Nhân dịp Ngày thơ Việt Nam, Rằm Nguyên Tiêu, 2010, Nhà xuất bản Kim Đồng đã cho ra mắt bạn đọc một cuốn sách xinh xắn, cuốn Chú bò tìm bạn, thơ viết cho thiếu nhi của nhà thơ Phạm Hổ (1926-2007). Tập sách thơ này gồm những bài thơ quen thuộc, đã được nhiều thế hệ thiếu nhi yêu thích.
Thơ Phạm Hổ tươi mát và rất trẻ, lúc sinh thời ông là một trong những nhà thơ thường xuyên có những buổi gặp gỡ, trò chuyện trao đổi với các em thiếu nhi. Ông thường nói: người sáng tác cho thiếu nhi phải có tâm hồn thơ trẻ, phải hiểu trẻ, biết cách thâm phập vào đời sống trẻ thơ. Ông rất thích một câu nói của K.Trucôpxki (Nga), đại ý, đòi hỏi mỗi người sáng tác cho các em nắm chắc hai nguyên tắc lớn: một là học tập vốn cổ, hai là học tập trẻ em. Nhiều thế hệ trẻ em đã biết bài thơ Xe chữa cháy. Dưới ngòi bút nhà thơ, xe chữa cháy hiện ra như một chú bé hiếu động, ồn ào, luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người:
Mình đỏ như lửa
Bụng chứa nước đầy
Tôi chạy như bay
Hét vang đường phố
Nhà nào bốc lửa
Tôi dập tắt ngay
Ai gọi “Cứu hỏa”
- Có ngay…có ngay!
Ở câu thơ cuối cùng tác giả muốn bắt chước tiếng còi xe chữa cháy. Về bài thơ này, tác giả đã có lần kể lại: “Đầu tiên tôi kết thúc bài thơ bằng câu nói: “ Tớ đây…tớ đây”. Nhưng sau một lần góp ý của một cô dạy mẫu giáo, tôi vui vẻ chấp nhận và chữa ngay ra câu: “Có ngay… có ngay!” Thấy thú vị, hay hơn”. Bài thơ Chú bò tìm bạn của ông ra đời từ những năm 1956, 57 đã sống mãi trong bạn đọc bởi hình ảnh chú bò ngơ ngác và mơ mộng, ngắm bóng mình dưới nước mà tưởng là ai đó, không phải là mình. Rất nhiều thế hệ các em bé lên ba đã tập nói, tập hát bằng bài Mười quả trứng tròn. Tình yêu thương con trẻ đã khiến ông viết lên những câu thơ thật giản dị nhưng thật đằm thắm:
Lông vàng mát dịu
Mắt đen sáng ngời
Ơi chú gà ơi
Ta yêu chú lắm.
Thơ Phạm Hổ còn viết nhiều về các loại hoa, quả, rau… Với cái nhìn yêu thương trẻ em, ông nhìn vào sự vật nào cũng thấy hiện lên sự nâng niu trẻ em:
Bắp cải xanh
Xanh mát mắt
Lá cải sắp
Sắp vòng tròn
Bắp cải non
Nằm ngủ giữa.
Tình cảm yêu thương trẻ em của ông, gửi gắm trong những vần thơ đã như một ngọn lửa ấm, ngọn lửa sáng mong manh và vô hình truyền lại cho các thế hệ sau. Trong dịp tái bản lại thơ Phạm Hổ năm nay, các em thiếu nhi trong Câu lạc bộ nghệ thuật “Cốc, cốc, cốc” (Ý thơ của nhà thơ Võ Quảng) đã có sáng kiến xin vẽ minh họa cho các bài thơ của hai nhà thơ nổi tiếng viết cho thiếu nhi là Phạm Hổ và Võ Quảng. Những bức tranh rất sinh động và ngây thơ của các em đã thể hiện một thế giới tuổi thơ tươi đẹp của trẻ em thế kỷ 21. Thế giới tuổi thơ ấy mang hồn thơ của những nhà thơ đã gửi lại trong thiên nhiên, cây cỏ, trong mầu sắc đường nét tạo nên một thế giới tuổi thơ Việt Nam tràn đầy sắc xuân hôm nay. (Lê Phương Liên)
Thơ Phạm Hổ tươi mát và rất trẻ, lúc sinh thời ông là một trong những nhà thơ thường xuyên có những buổi gặp gỡ, trò chuyện trao đổi với các em thiếu nhi. Ông thường nói: người sáng tác cho thiếu nhi phải có tâm hồn thơ trẻ, phải hiểu trẻ, biết cách thâm phập vào đời sống trẻ thơ. Ông rất thích một câu nói của K.Trucôpxki (Nga), đại ý, đòi hỏi mỗi người sáng tác cho các em nắm chắc hai nguyên tắc lớn: một là học tập vốn cổ, hai là học tập trẻ em. Nhiều thế hệ trẻ em đã biết bài thơ Xe chữa cháy. Dưới ngòi bút nhà thơ, xe chữa cháy hiện ra như một chú bé hiếu động, ồn ào, luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người:
Mình đỏ như lửa
Bụng chứa nước đầy
Tôi chạy như bay
Hét vang đường phố
Nhà nào bốc lửa
Tôi dập tắt ngay
Ai gọi “Cứu hỏa”
- Có ngay…có ngay!
Ở câu thơ cuối cùng tác giả muốn bắt chước tiếng còi xe chữa cháy. Về bài thơ này, tác giả đã có lần kể lại: “Đầu tiên tôi kết thúc bài thơ bằng câu nói: “ Tớ đây…tớ đây”. Nhưng sau một lần góp ý của một cô dạy mẫu giáo, tôi vui vẻ chấp nhận và chữa ngay ra câu: “Có ngay… có ngay!” Thấy thú vị, hay hơn”. Bài thơ Chú bò tìm bạn của ông ra đời từ những năm 1956, 57 đã sống mãi trong bạn đọc bởi hình ảnh chú bò ngơ ngác và mơ mộng, ngắm bóng mình dưới nước mà tưởng là ai đó, không phải là mình. Rất nhiều thế hệ các em bé lên ba đã tập nói, tập hát bằng bài Mười quả trứng tròn. Tình yêu thương con trẻ đã khiến ông viết lên những câu thơ thật giản dị nhưng thật đằm thắm:
Lông vàng mát dịu
Mắt đen sáng ngời
Ơi chú gà ơi
Ta yêu chú lắm.
Thơ Phạm Hổ còn viết nhiều về các loại hoa, quả, rau… Với cái nhìn yêu thương trẻ em, ông nhìn vào sự vật nào cũng thấy hiện lên sự nâng niu trẻ em:
Bắp cải xanh
Xanh mát mắt
Lá cải sắp
Sắp vòng tròn
Bắp cải non
Nằm ngủ giữa.
Tình cảm yêu thương trẻ em của ông, gửi gắm trong những vần thơ đã như một ngọn lửa ấm, ngọn lửa sáng mong manh và vô hình truyền lại cho các thế hệ sau. Trong dịp tái bản lại thơ Phạm Hổ năm nay, các em thiếu nhi trong Câu lạc bộ nghệ thuật “Cốc, cốc, cốc” (Ý thơ của nhà thơ Võ Quảng) đã có sáng kiến xin vẽ minh họa cho các bài thơ của hai nhà thơ nổi tiếng viết cho thiếu nhi là Phạm Hổ và Võ Quảng. Những bức tranh rất sinh động và ngây thơ của các em đã thể hiện một thế giới tuổi thơ tươi đẹp của trẻ em thế kỷ 21. Thế giới tuổi thơ ấy mang hồn thơ của những nhà thơ đã gửi lại trong thiên nhiên, cây cỏ, trong mầu sắc đường nét tạo nên một thế giới tuổi thơ Việt Nam tràn đầy sắc xuân hôm nay. (Lê Phương Liên)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét