Có người cho rằng Tịnh Độ Giáo thuộc về hành môn không phải lý môn, nghĩa là Đức Thích Ca chỉ trần thuật cảnh Cực Lạc, rồi khuyên người niệm Phật để cầu sanh, không thiệp đến phần lý thuyết. Nhưng thật ra, lý để đi đến hành, trong hành tức đã có ẩn phần giáo lý. Vả lại pháp môn của Đức Phật chia làm Không Tông, Hữu Tông, Hiển Giáo, Mật Giáo, tất cả đều nương tựa và làm sáng tỏ cho nhau. Cho nên nếu nhận định rằng: không có Duy Thức hay Thiền, thì Mật và Tịnh Độ thành ra thần quyền mê tín, hoặc không có Tịnh Độ cùng Mật, tất Duy Thức và Thiền thành ra lý thuyết trệ không, đều là biết qua các tông phái Phật Giáo bằng lối nhìn phiến diện. Chẳng hạn như bên Thiền Tông, tuy chỉ dạy tham một câu thoại đầu, nhưng trong ấy đã hàm ẩn vô biên đạo lý. Tịnh Độ Tông cũng thế, một câu niệm Phật gồm cả Thiền, Giáo, Luật, Mật, nên cổ đức đã phán định pháp môn nầy thuộc về đốn giáo. Và Ngẫu Ích Đại Sư, một vị đích truyền thuộc phái Thiên Thai, cũng bảo: 'Một câu Phật hiệu nếu niệm cho thuần thục, thì ba ngàn oai nghi tám muôn tế hạnh, bao nhiêu công án của Thiền Tông và đạo lý cực tắc của Giáo môn đều ở trong đó.'
Để chứng minh câu niệm Phật hàm đạo lý nhiệm mầu, và giải mối nghi cho những vị tìm hiểu cùng hành trì về môn nầy, bút giả xin phiên dịch quyển Thập Nghi của ngài Trí Giả, tập Hoặc Vấn của ngài Thiên Như, họp lại tạm lấy nhan đề là Tịnh Độ Quyết Nghi Luận. Trong đây phần nhiều bàn giải những nghi vấn hơi cao, đáng lẽ bút giả phải phụ thích thêm những nghi điểm thông thường về Tịnh Độ, song vì tự thân kém sức khỏe lại Phật sự bận nhiều, nên xin hẹn chờ dịp khác.
Nội dung quyển nầy trừ một vài điểm phụ giải có ghi chú, ngoài ra toàn là những luận thích của bậc danh đức. Học giả có thể đặt niềm tin tưởng nơi cổ huấn, mà mở đường vào Tịnh Độ Huyền Môn.
Liên Du Thích Thiền Tâm
Để chứng minh câu niệm Phật hàm đạo lý nhiệm mầu, và giải mối nghi cho những vị tìm hiểu cùng hành trì về môn nầy, bút giả xin phiên dịch quyển Thập Nghi của ngài Trí Giả, tập Hoặc Vấn của ngài Thiên Như, họp lại tạm lấy nhan đề là Tịnh Độ Quyết Nghi Luận. Trong đây phần nhiều bàn giải những nghi vấn hơi cao, đáng lẽ bút giả phải phụ thích thêm những nghi điểm thông thường về Tịnh Độ, song vì tự thân kém sức khỏe lại Phật sự bận nhiều, nên xin hẹn chờ dịp khác.
Nội dung quyển nầy trừ một vài điểm phụ giải có ghi chú, ngoài ra toàn là những luận thích của bậc danh đức. Học giả có thể đặt niềm tin tưởng nơi cổ huấn, mà mở đường vào Tịnh Độ Huyền Môn.
Liên Du Thích Thiền Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét