần kinh nhằm đáp ứng nhu cầu trang bị kíên thức cơ bản về thần kinh, cho các bác sĩ chuyên khoa trẻ, cán bộ đa khoa mới ra trường. Cuốn sách giúp cho các bác sĩ thực hành chuyên khoa, đa khoa ở các tuyến trong công tác khám, chữa bệnh thần kinh, nhất là nắm được cơ chế rối loạn (triệu chứng), các bước chẩn đoán và điều trị bệnh.
Mở đầu: Khái niệm về bệnh thần kinh
Chương 1: Giải phẫu chức năng não tuỷ ứng dụng vào khám lâm sàn thần kinh
Chương 2: Tủy sống
Chương 3: Thân não
Chương 4: Tiểu não
Chương 5: Gian não
Chương 6: Các nhân xám trung ương
Chương 7: Vỏ não
Chương 8: Màng não tủy và dịch não tủy
Chương 9: Tưới máu não tủy
Chương 10: Các dây thần kinh sọ
Chương 11: Các dây thần kinh tủy
Chương 12:Các đường dẫn truyền
Chương 13: Những ứng dụng cơ bản trong thực hành thần kinh.
[Audio Book] Bãi Đất Hoang Sau Nhà – Nguyễn Ngọc Ngạn (PDF MP3)
Lần đầu tiên Vân tận mắt chứng kiến một người chết cách đây hơn một năm lúc còn ở Việt Nam. Chứng kiến một người chết, có nghĩa là nhìn người ấy đang từ cõi sống đột ngột bước sang thế giới bên kia. Đó là ông Thọ ở cách nhà Vân ba căn trên cùng con hẻm nhỏ thuộc phường 10 quận Tân Bình.
Chẳng phải vì là hàng xóm mà Vân quen ông , láng giềng thật xa mỗi người có một cuộc sống nên cũng ít khi gặp nhau huống chi ông lại hơn Vân quá nhiều tuổi. Nếu xưng hô cho đúng thì Vân phải gọi ông bằng chú. Nhưng sỡ dĩ Vân thân với ông chỉ vì ông là tài xế xe bus trên lộ trình từ nhà Vân đến sở làm. Dù muốn dù không , ngày nào Vân cũng phải gặp ít nhất một lần vào buổi sáng. Có một dạo xe bus là phương tiện chuyên chở công cộng rất đắt khách , chuyến nào cũng chật ních. Nhưng khi VN chuyển sang kinh tế thị trường thì dân Sài Gòn nườm nượp mua xe gắn máy. Lại thêm xe ôm phát triển , xe bus dần dà trở nên ế ẩm vì đi lại chậm chạp trên đường phố đông đúc mà ít ai tôn trọng luật lưu thông.
Chẳng phải vì là hàng xóm mà Vân quen ông , láng giềng thật xa mỗi người có một cuộc sống nên cũng ít khi gặp nhau huống chi ông lại hơn Vân quá nhiều tuổi. Nếu xưng hô cho đúng thì Vân phải gọi ông bằng chú. Nhưng sỡ dĩ Vân thân với ông chỉ vì ông là tài xế xe bus trên lộ trình từ nhà Vân đến sở làm. Dù muốn dù không , ngày nào Vân cũng phải gặp ít nhất một lần vào buổi sáng. Có một dạo xe bus là phương tiện chuyên chở công cộng rất đắt khách , chuyến nào cũng chật ních. Nhưng khi VN chuyển sang kinh tế thị trường thì dân Sài Gòn nườm nượp mua xe gắn máy. Lại thêm xe ôm phát triển , xe bus dần dà trở nên ế ẩm vì đi lại chậm chạp trên đường phố đông đúc mà ít ai tôn trọng luật lưu thông.
Stephanie Huckabee's PowerFit DVDRip AVI Audio English
This deluxe set includes a four-foot resistance band plus five balanced, goal-focused workouts. Stephanie's friendly cuing and easy-to-follow moves make each program both motivating and effective (they're all taught in a similar style as the original "The Firm" workouts -- smooth transitions, eight-count choreography and lots of multi-muscle exercises). The four toning DVDs use the resistance band to add intensity while challenging your body in diverse ways. Each workout targets a specific area: "core," "legs & shoulders," "chest, triceps and butt" or "back, biceps and thighs." The cardio DVD burns fat with a varied mix of classic moves like step touches, grapevines and knee lifts. Very high quality production. ©2009. Level: Beginner/Intermediate. Total length of all workouts: 98 minutes.
I originally purchased this set for my daughter to get her started exercising. It comes with a resistance band and only required 20 minutes of time. The amount of time makes for an easy committment. Well, I also purchased the series for myself so I would be able to share the expereince with my daughter. I did not expect to like it as much as I did as I am a more advanced exerciser. However, I have immensely enjoyed the workout. The moves are not overly complicated and Stephanie cues well. A little samba here and there but over all straight forward. The 5 disc set ( 1 disc each day for 5 days)does not waste a lot of time getting started nor are the introductions to the fellow exercisers at all long. She is quick and moves on to the next routine without wasting your time. I have Jillian Michaels 30 Day Shred, but can't stand the slow talking and the slow introductions and the slow getting to the exercise and the slow constant yapping...it bores me to tears. Stephanie is a joy to work with and therefore I actualy look forward to the workout! By Elizabeth Swan
I originally purchased this set for my daughter to get her started exercising. It comes with a resistance band and only required 20 minutes of time. The amount of time makes for an easy committment. Well, I also purchased the series for myself so I would be able to share the expereince with my daughter. I did not expect to like it as much as I did as I am a more advanced exerciser. However, I have immensely enjoyed the workout. The moves are not overly complicated and Stephanie cues well. A little samba here and there but over all straight forward. The 5 disc set ( 1 disc each day for 5 days)does not waste a lot of time getting started nor are the introductions to the fellow exercisers at all long. She is quick and moves on to the next routine without wasting your time. I have Jillian Michaels 30 Day Shred, but can't stand the slow talking and the slow introductions and the slow getting to the exercise and the slow constant yapping...it bores me to tears. Stephanie is a joy to work with and therefore I actualy look forward to the workout! By Elizabeth Swan
Truyện Ngắn Việt Nam: Ấm Nắng Giêng Non - Huỳnh Duy Lộc, 20 Trang
Theo bà ngoại của Tân nói lại, lúc anh còn nằm trong bụng mẹ thì tình cảm giữa cha mẹ Tân đã có sự rạn nứt. Khi sinh xong mẹ Tân đã giao anh cho bà ngoại, rời bỏ quê nhà, một huyện lỵ nhỏ bé để lên Sài Gòn. Tuổi thơ Tân èo ọt, thiếu vắng đôi bầu sữa mẹ.
Ngoại Tân nuôi anh bằng nước cơm chắt pha đường. Khi Tân khóc bà cho chiếc núm vú bằng cao su vào miệng.
Tình cảm đầu đời của anh được hình thành từ lòng yêu mến cái bình, gương mặt hiền hậu của ngoại, hơi ấm bàn tay và giọng ru à... ơi trăn trở theo nhịp võng đưa: “Trời mưa bong bóng phập phồng. Mẹ đi lấy chồng con ở với ai”. Hình ảnh tình yêu thương của cha mẹ luôn là nỗi khát khao theo Tân suốt những ngày tháng lớn dần lên và luôn là một ẩn số mà suốt đời anh luôn tìm hiểu vẫn chưa đi đến được tận cùng.
Nhà đơn chiếc một bà một cháu nên Tân thường chạy sang nhà dì Năm cùng với Liên, con gái dì đùa giỡn, chơi nhà chòi, bắt ốc... Tình cảm thân thiện ngày càng lớn dần lên theo tuổi tác hai đứa. Tân và Liên vui đùa quấn quýt bên nhau cùng cắp sách đến trường. Ở lớp Tân luôn bênh vực Liên mỗi khi bị mấy đứa con trai nghịch ngợm, hay giúp Liên làm thủ công, bắt bướm, chích phoóc- môn, hái cây dương xỉ ép... Hai đứa rất mê những mẫu chuyện cổ tích mà bà ngoại Tân thường kể, những đêm trăng rằm, ngồi nhai bánh tráng giòn rụm mê say theo giọng bà trầm ấm, lúc vút cao lên theo từng chi tiết của câu chuyện.
Từ khi bỏ quê nhà ra đi, mẹ Tân không trở về. Thỉnh thoảng bà gởi cho ngoại chút tiền. Bà nói với Tân mẹ anh đã lập gia đình và đi làm ăn ở tận miền Trung. Ngày Tân thi đậu đại học, dì Ba sang rước ngoại về bên nhà dì để chăm sóc. Nhà dì cũng gần đó cách nhau mấy bờ đất. Những năm tháng lên Sài Gòn ăn học, lòng anh lúc nào cũng đao đáo nhớ về quê nhà có bến nước, chiếc cầu tre, có ánh mắt trông đợi của Liên và những đêm trăng sáng ngồi nghe bà kể chuyện. Mới thoáng mà đã hơn mười năm. Dù đã trưởng thành nhưng anh cứ ngỡ mình còn nhỏ bé, anh vẫn khao khát được ngồi bên bà nghe kể chuyện và vui đùa bên Liên. Lần này về thăm, tuổi ngoại đã gần bước vào lục tuần, nhưng mắt bà vẫn còn sáng đầy nghị lực. Bà vẫn luôn tỏ ra cho con cháu thấy bà vẫn còn một niềm tin mạnh mẽ, lạc quan vào thế hệ mai sau. Nhưng đôi lúc Tân cũng bắt gặp nỗi lo trong ánh mắt bà, mỗi trưa khi mấy đứa nhỏ chào dì Ba đi học. Tân ngồi cạnh bà, ánh mắt gần như tạ lỗi:
Ngoại Tân nuôi anh bằng nước cơm chắt pha đường. Khi Tân khóc bà cho chiếc núm vú bằng cao su vào miệng.
Tình cảm đầu đời của anh được hình thành từ lòng yêu mến cái bình, gương mặt hiền hậu của ngoại, hơi ấm bàn tay và giọng ru à... ơi trăn trở theo nhịp võng đưa: “Trời mưa bong bóng phập phồng. Mẹ đi lấy chồng con ở với ai”. Hình ảnh tình yêu thương của cha mẹ luôn là nỗi khát khao theo Tân suốt những ngày tháng lớn dần lên và luôn là một ẩn số mà suốt đời anh luôn tìm hiểu vẫn chưa đi đến được tận cùng.
Nhà đơn chiếc một bà một cháu nên Tân thường chạy sang nhà dì Năm cùng với Liên, con gái dì đùa giỡn, chơi nhà chòi, bắt ốc... Tình cảm thân thiện ngày càng lớn dần lên theo tuổi tác hai đứa. Tân và Liên vui đùa quấn quýt bên nhau cùng cắp sách đến trường. Ở lớp Tân luôn bênh vực Liên mỗi khi bị mấy đứa con trai nghịch ngợm, hay giúp Liên làm thủ công, bắt bướm, chích phoóc- môn, hái cây dương xỉ ép... Hai đứa rất mê những mẫu chuyện cổ tích mà bà ngoại Tân thường kể, những đêm trăng rằm, ngồi nhai bánh tráng giòn rụm mê say theo giọng bà trầm ấm, lúc vút cao lên theo từng chi tiết của câu chuyện.
Từ khi bỏ quê nhà ra đi, mẹ Tân không trở về. Thỉnh thoảng bà gởi cho ngoại chút tiền. Bà nói với Tân mẹ anh đã lập gia đình và đi làm ăn ở tận miền Trung. Ngày Tân thi đậu đại học, dì Ba sang rước ngoại về bên nhà dì để chăm sóc. Nhà dì cũng gần đó cách nhau mấy bờ đất. Những năm tháng lên Sài Gòn ăn học, lòng anh lúc nào cũng đao đáo nhớ về quê nhà có bến nước, chiếc cầu tre, có ánh mắt trông đợi của Liên và những đêm trăng sáng ngồi nghe bà kể chuyện. Mới thoáng mà đã hơn mười năm. Dù đã trưởng thành nhưng anh cứ ngỡ mình còn nhỏ bé, anh vẫn khao khát được ngồi bên bà nghe kể chuyện và vui đùa bên Liên. Lần này về thăm, tuổi ngoại đã gần bước vào lục tuần, nhưng mắt bà vẫn còn sáng đầy nghị lực. Bà vẫn luôn tỏ ra cho con cháu thấy bà vẫn còn một niềm tin mạnh mẽ, lạc quan vào thế hệ mai sau. Nhưng đôi lúc Tân cũng bắt gặp nỗi lo trong ánh mắt bà, mỗi trưa khi mấy đứa nhỏ chào dì Ba đi học. Tân ngồi cạnh bà, ánh mắt gần như tạ lỗi:
Văn Học Việt Nam: Ăn Mày Dĩ Vãng - Chu Lai, 340 Trang
'Ăn mày dĩ vãng' của Chu Lai là một tiểu thuyết chiến tranh nhưng kỳ thực nó phô bày hết mọi mặt của cuộc sống. Từ cuộc chiến tranh đẫm máu giữa hai phe: ta và kẻ thù đến tâm sinh lý con người, đến tình yêu lãng mạn trong thời kỳ dã man và khốc liệt, rồi cả những mặt trái trong thời chiến lẫn thời bình đều được lôi ra tuồn tuột trưng bày cho độc giả nhấm nháp và chiêm nghiệm suy tư.
Tôi - một con nhỏ 21 tuổi, sinh ra, lớn lên và đang sống trong bình, hiếm khi để mắt, hứng thú với đề tài chiến tranh và những cái thuộc về quá khứ. Nhưng không biết một sự đẩy đưa vô duyên cớ nào mà tôi đã tập trung hết sức lực của đầu óc và tim gan một cách cao độ để đọc hết quyển Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai.
Về chiến tranh. Phải, ngòi bút chu Lai đã vẽ ra, không, phải nói là đã tạc vào không gian trước mắt người đọc toàn bộ cảnh tượng hãi hùng, đầy mất mát thương đau đến độ cái buồn dai dẳng mà không biểu lộ ra bằng nước mắt, chỉ bằng tiếng kêu inh ỏi trong tim gan, trong óc. Tôi thật sững sờ, ngóng theo từng trang viết và cái tâm hồn yếu đuối, ủy mị thiếu rèn luyện của va chạm cuộc đời, của những vất vả khổ đau, của bất hạnh hay chông gai trở ngại đã bị thay đổi hoàn toàn. Tôi nhận ra quá khứ bị bỏ quên một cách phũ phàng.
Đành rằng con người ta sống trên đời cần phải sống cho hiện tại thật tốt và hướng đến tương lai. Nhưng không vì vậy mà phủi sạch mọi thứ của quá khứ, của dĩ vãng kinh người khiến bao nhiêu số phận trở nên lao đao lận đận. Họ lận đận là vì ai, vì họ, không, vì tất cả, vì lẽ sống cho nhân loại, vì yên bình cho mọi người, cho tất cả chúng ta.
Tiểu thuyết không vênh vang ca ngợi bằng những lời lẽ khô khốc khuôn sáo, mà chính từ những gì đã xảy ra theo một diễn biến tự nhiên sinh động, thực, rất thực đã tự cho ta thấy được giá trị của những đức hy sinh chân chính. Không hoàn toàn hoàn hảo như thiên thần, họ, những con người vì quê hương bán mạng bám lấy từng mảnh rừng, quyết giữ gìn từng tấc đất, không nề hà sống trong những chốn hiểm nguy, cốt mơ ước khát khao thực thi cho được sứ mệnh cứu nước vĩ đại, cũng đôi lúc "phàm tục".
Đó là khi đói quá họ phải ăn trộm hộp sữa trong bồng của đồng đội ăn, hay như cái ông Tám Tính đi vồ con gái người ta để thỏa mãn nhục dục đang lên đến mức cuồng tính, hay để cướp cò B41 làm chết người bạn đồng chí, đồng hương của mình... Họ hết sức bình thường, bình dị giản đơn, những con người chứa đựng cả hai mặt ưu và khuyết điểm. Chỉ những người trong cuộc, từng sống chung và trải qua mới kể lại một cách rành rọt chi tiết, tỉ mỉ và y như thật như thế. Nếu không thì Chu Lai quả là một ngòi bút thiện xạ, có một đôi mắt và óc nhìn khuất lấp, ít nhất là với tôi, ông ấy đã để lại một ấn tượng không phai nhòa về một thời ở một vùng khói lửa chiến chinh với muôn mặt người tốt xấu.
Tôi - một con nhỏ 21 tuổi, sinh ra, lớn lên và đang sống trong bình, hiếm khi để mắt, hứng thú với đề tài chiến tranh và những cái thuộc về quá khứ. Nhưng không biết một sự đẩy đưa vô duyên cớ nào mà tôi đã tập trung hết sức lực của đầu óc và tim gan một cách cao độ để đọc hết quyển Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai.
Về chiến tranh. Phải, ngòi bút chu Lai đã vẽ ra, không, phải nói là đã tạc vào không gian trước mắt người đọc toàn bộ cảnh tượng hãi hùng, đầy mất mát thương đau đến độ cái buồn dai dẳng mà không biểu lộ ra bằng nước mắt, chỉ bằng tiếng kêu inh ỏi trong tim gan, trong óc. Tôi thật sững sờ, ngóng theo từng trang viết và cái tâm hồn yếu đuối, ủy mị thiếu rèn luyện của va chạm cuộc đời, của những vất vả khổ đau, của bất hạnh hay chông gai trở ngại đã bị thay đổi hoàn toàn. Tôi nhận ra quá khứ bị bỏ quên một cách phũ phàng.
Đành rằng con người ta sống trên đời cần phải sống cho hiện tại thật tốt và hướng đến tương lai. Nhưng không vì vậy mà phủi sạch mọi thứ của quá khứ, của dĩ vãng kinh người khiến bao nhiêu số phận trở nên lao đao lận đận. Họ lận đận là vì ai, vì họ, không, vì tất cả, vì lẽ sống cho nhân loại, vì yên bình cho mọi người, cho tất cả chúng ta.
Tiểu thuyết không vênh vang ca ngợi bằng những lời lẽ khô khốc khuôn sáo, mà chính từ những gì đã xảy ra theo một diễn biến tự nhiên sinh động, thực, rất thực đã tự cho ta thấy được giá trị của những đức hy sinh chân chính. Không hoàn toàn hoàn hảo như thiên thần, họ, những con người vì quê hương bán mạng bám lấy từng mảnh rừng, quyết giữ gìn từng tấc đất, không nề hà sống trong những chốn hiểm nguy, cốt mơ ước khát khao thực thi cho được sứ mệnh cứu nước vĩ đại, cũng đôi lúc "phàm tục".
Đó là khi đói quá họ phải ăn trộm hộp sữa trong bồng của đồng đội ăn, hay như cái ông Tám Tính đi vồ con gái người ta để thỏa mãn nhục dục đang lên đến mức cuồng tính, hay để cướp cò B41 làm chết người bạn đồng chí, đồng hương của mình... Họ hết sức bình thường, bình dị giản đơn, những con người chứa đựng cả hai mặt ưu và khuyết điểm. Chỉ những người trong cuộc, từng sống chung và trải qua mới kể lại một cách rành rọt chi tiết, tỉ mỉ và y như thật như thế. Nếu không thì Chu Lai quả là một ngòi bút thiện xạ, có một đôi mắt và óc nhìn khuất lấp, ít nhất là với tôi, ông ấy đã để lại một ấn tượng không phai nhòa về một thời ở một vùng khói lửa chiến chinh với muôn mặt người tốt xấu.
Read more: http://www.thuvienso.info/index.php/component/thuvientructuyen/chitiet/xem/2905/van-hoc-viet-nam-an-may-di-vang-chu-lai-340-trang#ixzz1roL8XnNa
Truyện Ngắn Võ Thị Điềm Đạm - Võ Thị Điềm Đạm, 172 Trang
- Ăn đòn hội đồng
- Bắt phong trần phải phong trần
- Bước chân lãng tử
- Cành Rong Biển Chưa Khô
- Chó nâu này! Sài Gòn oi
- Con gái thầy giáo làng
- Em
- Hai Má Con Nó
- Kiểm Thúy
- Mãi Mãi...
- Mảnh Giả Vụn
- Ngọc Lan và Thoa
- Bắt phong trần phải phong trần
- Bước chân lãng tử
- Cành Rong Biển Chưa Khô
- Chó nâu này! Sài Gòn oi
- Con gái thầy giáo làng
- Em
- Hai Má Con Nó
- Kiểm Thúy
- Mãi Mãi...
- Mảnh Giả Vụn
- Ngọc Lan và Thoa
Truyện Ngắn Võ Thị Điềm Đạm - Võ Thị Điềm Đạm, 172 Trang
- Ăn đòn hội đồng
- Bắt phong trần phải phong trần
- Bước chân lãng tử
- Cành Rong Biển Chưa Khô
- Chó nâu này! Sài Gòn oi
- Con gái thầy giáo làng
- Em
- Hai Má Con Nó
- Kiểm Thúy
- Mãi Mãi...
- Mảnh Giả Vụn
- Ngọc Lan và Thoa
- Bắt phong trần phải phong trần
- Bước chân lãng tử
- Cành Rong Biển Chưa Khô
- Chó nâu này! Sài Gòn oi
- Con gái thầy giáo làng
- Em
- Hai Má Con Nó
- Kiểm Thúy
- Mãi Mãi...
- Mảnh Giả Vụn
- Ngọc Lan và Thoa
Văn Học Việt Nam: Ánh Lửa Ma - Nguyễn Đình Khánh, 30 Trang
Ma quỉ đã có từ đời thượng cổ, và ở bất cứ nơi nào trên thế giới, những câu chuyện ma thường được kể vào những buổi tối mà thính giả luôn luôn là một lũ trẻ con ngồitrên giường với những đôi chân nhỏ bé rút lên vì sợ. Mà sợ cái gì? Sợ giữa lúc đang say sưa nghe chuyện, lỡ một bàn tay lạnh buốt nào đó từ trong gầm giường thò ra nắm chân lôi xuống thì lôi thôi ... Ở Âu châu, đã có một thời, người xứ Wales tin tưởng mãnh liệt vào "ánh lửa ma" và đã có rất nhiều câu chuyện về loại lửa này được kể đi kể lại.
Ánh lửa ma có hình dạng một ngọn lửa nhỏ xuất hiện trên đường đi của đám tang. Những người có đủ can đảm tới gần ánh lửa ma sẽ có thể thấy mặt người sắp chết. Lửa xanh báo hiệu cái chết của trẻ con và lửa vàng dành cho người lớn.
Một ngày vào đầu thế kỷ trước, trong một ngôi làng nhỏ ở miền Bắc xứ Wales, có hai cậu bé bà con gần tên là Tom Llewellyn và Evan Pugh ở hai trang trại cận kề và là đôi bạn thiết. Khi Tom 18 và Evan 16, hai người phải chia tay khi gia đình Evan dọn tới một ngôi làng khác cách ngôi làng cũ khoảng 10 cây số. Đã từ bao năm qua, đôi trẻ vẫn luôn chơi đùa bên nhau, nên bây giờ khi phải chia tay, cả hai cảm thấy như bị mất mát một cái gì rất quan trọng, họ cảm thấy rất nhớ nhau dù cả hai bà mẹ đều hết lời khuyên giải.
Một thời gian sau, hai cậu đã tìm ra một giải pháp: Cứ mỗi cuối tuần, hai cậu lại thay phiên tới thăm nhau Một ngày cuối tuần vào cuối mùa thu, đến lượt Evan tới thăm Tom. Sau một ngày chơi đùa thỏa thích trong hai ngày trời mát dịu, giữa vẻ đẹp hiền hòa của miền quê, trong cái nắng trong vắt như pha lê, cuối cùng đôi bạn cũng phải chia tay. Theo tục lệ xứ Wales, chủ nhà thường tiễn khách một đoạn đường và Tom lấy một cái khăn quàng thật dầy quấn quanh cổ, đưa tiễn Evan trên con đường làng, vừa đi cả hai vừa thảo luận cho chương trình tuần sau, khi đến lượt Tom tới thăm Evan.
Ánh lửa ma có hình dạng một ngọn lửa nhỏ xuất hiện trên đường đi của đám tang. Những người có đủ can đảm tới gần ánh lửa ma sẽ có thể thấy mặt người sắp chết. Lửa xanh báo hiệu cái chết của trẻ con và lửa vàng dành cho người lớn.
Một ngày vào đầu thế kỷ trước, trong một ngôi làng nhỏ ở miền Bắc xứ Wales, có hai cậu bé bà con gần tên là Tom Llewellyn và Evan Pugh ở hai trang trại cận kề và là đôi bạn thiết. Khi Tom 18 và Evan 16, hai người phải chia tay khi gia đình Evan dọn tới một ngôi làng khác cách ngôi làng cũ khoảng 10 cây số. Đã từ bao năm qua, đôi trẻ vẫn luôn chơi đùa bên nhau, nên bây giờ khi phải chia tay, cả hai cảm thấy như bị mất mát một cái gì rất quan trọng, họ cảm thấy rất nhớ nhau dù cả hai bà mẹ đều hết lời khuyên giải.
Một thời gian sau, hai cậu đã tìm ra một giải pháp: Cứ mỗi cuối tuần, hai cậu lại thay phiên tới thăm nhau Một ngày cuối tuần vào cuối mùa thu, đến lượt Evan tới thăm Tom. Sau một ngày chơi đùa thỏa thích trong hai ngày trời mát dịu, giữa vẻ đẹp hiền hòa của miền quê, trong cái nắng trong vắt như pha lê, cuối cùng đôi bạn cũng phải chia tay. Theo tục lệ xứ Wales, chủ nhà thường tiễn khách một đoạn đường và Tom lấy một cái khăn quàng thật dầy quấn quanh cổ, đưa tiễn Evan trên con đường làng, vừa đi cả hai vừa thảo luận cho chương trình tuần sau, khi đến lượt Tom tới thăm Evan.
Văn Học Trong Nước: Ánh Mắt Trong Tim - Mỹ Hạnh, 110 Trang
Trích đoạn “Gần nữa khuya, một bóng người chạy hớt hải trên con đường vắng lặng, mắt nhìn dáo dác . Là một thanh niên cao lớn, trạc dưới ba mươi , cả người đẫm mồ hôi . Anh ta chạy khá lâu rồi, trên nhiều con đường mới đến đây . Anh ta chạy từ lúc giật mình tỉnh giấc, người nằm bên anh đã biến mất . Và bây giờ, trong tâm niệm duy nhất của anh chỉ một ý nghĩ : "Phải tìm ra người ấy, dù đánh đổi bằng bất cứ giá nào .
- Anh Hai !
Anh ta vụt cất tiếng gọi vang, phá đi cái tĩnh mịch hiếm hoi, ngắn ngủi trên một đường phố của Sài gòn hoa lệ . Không một tín hiệu đáp lại, ngoài tiếng âm vang . Anh ta lại chạy, mắt lướt nhanh qua các lề đường , lối rẽ, và như mơ thấy bóng dáng thân thương quen thuộc đang đứng lẻ loi ở mái hiên nhà góc đường .
Anh ta lao nhanh qua, miệng gọi :
- Anh Hai !
Rít ... rít ... rít ...
Tiếng thắng xe rợn người, khiến người từ góc phố nghiêng tai lắng nghe . Anh ta chỉ không thấy chiếc xe dù thắng gấp vẫn hất tung người chạy qua rồi mới thắng được .
Người tài xế mở cửa xe, tung ra, đỡ người kia lên, miệng kêu không ngừng :
- Này ! Chú em có sao không ? Trời ơi! Sao đâm đầu vô xe tôi vậy ?
Người thanh niên đứng lên, khoát tay, tiếp tục đâm bổ qua đường, rồi rón rén bước chân, tới trước người kia, lảo đảo khuỵ xuống . Anh chợt ôm ngực ho một tràng xé ruột . Tiếng ho khiến người kia giật thót , lùi một bước , quơ quơ cây gậy trên tay như muốn đi .
Người bị xe tông đưa tay níu người kia, anh há miệng định nói, chợt nhợn nhạo, oẹ một tiếng . Từ miệng anh, máu tứa ra, tràn xuống ngực . Anh chợt nghe thê thiết cả cõi lòng, và cũng chợt nghe thanh thản . Mắt anh muốn nhắm lại , cố mở ra, anh thều thào :
- Anh Hai! Má linh thiêng đã chấp nhận lấy cái chết, em xoá bỏ ... mọi ... tội lỗi . Anh ráng ... đợi ít lâu để .. vuốt mắt em ... Em cầu xin ... anh ....
- Đạt ! Em điên rồi .
Người kia ôm lấy Đạt, để rồi kinh hoàng, miê5ng và ngực áo Đạt nhớp nháp những máu tanh nóng . Anh gào lên, tay sờ khắp mặt mũi Đạt, kêu cứu và oà khóc :
- Anh bằng lòng . Bằng lòng về với em , sống bên em suốt đời . Đạt! Nghe anh nói không ? Em mở mắt ra đi . Anh xin em .
Tiếng hú còi xe cấp cứu tới gần, nhấp nháy đèn xanh đỏ rồi dừng lại . Người tài xế ta-xi nhìn chiếc xe cảnh sát chạy phía sau, thở dài, đi lại gần .
- Báo cáo các anh, xe tôi vừa tông người ở khoảng đường này là tôi đã gọi các anh và xe cấp cứu .
- Anh Hai !
Anh ta vụt cất tiếng gọi vang, phá đi cái tĩnh mịch hiếm hoi, ngắn ngủi trên một đường phố của Sài gòn hoa lệ . Không một tín hiệu đáp lại, ngoài tiếng âm vang . Anh ta lại chạy, mắt lướt nhanh qua các lề đường , lối rẽ, và như mơ thấy bóng dáng thân thương quen thuộc đang đứng lẻ loi ở mái hiên nhà góc đường .
Anh ta lao nhanh qua, miệng gọi :
- Anh Hai !
Rít ... rít ... rít ...
Tiếng thắng xe rợn người, khiến người từ góc phố nghiêng tai lắng nghe . Anh ta chỉ không thấy chiếc xe dù thắng gấp vẫn hất tung người chạy qua rồi mới thắng được .
Người tài xế mở cửa xe, tung ra, đỡ người kia lên, miệng kêu không ngừng :
- Này ! Chú em có sao không ? Trời ơi! Sao đâm đầu vô xe tôi vậy ?
Người thanh niên đứng lên, khoát tay, tiếp tục đâm bổ qua đường, rồi rón rén bước chân, tới trước người kia, lảo đảo khuỵ xuống . Anh chợt ôm ngực ho một tràng xé ruột . Tiếng ho khiến người kia giật thót , lùi một bước , quơ quơ cây gậy trên tay như muốn đi .
Người bị xe tông đưa tay níu người kia, anh há miệng định nói, chợt nhợn nhạo, oẹ một tiếng . Từ miệng anh, máu tứa ra, tràn xuống ngực . Anh chợt nghe thê thiết cả cõi lòng, và cũng chợt nghe thanh thản . Mắt anh muốn nhắm lại , cố mở ra, anh thều thào :
- Anh Hai! Má linh thiêng đã chấp nhận lấy cái chết, em xoá bỏ ... mọi ... tội lỗi . Anh ráng ... đợi ít lâu để .. vuốt mắt em ... Em cầu xin ... anh ....
- Đạt ! Em điên rồi .
Người kia ôm lấy Đạt, để rồi kinh hoàng, miê5ng và ngực áo Đạt nhớp nháp những máu tanh nóng . Anh gào lên, tay sờ khắp mặt mũi Đạt, kêu cứu và oà khóc :
- Anh bằng lòng . Bằng lòng về với em , sống bên em suốt đời . Đạt! Nghe anh nói không ? Em mở mắt ra đi . Anh xin em .
Tiếng hú còi xe cấp cứu tới gần, nhấp nháy đèn xanh đỏ rồi dừng lại . Người tài xế ta-xi nhìn chiếc xe cảnh sát chạy phía sau, thở dài, đi lại gần .
- Báo cáo các anh, xe tôi vừa tông người ở khoảng đường này là tôi đã gọi các anh và xe cấp cứu .
Oxford - English Time 3 Storybook: A Day at Storyland (PDF CD)
English Time is six-level communicatve course for children who are studying English for the first time. The series develops stdents' speaking, listening, reading, and writing through activities that appeal to their curiosity and sense of fun. The syllabus progresses at a natural, steady pace amd offers students many oppgresses to practice new language. Three recurring characters -Ted, Annie, and Digger the dog-help maintain student interest and involvement throughout the series. English Time is preceded by the two-level introductory series Magic Time. These two seria can be used separately or as one complete eight-level course.
With interactive illustrations, captivating stories and a wide variety of activities, English Time offers you great lessons around the clock. Each engaging illustration contains hidden objects for your students to find, so learning new language and grammar is exciting and fun. Plus, the wide variety of activities appeal to every child, no matter what their learning style. Use English Time on its own or combine it with Magic Time to create an appealing eight-level course.
Key features
* Uses multiple intelligence strategies
* New vocabulary is introduced through colourful full-page scenes
* Units' themes provide a context for the language e.g. at home
* Short units build students' confidence
* Wide range of exciting resources such as colourful Wall Charts and Storybooks
With interactive illustrations, captivating stories and a wide variety of activities, English Time offers you great lessons around the clock. Each engaging illustration contains hidden objects for your students to find, so learning new language and grammar is exciting and fun. Plus, the wide variety of activities appeal to every child, no matter what their learning style. Use English Time on its own or combine it with Magic Time to create an appealing eight-level course.
Key features
* Uses multiple intelligence strategies
* New vocabulary is introduced through colourful full-page scenes
* Units' themes provide a context for the language e.g. at home
* Short units build students' confidence
* Wide range of exciting resources such as colourful Wall Charts and Storybooks
* Continuing characters maintain student interest and involvement
* Conversation Time creates 'real-life' communication
Product details
- Paperback: 44 pages
- Publisher: OUP Oxford (23 May 2002)
- Language English
- ISBN-10: 0194364178
- ISBN-13: 978-0194364171
- Product Dimensions: 24.6 x 17.3 x 0.5 cm
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)