Kim Dung viết ba truyện dài liên tiếp bắt đầu từ Xạ Điêu Anh Hùng Truyện, tiếp theo là Thần Điêu Hiệp Lữ và sau cùng là Ỷ Thiên Đồ Long Ký. Xạ Điêu Anh Hùng Truyện có bối cảnh là cuối đời nhà Tống, Thần Điêu Hiệp Lữ là giai đoạn người Trung Hoa chống lại nạn Bắc xâm, chủ yếu là việc thủ thành Tương Dương và Ỷ Thiên Đồ Long Ký viết về cuối đời Nguyên trong thời kỳ những thế lực tôn giáo lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lật đổ nhà Nguyên. Cả ba bộ truyện đã kéo dài hơn một trăm năm từ đầu chí cuối triều đại của người Mông Cổ hình thành một đế quốc được coi là vĩ đại nhất trong lịch sử loài người, bao trùm một khu vực địa dư từ Á sang Âu.
Bài viết này vẽ lại bức tranh lịch sử của thời kỳ đó, nhấn mạnh vào giai đoạn cuối đời Nguyên để nhằm làm sáng tỏ một số câu hỏi liên quan đến lịch sử ngõ hầu tạo một khoảng cách giữa thực tế và tiểu thuyết hầu cho chúng ta cái nhìn chính xác hơn về cuộc diện Trung Hoa vào cuối thế kỷ 14.
Một tác giả Hoa Kỳ bảo rằng người Trung Hoa (và cả người Việt Nam nữa chăng???) nhìn lịch sử của họ chẳng khác gì một người già cả nhìn lại thuở thanh xuân. Cái quá khứ xa xăm kia bao giờ cũng sống động, huy hoàng và mỗi lần kể lại, người ta lại tô điểm cho nó thêm rực rỡ, phóng đại và sẵn sàng bóp méo nhiều chi tiết. Chính vì thế việc phân tích và lựa chọn tài liệu là một việc khó khăn và rất khó nhìn vấn đề cho trung thực và khách quan. Tóm tắt một giai đoạn nhiễu nhương và nhiều biến cố trong mươi trang giấy một cách chính xác là điều gần như không thể làm được, nhất là mỗi sử gia lại nhìn dưới một góc cạnh khác nhau. Thành thử chúng tôi chỉ chọn lựa những chi tiết nào có thể đóng góp một cái nhìn lịch sử, bổ túc cho bản dịch bộ Ỷ Thiên Đồ Long Ký mà thôi chứ không có ý định viết thành một biên khảo về một giai đoạn phức tạp của Trung Hoa.
Một trong những vấn đề mà bất cứ ai đọc về tình trạng cuối đời Nguyên đều khó tìm ra manh mối vì chúng ta thấy có nhiều cuộc nổi dậy tại nhiều vùng, mỗi người cát cứ một phương. Họ có liên hệ với nhau không? Phải chăng cùng trong một tổ chức như Kim Dung miêu tả? Trong những người đó ai hơn ai, người nào chỉ huy người nào? Thực tế, đây đều là những nhóm độc lập, mặc dầu khi cần thiết họ vẫn liên minh với nhau để tồn tại. Có những nhóm dựa vào sức mạnh tôn giáo và thần quyền vận động quần chúng bằng lối tuyên truyền mê tín, có nhóm thì dựa vào lòng hoài vọng tiền triều nhân danh khôi phục nhà Tống, cũng có nhóm lại chỉ vì đói khó quá mà đi ăn cướp sau lớn dần thành một lực lượng quân sự. So sánh giai đoạn này với cuộc nội chiến ở Trung Hoa thời Dân Quốc đầu thế kỷ 20 sau khi nhà Thanh bị lật đổ, chúng ta thấy có nhiều điểm tương đồng. Phải chăng lịch sử cũng chỉ là những lập lại trên những qui mô khác nhau nhưng bản chất cũng chỉ là một cuộc đuổi hươu tranh đỉnh? Nếu thoát hẳn ra khỏi những chi tiết sống động mà Kim Dung đã vẽ nên trong bộ Ỷ Thiên Đồ Long Ký, chúng ta có thể rút tỉa được một số bài học về chính trị và quân sự, và có cái nhìn chính xác hơn về một triều đại ngã xuống và một triều đại mới vươn lên.
Bài viết này vẽ lại bức tranh lịch sử của thời kỳ đó, nhấn mạnh vào giai đoạn cuối đời Nguyên để nhằm làm sáng tỏ một số câu hỏi liên quan đến lịch sử ngõ hầu tạo một khoảng cách giữa thực tế và tiểu thuyết hầu cho chúng ta cái nhìn chính xác hơn về cuộc diện Trung Hoa vào cuối thế kỷ 14.
Một tác giả Hoa Kỳ bảo rằng người Trung Hoa (và cả người Việt Nam nữa chăng???) nhìn lịch sử của họ chẳng khác gì một người già cả nhìn lại thuở thanh xuân. Cái quá khứ xa xăm kia bao giờ cũng sống động, huy hoàng và mỗi lần kể lại, người ta lại tô điểm cho nó thêm rực rỡ, phóng đại và sẵn sàng bóp méo nhiều chi tiết. Chính vì thế việc phân tích và lựa chọn tài liệu là một việc khó khăn và rất khó nhìn vấn đề cho trung thực và khách quan. Tóm tắt một giai đoạn nhiễu nhương và nhiều biến cố trong mươi trang giấy một cách chính xác là điều gần như không thể làm được, nhất là mỗi sử gia lại nhìn dưới một góc cạnh khác nhau. Thành thử chúng tôi chỉ chọn lựa những chi tiết nào có thể đóng góp một cái nhìn lịch sử, bổ túc cho bản dịch bộ Ỷ Thiên Đồ Long Ký mà thôi chứ không có ý định viết thành một biên khảo về một giai đoạn phức tạp của Trung Hoa.
Một trong những vấn đề mà bất cứ ai đọc về tình trạng cuối đời Nguyên đều khó tìm ra manh mối vì chúng ta thấy có nhiều cuộc nổi dậy tại nhiều vùng, mỗi người cát cứ một phương. Họ có liên hệ với nhau không? Phải chăng cùng trong một tổ chức như Kim Dung miêu tả? Trong những người đó ai hơn ai, người nào chỉ huy người nào? Thực tế, đây đều là những nhóm độc lập, mặc dầu khi cần thiết họ vẫn liên minh với nhau để tồn tại. Có những nhóm dựa vào sức mạnh tôn giáo và thần quyền vận động quần chúng bằng lối tuyên truyền mê tín, có nhóm thì dựa vào lòng hoài vọng tiền triều nhân danh khôi phục nhà Tống, cũng có nhóm lại chỉ vì đói khó quá mà đi ăn cướp sau lớn dần thành một lực lượng quân sự. So sánh giai đoạn này với cuộc nội chiến ở Trung Hoa thời Dân Quốc đầu thế kỷ 20 sau khi nhà Thanh bị lật đổ, chúng ta thấy có nhiều điểm tương đồng. Phải chăng lịch sử cũng chỉ là những lập lại trên những qui mô khác nhau nhưng bản chất cũng chỉ là một cuộc đuổi hươu tranh đỉnh? Nếu thoát hẳn ra khỏi những chi tiết sống động mà Kim Dung đã vẽ nên trong bộ Ỷ Thiên Đồ Long Ký, chúng ta có thể rút tỉa được một số bài học về chính trị và quân sự, và có cái nhìn chính xác hơn về một triều đại ngã xuống và một triều đại mới vươn lên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét