Mười năm Cách mạng Văn hoá đã kết thúc từ lâu. Cuộc chém giết chính trị tàn bạo trên đại địa Trung Quốc trong thế kỷ XX đã sớm trở thành những ký ức xa vời vợi, đã chìm sâu vào trong hồi ức của mỗi người. Song, tuy Cách mạng Văn hoá đã kết thúc hơn hai chục năm rồi, nhưng mỗi con người đã phải trải qua những năm tháng đó lều có những ký ức khắc cốt ghi xương. Năm tháng cứ dần dần trôi đi, quang âm một đi không trở lại, nhưng cái dấu ấn đã khắc sâu vào trong tâm khám mỗi người sẽ không bao giờ phai nhạt. Mười năm Cách mạng Văn hoá, là một trang sử rất đặc thù trong lịch sử Trung Quốc đủ để cho thiên niên vạn đại nghiên cứu và nếm lại cái dư vị của những năm tháng này. Mười năm Cách mạng Văn hoá là một cơn đại hồng thuỷ, mang tính bột phát, và phát triển tới những sai lầm cực đoan, là sự vòng vèo luẩn quẩn, cực kỳ phức tạp của cả một quá trình lịch sử, đồng thời cũng lại là một giai đoạn phát triển khách quan của lịch sử không sao thay đổi được. Cái mà Cách mạng Văn hoá để lại, chẳng phải chỉ là những thống khố, thương vong, mà còn là một bài học lịch sử để lấy đó mà suy nghĩ, mà cảnh giác, mà làm tấm gương soi.
Tuy trong mười năm Cách mạng Văn hoá, sự tổn thất của đảng, sự tổn thất của quốc gia, sự tổn thất của nhân dân là vô cùng to lớn, vô cùng thê thảm, nhưng sự sai lầm lú lẫn của nó cũng cho được con người ta những bài học và những cảnh tỉnh rất quan trọng. Có thể cho rằng, nếu không có bài học thê thảm của Cách mạng Văn hoá, thì nhà nước và nhân dân của chúng ta, đặc biệt là đảng ta, có khả năng là không dễ dàng vì mà bước ra khỏi đám mây mù, có khả năng là sẽ không có quyết tâm nghiến răng lại, chịu đau đớn để đổi mới, có thể là mò mẫm ra một cách thức nào đó khác, nhưng sẽ là những bước đi vô cùng chậm chạp. Mọi người đều nói rằng, khi Cách mạng Văn hoá kết thúc Đặng Tiểu Bình đã khai sáng ra một tiến trình lịch sử mới đó là mở cửa, cải cách. Nhưng Đặng Tiểu Bình đã khai sáng ra một lịch trình hoàn toàn mới này do có liên quan mật thiết tới những bài học đã thu nhận được từ trong Cách mạng Văn hoá của nhà nước của nhân dân và của đảng, nó có liên quan mật thiết tới những suy tư, khảo nghiệm và từng trải trong Cách mạng Văn hoá. Ngay trong khi tiến hành Cách mạng Văn hoá, Đặng Tiểu Bình và quảng đại cán bộ cùng quần chúng đã nhìn thấy hết sức rõ ràng sự đối chọi của chân lý và tà thuyết, đã nhìn thấy hết sức rõ ràng những vấn đề mà trước kia chưa nhìn thấy, nhận ra, hoặc còn rất mù mờ, điều nhận thức được đầu tiên là buộc phải cởi trói, cởi bỏ mọi sự cấm đoán, giam cầm, triệt để giải phóng tư tưởng, rồi mới bắt đầu suy tính đến khai sáng con đường xã hội chủ nghĩa hoàn toàn mới như thế nào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét