Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Dhammapada Con Đường Của Phật Tập 8 - Osho, 453 Trang

http://www.thuvienso.info 1. Không bằng lòng là thiêng liêng
2. Người đằng sau mọi người
3. Tự do phải được giành lấy
4. Sách hướng dẫn của người điên
5. Trong thế gian và vẫn linh thiêng
6. Tôi nói trắng ra
7. Bạn đã ngủ đủ lâu rồi
8. Từ hỗn độn sao được sinh ra
9. Sannyas là dành cho sannyas
10. Hướng tới nhân loại mới
11. Tâm lí của vô ngã
12. Sông không tồn tại
13. Mọi lời đều dối trá
Về Osho

Tôi được bảo rằng The Dhammapada là tuyển tập lớn nhất những lời kinh có ý nghĩa nhất của Phật Gautam, và như thế, qua nhiều năm, đã nảy sinh ra vô số cách diễn giải của những người diễn giải Phật giáo. Vậy thế giới có thực cần thêm một người diễn giải nữa không? Và có thể có liên quan gì trong lời bình chú mười hai tập về điều được gọi là Các bước tới điều tối thượng, những bài nói về lời kinh từ con đường xưa ngược lại khi nói cho con người sắp chuyển sang thế kỉ tiếp trong sự chắc chắn ngày càng tăng rằng anh ta đang đối diện với sự triệt tiêu tối thượng?
Điều làm cho tuyển tập này thành hiếm hoi là ở chỗ nó chứa những lời bình chú của một thầy đã chứng ngộ, Osho, về một thầy khác, Phật - hay ít nhất thì cũng về lời của ông ấy. Mãi cho tới nay chỉ có các nhà trí thức nỗ lực chiếu vài tia sáng lên điều Phật đã cố gắng truyền đạt cho đệ tử của ông ấy - và thông điệp của Phật chẳng liên quan gì tới trí tuệ cả. Cho nên mọi cố gắng tinh thần, dù chân thành và có chủ định đến đâu, không thể cho độc giả ngay cả một luồng hơi nhẹ của điều Phật nói tới. Chỉ người nào đã kinh nghiệm ngọn nguồn mà từ đó lời của Phật xuất phát mới có đủ phẩm chất để biện minh cho bản thể chói sáng siêu phàm đó.
Osho khớp cho yêu cầu đó. Không chỉ bởi vì người đã đạt tới cùng chiều cao tâm thức như Phật. Thực ra, trong hai mươi nhăm thế kỉ qua tâm thức con người đã phát triển. Bản thân Phật đã nói về trạng thái bên ngoài chứng ngộ. Trong Osho chúng ta thấy con người đã tiến hoá xa nhất theo khả năng của mình. Những lời bình chú của Osho không phải là lời “bình chú vòng vo” hay “bình chú về” hay thậm chí “về”; thay vì thế, Osho có cách thức dường như đi vào chính tâm điểm của bản thân Phật - hay có lẽ Phật đi vào trong người; hay hai người gặp nhau và trở thành một. Bất kì lời giải thích nào, kết quả là ở chỗ qua Osho, lời của Phật có tác động, sự gần gũi, tính đậm đà làm cho những lời bình chú của các học giả dường như thành xanh xao vô vọng.
Osho đã nói về nhiều nhà huyền môn, chắc chắn có ý nghĩa nhất: từ Pythagoras, Plotinus, và Heraclitus ở Hi Lạp, cho tới Mahavira, Krishna, Kabir, Mansoor, Nanak, Gora, Gorakh, Sarmad ở Ấn Độ; đến Lão Tử, Trang Tử, Liệt Tử, Basho, Rinzai, Nansen, Hyakujo, Joshu, Sosan ở Trung Quốc và Nhật Bản; từ Jesus, Rumi và Rabia cho tới những người đương đại Ramakrishna, Raman Maharshi, Gurdjieff và Krishnamurti. Những người trong chúng ta đã từng nghe những bài nói này đều cảm thấy rằng dù người nói về ai, cùng một hiện tượng này xảy ra: Osho không chỉ nói về Jesus hay Joshu - người trở thành họ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét