Có lẽ trên thế giới chỉ có dân tộc Việt Nam gọi Tổ Quốc mình là “Đất nước”, vì từ ngày hình thành cộng đồng dân tộc, người Việt đã gắn bó với sông nước kênh rạch và công cụ tối quan trọng để ở và đi lại trên nước là thuyền bè. Người Việt cổ ta sống trên thuyền bè và lúc qua đời cũng được chôn trong những quan tài hình thuyền. Những ngôi mộ cổ tìm thấy trong di chỉ khai quật ở Châu Can – Phú Xuyên Hà Đông và An Tập Thái Bình đã nói lên điều đó. Người Việt xưa cũng đã biết tạo những mảng bè bằng cách nối hai cây gỗ dài song song cách xa nhau để đảm bảo an toàn khi sóng gió, mà ngày nay người ta gọi là tàu hai thân, họ cũng biết chế tạo những con thuyền khá hoàn hảo, từ thế kỷ thứ hai ông cha ta đóng cả những con thuyền đi biển dài 20 trượng (42m – 48m), nghề thủ công phát triển nên việc đóng thuyền cũng được nâng cao cả về mặt kỹ thuật, cả về số lượng.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã phát huy sức mạnh nội lực, tận dụng thời cơ hội nhập của đất nước vào trào lưu toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, đặc biệt từ khi Việt Nam được kết nạp vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngành đã có những bước nhảy vọt ngoạn mục. Là một người có gần 40 năm làm công tác nghiên cứu, thiết kế tàu thuỷ, trong đó có một số năm tham gia giảng dạy ngành đóng tàu tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tác giả tập hợp các bài giảng cho sinh viên các khoá 40,41 của trường, kết hợp tài liệu của các nước có nền công nghiệp đóng tàu lâu đời như Anh Quốc, Liên Bang Nga, Ba Lan, Nhật Bản…. về lý thuyết tàu thuỷ viết thành cuốn sách “Lý thuyết tàu thuỷ”.
Nội dung sách bao gồm tất cả các lĩnh vực của “Lý thuyết từ tĩnh học”, ổn định, chống chìm, hạ thuỷ, lực cản và thiết bị đẩy, lắc (chòng chành) đặc biệt là lắc trên sóng tự nhiên và cuối cùng là tính có thể điều khiển tàu. Lĩnh vực lý thuyết tàu thuỷ là vô cùng rộng lớn, nên khi tập hợp trong cuốn sách là cực kỳ khó khăn, nên không thể và cũng không có khả năng đề được tất cả các kết quả nghiên cứu trên thế giới về lĩnh vực Lý thuyết tàu thuỷ được. Đối tượng của sách là sinh viên ngành đóng tàu, ngành đóng tàu thuỷ của các trường đại học và cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các kỹ sư và cán bộ kỹ thuật trong ngành đóng tàu, hàng hải, đăng kiểm, hải sản và hải quân.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã phát huy sức mạnh nội lực, tận dụng thời cơ hội nhập của đất nước vào trào lưu toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, đặc biệt từ khi Việt Nam được kết nạp vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngành đã có những bước nhảy vọt ngoạn mục. Là một người có gần 40 năm làm công tác nghiên cứu, thiết kế tàu thuỷ, trong đó có một số năm tham gia giảng dạy ngành đóng tàu tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tác giả tập hợp các bài giảng cho sinh viên các khoá 40,41 của trường, kết hợp tài liệu của các nước có nền công nghiệp đóng tàu lâu đời như Anh Quốc, Liên Bang Nga, Ba Lan, Nhật Bản…. về lý thuyết tàu thuỷ viết thành cuốn sách “Lý thuyết tàu thuỷ”.
Nội dung sách bao gồm tất cả các lĩnh vực của “Lý thuyết từ tĩnh học”, ổn định, chống chìm, hạ thuỷ, lực cản và thiết bị đẩy, lắc (chòng chành) đặc biệt là lắc trên sóng tự nhiên và cuối cùng là tính có thể điều khiển tàu. Lĩnh vực lý thuyết tàu thuỷ là vô cùng rộng lớn, nên khi tập hợp trong cuốn sách là cực kỳ khó khăn, nên không thể và cũng không có khả năng đề được tất cả các kết quả nghiên cứu trên thế giới về lĩnh vực Lý thuyết tàu thuỷ được. Đối tượng của sách là sinh viên ngành đóng tàu, ngành đóng tàu thuỷ của các trường đại học và cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các kỹ sư và cán bộ kỹ thuật trong ngành đóng tàu, hàng hải, đăng kiểm, hải sản và hải quân.
Download File: http://www.thuvienso.info/index.php/sach-viet/co-khi-tu-dong/chitiet/xem/2733/ly-thuyet-tau-thuy-tap-2-pgs-ts-nguyen-duc-an-nguyen-ban-401-trang#ixzz1hnBCQFKh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét