Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

[Audio Book] Trăng Huyết - Anthony Grey | Đọc: Song Hà (PRC+MP3)

http://www.thuvienso.info Trong mùa hè năm 2004, một người bạn Việt Nam trẻ tuổi của tôi hiện học tại Anh đã đọc Trăng Huyết, bản phóng tác bằng tiếng Việt. Cô đối chiếu các phần của cuốn ấy với cuốn tiểu thuyết nguyên bản SAIGON của tôi, là cuốn hình thành cái lõi cốt yếu của tác phẩm khuếch đại và mới của người bạn đồng tác giả Nguyễn Ước. Vì tôi không biết và không đọc được tiếng Việt nên lúc ấy, tôi không có ý niệm về những gì Nguyễn Ước đã làm đối với bản văn của tôi. Trước khi thực hiện tác phẩm ấy, anh không tham khảo ý kiến tôi, cũng không tìm cách xin phép tôi cho tới khi anh đã hoàn tất. Thậm chí khi viết thư này, tôi vẫn không biết thật cặn kẽ những gì chứa đựng trong 400 trang mà anh thêm vào — ngoài việc biết rằng những thay đổi trong giai đoạn sau năm 1945 thì nhiều hơn trong phần đầu của cuốn truyện.
Trước đây, tôi biết qua lời của chính Nguyễn Ước giải thích với tôi rằng anh nồng nhiệt tin tưởng cuốn tiểu thuyết của tôi với những đoạn thông tin và diễn dịch do anh thêm vào là “bộ tiểu thuyết Chiến tranh và Hoà bình mà người dân Việt Nam đang trông đợi”. Trong lần liên lạc thứ nhất, anh nói với tôi rằng anh cảm thấy nó có sức mạnh “hòa giải và giải phóng” người dân Việt Nam khỏi những xung khắc thời quá khứ. Nhận thấy mình xúc động bởi niềm xác tín đó, tôi bất giác quyết định không chống lại cũng như không phản đối tức thời việc Nguyễn Ước đã làm.
Tuy thế, tôi cảm thấy nhẹ nhỏm khi người bạn sinh viên Việt Nam trẻ tuổi tại Anh ấy nói với tôi rằng cô rất xúc động qua những gì cô đã đọc. Cô nói, “Tôi xin cám ơn ông đã viết cuốn sách này. Tôi đã biết được rất nhiều về xứ sở và dân tộc của tôi mà trước đây tôi chưa hề biết. Tôi nghĩ rằng giá trị lớn lao nhất của cuốn truyện này là nó bảo tồn ký ức lịch sử cho những thế hệ mới của người Việt trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Tôi cho rằng đây là cuốn tiểu thuyết rất quan trọng cho dân tộc Việt Nam — và cũng cho mọi người khác nữa.”
Vào năm 2005 này, ba mươi năm sau ngày Sàigòn thất thủ, dường như thế giới của chúng ta đang là chốn nguy hiểm hơn bao giờ hết. Cuộc chiến tranh cay đắng ở I-rắc do người Mỹ khởi động xâm lăng đầu năm 2003 đang ngày càng bị so sánh với cuộc chiến tranh Việt Nam trong hai thập niên 1960 và 1970. Dù sao, khủng bố và giết chóc vì lý do tôn giáo và chính trị đang lan rộng toàn cầu hơn bao giờ hết.
Dường như toàn thể hành tinh của chúng ta hiện sống với trạng thái đề phòng hằng ngày sẽ có thêm một hành động “khủng bố” tập thể nữa. Trong tình huống ấy, điều quan yếu là những người mà số lượng ngày càng nhiều thêm trên thế giới, đang mãnh liệt khao khát chấm dứt vĩnh viễn toàn bộ chiến tranh và tàn sát, nên tin rằng có những lý do để cảm thấy mình được khích lệ. Đối với tất cả chúng ta, điều quan trọng là có những nền tảng để tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp hơn và để không bị ám ảnh bởi sợ hãi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét