Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Một số vấn đề về làng xã cổ truyền Việt nam - Nguyễn Công Chất, 46 Trang

http://www.thuvienso.info Nước ta vốn là nước nông nghiệp cổ truyền, và gắn kết với nó là làng xã cổ truyền. Do đó trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định vị thế chiến lược của vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Ngày nay chúng ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trong đó công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn giữ vị trí trọng yếu. Vì vậy việc nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của làng xã không chỉ có ý nghĩa tìm hiểu lịch sử truyền thống, mà còn là một trong những vấn đề thực tiễn rất bức xúc của cách mạng nước ta. Nói một cách khác tìm hiểu làng xã cổ truyền Việt Nam không chỉ để giải quyết những vấn đề thuộc về quá khứ, mà trên một mức độ không kém phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và cải tạo nông thôn mới, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa văn minh hiện đại với bản sắc văn hóa truyền thống xóm làng.
Làng xã Việt Nam – một thực thể xã hội - một đối tượng khoa học, từ hàng trăm năm qua đã được nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Từ cuối thế kỷ trước, có thể bắt đầu từ năm 1882 khi Henry Revie tiến hành cuộc chiến tranh đánh chiếm Bắc kỳ, thì các học giả người Pháp đã chú ý tìm hiểu làng xã Việt Nam. Mục đích của học là cung cấp những hiểu biết về xã hội nước ta cho chính quyền thực dân Pháp.
Nửa trước của thế kỷ thứ XX, nhiều tác phẩm của người Việt đã đề cập đến làng xã Việt Nam rất phong phú và sâu sắc như Việt Nam phong tục (1945) của Phan Kế Bính, một số bài viết của Nguyễn Văn Huyên và của một số nhà nghiên cứu trong Trường Viễn Đông bác cổ (EFEO). Ngoài ra còn có một số học giả người Pháp như Y. Henry, P. Gourou… ý kiến chung của học là phê phán làng xã, đặc biệt là phong tục tập quán. Đáng chú ý là tác phẩm “Vấn đề dân cày”(1937) của Qua Ninh và Vân Đình đã nêu lên cái “mục nát phải tẩy uế” của chế độ làng xã.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét