Tôi lần đầu biết danh Nguyễn Vỹ, lúc tôi lên bậc trung học, khi được đọc cuốn Thi Nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân xuất bản từ hồi tiền chiến. Do muốn có riêng một bản để dành đọc, tôi đã mượn và cặm cụi chép toàn bộ tác phẩm ấy trong những dịp hè rảnh rỗi. Vào thời đầu thập niên 60 của thế kỷ 20, cuốn Thi Nhân Việt Nam rất hiếm ở Miền Nam - trên tạp chí Văn của Trần Phong Giao vẫn đăng liên tục lời rao cần mua hoặc mượn - và nhiều năm sau mới được in lại và bày bán ở các hiệu sách (còn ở Miền Bắc, Thi Nhân Việt Nam chỉ được tái bản sau năm 1985 vào thời gọi là “cởi trói văn nghệ”). Chính công trình chép tay tác phẩm ấy đã tạo cho tôi cái duyên được nói chuyện với ông Nguyễn Vỹ chừng vài mươi phút, vào năm 1964.
Hè năm ấy, tôi có dịp vào Sài Gòn và nhân một hôm đến thăm người chú họ là ký giả H. Thu ở gần nhà thờ Huyện Sĩ, khúc cuối hai con đường báo chí nổi tiếng là Lê Lai và Phạm Ngũ Lão, tôi được gặp ông Nguyễn Vỹ. Chủ nhà và khách trong câu chuyện (lúc ấy có cả ông Mai Ngọc Dược, vừa rời chức vụ Tỉnh trưởng Long An sau năm 1963) đang nhắc đến cụ Huỳnh Thúc Kháng - là người đã dắt dẫn Nguyễn Vỹ vào văn nghiệp, khởi đầu bằng việc viết báo Tiếng Dân cho cụ vào năm 1927 khi ông mới 16 tuổi vừa chân ướt chân ráo từ Quảng Ngãi ra Hà Nội.
Riêng ông Mai Ngọc Dược thì thời làm Tỉnh trưởng Quảng Ngãi đã chủ trì việc trùng tu mộ cụ Huỳnh (mất năm 1947 ở Nghĩa Hành) trên núi Thiên Ấn vào năm 1958. Cũng vào dịp ấy, Nguyễn Vỹ có một loạt bài công phu về đời hoạt động cách mạng của cụ Huỳnh đăng nhiều kỳ trên tạp chí Phổ Thông, còn ký giả H. Thu đã viết tin tường thuật đăng nhật báo ở Sài Gòn về buổi lễ khánh thành trùng tu phần mộ hôm ấy, mà chính tôi cũng được theo cha tôi đến dự.
Nhân được gặp ông Nguyễn Vỹ, đợi lúc thuận tiện tôi đánh bạo ngỏ lời thăm hỏi và đưa khoe ông bản chép tay Thi Nhân Việt Nam tôi sẵn mang theo. Ông có vẻ hơi ngạc nhiên, lật xem qua sáu cuốn vở trăm trang chi chít chữ và đọc thoáng qua (dĩ nhiên ông đã từng đọc kỹ từ khi sách xuất bản) phần tác giả viết về ông, rồi ông nhìn tôi mỉm cười. Lòng ham thích thơ văn của một học trò 16 tuổi như tôi, dù được thể hiện bằng hàng ngàn dòng chép nắn nót, vẫn kém xa nỗi đam mê văn nghiệp của ông đã có từ lúc cùng trạc tuổi, nhưng có lẽ cũng đủ để ông cảm thông và sẵn lòng trả lời tôi vài câu hỏi hiếu kỳ. Sau đó, ông có hỏi tôi đã mượn được ở đâu để chép lại cuốn sách hiếm ấy, vì chính ông cũng đã không giữ được. Lúc tôi chào từ biệt, ông vỗ vai tôi và nói đôi lời khích lệ.
Năm ấy, ở vào tuổi 53, ông Nguyễn Vỹ trông chững chạc, bước đi hơi nhanh mà không lạch bạch như những người có cùng dáng đẫm thấp khác. Ông có giọng nói bình thản, hơi nhỏ nhưng rõ và thẳng thắn. Cũng qua câu chuyện được nghe hôm đó, tôi biết nhật báo Dân Ta của ông mới tục bản từ cuối năm 1963, lại vừa bị đóng cửa. Riêng tạp chí Phổ Thông do ông chủ trương, ra đời mấy năm trước, vẫn phát hành đều đặn một tháng hai kỳ, có nội dung đúng như tên gọi và cũng có số lượng độc giả đáng kể.
Hè năm ấy, tôi có dịp vào Sài Gòn và nhân một hôm đến thăm người chú họ là ký giả H. Thu ở gần nhà thờ Huyện Sĩ, khúc cuối hai con đường báo chí nổi tiếng là Lê Lai và Phạm Ngũ Lão, tôi được gặp ông Nguyễn Vỹ. Chủ nhà và khách trong câu chuyện (lúc ấy có cả ông Mai Ngọc Dược, vừa rời chức vụ Tỉnh trưởng Long An sau năm 1963) đang nhắc đến cụ Huỳnh Thúc Kháng - là người đã dắt dẫn Nguyễn Vỹ vào văn nghiệp, khởi đầu bằng việc viết báo Tiếng Dân cho cụ vào năm 1927 khi ông mới 16 tuổi vừa chân ướt chân ráo từ Quảng Ngãi ra Hà Nội.
Riêng ông Mai Ngọc Dược thì thời làm Tỉnh trưởng Quảng Ngãi đã chủ trì việc trùng tu mộ cụ Huỳnh (mất năm 1947 ở Nghĩa Hành) trên núi Thiên Ấn vào năm 1958. Cũng vào dịp ấy, Nguyễn Vỹ có một loạt bài công phu về đời hoạt động cách mạng của cụ Huỳnh đăng nhiều kỳ trên tạp chí Phổ Thông, còn ký giả H. Thu đã viết tin tường thuật đăng nhật báo ở Sài Gòn về buổi lễ khánh thành trùng tu phần mộ hôm ấy, mà chính tôi cũng được theo cha tôi đến dự.
Nhân được gặp ông Nguyễn Vỹ, đợi lúc thuận tiện tôi đánh bạo ngỏ lời thăm hỏi và đưa khoe ông bản chép tay Thi Nhân Việt Nam tôi sẵn mang theo. Ông có vẻ hơi ngạc nhiên, lật xem qua sáu cuốn vở trăm trang chi chít chữ và đọc thoáng qua (dĩ nhiên ông đã từng đọc kỹ từ khi sách xuất bản) phần tác giả viết về ông, rồi ông nhìn tôi mỉm cười. Lòng ham thích thơ văn của một học trò 16 tuổi như tôi, dù được thể hiện bằng hàng ngàn dòng chép nắn nót, vẫn kém xa nỗi đam mê văn nghiệp của ông đã có từ lúc cùng trạc tuổi, nhưng có lẽ cũng đủ để ông cảm thông và sẵn lòng trả lời tôi vài câu hỏi hiếu kỳ. Sau đó, ông có hỏi tôi đã mượn được ở đâu để chép lại cuốn sách hiếm ấy, vì chính ông cũng đã không giữ được. Lúc tôi chào từ biệt, ông vỗ vai tôi và nói đôi lời khích lệ.
Năm ấy, ở vào tuổi 53, ông Nguyễn Vỹ trông chững chạc, bước đi hơi nhanh mà không lạch bạch như những người có cùng dáng đẫm thấp khác. Ông có giọng nói bình thản, hơi nhỏ nhưng rõ và thẳng thắn. Cũng qua câu chuyện được nghe hôm đó, tôi biết nhật báo Dân Ta của ông mới tục bản từ cuối năm 1963, lại vừa bị đóng cửa. Riêng tạp chí Phổ Thông do ông chủ trương, ra đời mấy năm trước, vẫn phát hành đều đặn một tháng hai kỳ, có nội dung đúng như tên gọi và cũng có số lượng độc giả đáng kể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét