Chất màu da cam (hay thường được biết đến bằng tên “Agent Orange”) và dioxin có một mối quan hệ với Việt Nam và Mĩ trong hơn bốn thập niên qua. Ngày 20 tháng 11 năm 1961, Tổng thống Kennedy phê chuẩn một quyết định cho quân đội Mĩ tiến hành chiến dịch Ranch Hand để khai hoang đồng cỏ Việt Nam. Quyết định này nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhưng dè dặt và phản đối của các nhân vật cao cấp từ Bộ Ngoại giao Mĩ như Roger Hilsman và W. Averell Harriman. Nhưng chiến dịch vẫn được thi hành. Mục đích chính của chiến dịch là làm cho quân đội đối phương (cộng sản) không còn cây xanh để trú ẩn. Trong thời gian mười năm (tính từ 1962 đến 1971), quân đội Mĩ đã rải xuống Việt Nam khoảng 19 triệu gallons (tức khoảng 71.9 triệu lít) thuốc khai hoang, trong đó có 11 triệu gallons (hay 41.6 triệu lít) chất màu da cam. Với 11 triệu gallons chất màu da cam, người ta đoán rằng có chứa khoảng 368 pounds (tức 167 kg) dioxin. Tổng diện tích mà quân đội Mĩ đã rải là 1.5 triệu hectares, tức gần 10% diện tích của miền nam Việt Nam, trong đó có nhiều vùng bị rải hơn 4 lần. Theo báo cáo chính thức của Chiến dịch Ranch Hand, kết quả là quân đội Mĩ đã phá hủy khoảng 14% diện tích rừng nam Việt Nam, kể cả 50% các rừng đước.
Có thể nói câu chuyện dioxin và chất màu da cam trồi sụt theo sự thăng trầm trong mối quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Việt Nam. Sau chiến tranh, cựu quân nhân Mĩ từng tham gia vào chiến dịch Ranch Hand phàn nàn về tình trạng sức khoẻ của họ. Một số con của họ sinh ra với dị tật, và dioxins bị tình nghi là thủ phạm. Tiếp sau đó là một loạt nghiên cứu, trong đó có một nghiên cứu qui mô trên hơn 2000 cựu quân nhân Mĩ, để xác định mối quan hệ giữa dioxins và bệnh tật. Qua hơn 20 năm nghiên cứu, các nhà khoa học Mĩ đã có đủ bằng chứng để kết luận rằng dioxins gây ra ung thư tế bào mềm (Soft-tissue sarcoma), Non-Hodgkin's lymphoma, bệnh Hodgkin, và ban clor (chloracne). Nhưng họ vẫn chưa có đủ bằng chứng để phát biểu một cách dứt khoát về ảnh hưởng của dioxins đến các bệnh khác như dị tật, dị thai, ung thư tuyến tiền liệt (prostate cancer), tiểu đường, một số bệnh thần kinh cấp tính, bệnh nứt đốt sống (spina bifida), các bệnh thuộc hệ thống nội tiết và tiêu hóa (như loét, thay đổi enzyme của gan, bất bình thường lipid), các chứng miễn nhiễm, bệnh tim, bệnh đường hô hấp, và ung thư da. Nói tóm lại, họ cần có thêm dữ kiện khoa học.
Về phía Việt Nam, sau năm 1975, giới y tế Việt Nam cũng ghi nhận một số trường hợp dị tật bẩm sinh, và ung thư trong cư dân thuộc các vùng từng bị rải chất màu da cam trong thời chiến tranh. Tuy nhiên, vì cách thu thập dữ kiện chưa được hệ thống, và phương pháp nghiên cứu cũng như xử lí số liệu chưa phù hợp với các tiêu chuẩn khoa học, nên những phát hiện này không được thế giới chú ý. Dù dữ kiện còn hạn chế, chính phủ Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng gián tiếp yêu cầu Mĩ nên có trách nhiệm với những người mà họ cho là nạn nhân của dioxin. Phía Mĩ không từ chối trách nhiệm, nhưng họ cho rằng cần phải có đầy đủ dữ kiện khoa học thì mới có thể có chương trình hành động. Ngay cả trong giới cựu quân nhân Mĩ, chỉ khoảng 7% cựu quân nhân đòi bồi thường [về thiệt hại sức khoẻ do dioxin gây ra] được chính phủ đồng ý trợ cấp; phần 93% còn lại không được công nhận để giúp đỡ tài chính.
Có thể nói câu chuyện dioxin và chất màu da cam trồi sụt theo sự thăng trầm trong mối quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Việt Nam. Sau chiến tranh, cựu quân nhân Mĩ từng tham gia vào chiến dịch Ranch Hand phàn nàn về tình trạng sức khoẻ của họ. Một số con của họ sinh ra với dị tật, và dioxins bị tình nghi là thủ phạm. Tiếp sau đó là một loạt nghiên cứu, trong đó có một nghiên cứu qui mô trên hơn 2000 cựu quân nhân Mĩ, để xác định mối quan hệ giữa dioxins và bệnh tật. Qua hơn 20 năm nghiên cứu, các nhà khoa học Mĩ đã có đủ bằng chứng để kết luận rằng dioxins gây ra ung thư tế bào mềm (Soft-tissue sarcoma), Non-Hodgkin's lymphoma, bệnh Hodgkin, và ban clor (chloracne). Nhưng họ vẫn chưa có đủ bằng chứng để phát biểu một cách dứt khoát về ảnh hưởng của dioxins đến các bệnh khác như dị tật, dị thai, ung thư tuyến tiền liệt (prostate cancer), tiểu đường, một số bệnh thần kinh cấp tính, bệnh nứt đốt sống (spina bifida), các bệnh thuộc hệ thống nội tiết và tiêu hóa (như loét, thay đổi enzyme của gan, bất bình thường lipid), các chứng miễn nhiễm, bệnh tim, bệnh đường hô hấp, và ung thư da. Nói tóm lại, họ cần có thêm dữ kiện khoa học.
Về phía Việt Nam, sau năm 1975, giới y tế Việt Nam cũng ghi nhận một số trường hợp dị tật bẩm sinh, và ung thư trong cư dân thuộc các vùng từng bị rải chất màu da cam trong thời chiến tranh. Tuy nhiên, vì cách thu thập dữ kiện chưa được hệ thống, và phương pháp nghiên cứu cũng như xử lí số liệu chưa phù hợp với các tiêu chuẩn khoa học, nên những phát hiện này không được thế giới chú ý. Dù dữ kiện còn hạn chế, chính phủ Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng gián tiếp yêu cầu Mĩ nên có trách nhiệm với những người mà họ cho là nạn nhân của dioxin. Phía Mĩ không từ chối trách nhiệm, nhưng họ cho rằng cần phải có đầy đủ dữ kiện khoa học thì mới có thể có chương trình hành động. Ngay cả trong giới cựu quân nhân Mĩ, chỉ khoảng 7% cựu quân nhân đòi bồi thường [về thiệt hại sức khoẻ do dioxin gây ra] được chính phủ đồng ý trợ cấp; phần 93% còn lại không được công nhận để giúp đỡ tài chính.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét