Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Download File: Bộ Đội Bình Xuyên - Hồ Sơn Đài | Đỗ Tầm Chương | Hồ Khang, 190 Trang

http://www.thuvienso.info Thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ, trong số các đơn vị võ trang có bộ đội Bình Xuyên. Cả nước đều biết như vậy. Nhưng nhiều người muốn biết lịch sử bộ đội Bình Xuyên như thế nào? nguồn gốc, thành phần, việc làm và công lao của họ ra sao? Đó là nhu cầu chính đáng đòi hỏi các nhà sử học, các cán bộ chiến sĩ từng là người Bình Xuyên ghi lại lịch sử của bộ đội Bình Xuyên. Cuốn sách ghi lại lịch sử bộ đội Bình Xuyên (liên chi đội 2 và 3) này là một tiếng nói đáp ứng nhu cầu ấy. Bộ đội Bình Xuyên thoạt đầu hình thành từ “hạt nhân” chi đội 2 và chi đội 3 Vệ quốc đoàn Khu 7 dưới sự chỉ huy của người anh cả Dương Văn Dương.
Thành phần chủ vếu là các anh chị cùng đông đảo đàn em giang hồ vì mưu sinh và tự vệ mà kết lại với nhau thành từng nhóm, lấy nghĩa huynh đệ, luật giang hồ làm căn bản ứng xử. Ngoài lực lượng của Dương Văn Dương còn có lực lượng của Nguyễn Văn Mạnh (ở Bình Xuyên, Chánh Hưng, Cần Giuộc) và nhiều nhóm anh chị khác tự coi mình là bộ đội Bình Xuyên, trở thành bộ đội Bình Xuyên. Vùng Bình Xuyên trở thành nơi khét tiếng như một trung tâm của giới giang hồ. Bọn cường hào ác bá địa phương phải khiếp sợ. Bọn an ninh cảnh sát Pháp phải khoanh tay bất lực.
Trong bối cảnh bị thực dân Pháp đô hộ họ chống Pháp, chống cường hào tay sai Pháp theo cách riêng của giới giang hồ. Nhưng họ chỉ biết xưng hùng mà chưa tìm ra được cách “định bá đồ vương " cho đất nước. Phát huy tâm tính tích cực vốn có của những người Bình Xuyên đàn anh, một số người cộng sản đã thâm nhập vào Bình Xuyên với chân tình bằng hữu, dày công vun đắp cho họ lòng yêu nước, yêu giai cấp là mục đích cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ đó các thủ lĩnh Ba Dương và Tám Mạnh cùng một số bằng hữu chí thân qui tụ đàn em đi theo chủ trương của Đảng Cộng sản, tham gia chuẩn bị khởi nghĩa từ lúc Pháp đầu hàng Nhật. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ hai, dưới sự lãnh đạo của đảng , các nhóm võ trang tụ họp lại, tham gia tích cực vào cuộc chống xâm lược, từng bước phát triển từ các nhóm bộ đội riêng lẻ thành chi đội, trung đoàn. Đại bộ phận cán bộ, chiến sĩ Bình Xuyên từ trong cuộc chiến đấu đầy cam go thử thách đã trưởng thành, thành những đảng viên Cộng Sản, những cán bộ chiến sĩ cách mạng kiên cường.Máu và mồ hôi của họ đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, trong hàng ngũ Bình Xuyên, đã không tránh khỏi có một bộ phận nhỏ vì nhiều lý do (âm mưu thâm độc của kẻ thù, bản lĩnh rèn luyện yếu, sa sút) trở thành tay sai của địch làm phương hại đến sự nghiệp chung và uy tín của bộ đội Bình Xuyên. Lịch sử bộ đội Bình Xuyên, về thực chất chỉ tồn tại trong vòng mấy năm ngắn ngủi, từ tháng 9 năm 1945 đến giữa năm 1948 khi Bảy Viễn về Sài Gòn hàng Pháp và các đơn vị bộ đội Bình Xuyên hòa nhập chung vào những trung đoàn Vệ Quốc đoàn trên toàn bộ chiến trương miền Đông Nam Bộ. Kể từ đây không còn tổ chức đơn vị bộ đội Bình Xuyên, và do đó, không còn "Bộ đội Bình Xuyên " theo đúng nghĩa chân thực của cụm từ này. Bản thân lịch sử bộ dội Bình Xuyên rất phức tạp. Việc nghiên cứu biên soạn lịch sử Bình Xuyên là một việc khó. Các tác giả của cuốn sách này mà chủ biên là đồng chí Hồ Sơn Đài đã nghiêm túc góp nhiều công sức trong quá trình thực hiện, nhất là khâu sưu tầm đánh giá tư liệu. Cuốn sách này đã trình bày được cơ bản từng bước đường trưởng thành với những bước quanh co nhiều sự kiện thăng trầm khắc nghiệt, những nét đặc thù của lịch sử bộ đội Bình Xuyên trong một thời kỳ lịch sử đầy biến động của đất nước đồng thời, cuốn sách cũng gợi mở nhiều vấn đề cần được tiếp tục tranh luận nghiên cứu bổ sung, để tiến tới có được một bộ sử hoàn chỉnh xứng đáng với bộ đội Bình Xuyên. Là chiến sĩ “Bộ đội Bình Xuyên” từ ngày mới thành lập, cầm dao kiếm, súng gỗ, súng lửa, lưỡi lê đi đánh giặc, tôi hân hạnh viết những dòng này và xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Read more: http://www.thuvienso.info/index.php/sach-viet/su-dia-danh-nhan/chitiet/xem/2938/bo-doi-binh-xuyen-ho-son-dai#ixzz1hcNs1Tc4

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét