Mong muốn của người biên soạn là người học nắm được những điểm cốt yếu của kỹ thuật sinh học phân tử rồi trên cơ sở đó phát triển những kỹ thuật hay cải tiến những bước cho phù hợp với thực tiễn nghiên cứu. Với những yêu cầu cao bao quát cả lịch sử phát triển lẫn cập nhật hóa kiến thức, việc biên soạn một giáo tr.nh thực hành về lĩnh vực này gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, chúng tôi cố gắng đưa vào tài liệu này những vấn đề liên quan đến thực hành sinh học phân tử chọn lọc từ những thành quả mà nhiều nhà nghiên cứu đ. mô tả trong nhiều bài báo chuyên ngành liên quan sinh học, một số thuyết tr.nh hướng dẫn của một số h.ng cung cấp thiết bị nghiên cứu sinh học cũng như từ kinh nghiệm cá nhân. Nhiều kỹ thuật và "thực đơn" cụ thể giới thiệu trong tài liệu này rất cũ nhằm giúp người học tránh những quan niệm đơn giản hóa con đường nghiên cứu khoa học. Những "thực đơn" mới liên quan được giới thiệu nhiều khi ở dưới dạng khái quát. Người học cần lưu . rằng hầu như tất cả những "thực đơn" đ. đưa ra đều là kết quả của kinh nghiệm nghiên cứu và suy luận khoa học của cá nhân trong quá tr.nh "tối ưu hóa". V. vậy, người làm thí nghiệm có thể cải tiến để có kết quả tốt hơn phù hợp điều kiện của m.nh. Khó khăn khác mà việc biên soạn gặp phải là yêu cầu dung lượng giáo tr.nh trong 30 tiết hạn chế số lượng trang in cũng như các kỹ thuật được chọn lọc. Để bù lại, học viên cần t.m nhiều nội dung bổ trợ trong các giáo tr.nh l. thuyết liên quan trong bộ sách này, như "Nhập môn sinh học phân tử", "Công nghệ sinh học", "Công nghệ DNA tái tổ hợp", "Công nghệ chuyển gen động vật, thực vật" và "Công nghệ protein"...
Trong thực tế, hai nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học được song song vận dụng là các phương pháp thực nghiệm (experimentalistic) và các phương pháp tự nhiên học (naturalistic) hay quan sát tự nhiên, bổ sung cho nhau, và chúng ta không nên coi nhẹ cách thức nào. Tuy vậy, để tiếp cận với các quá tr.nh vi mô trong cơ thể sống th. việc quan sát tự nhiên, đo đạc các số liệu vĩ mô rồi từ đó khái quát thành l. luận về các quá tr.nh vi mô không c.n là con đường được đa số người lựa chọn. Nghiên cứu thực nghiệm đầy khó khăn về các quá tr.nh sinh học vi mô đ. trở thành cách thức chủ yếu để loài người nhận thức thế giới sinh học. Sinh học phân tử phát triển trên cơ sở kiến thức đa ngành. Có thể nói Sinh học phân tử là kết quả của sự phối hợp tư duy hóa học với phương tiện l. học và các hệ thống sinh học nhằm lặp lại các quá tr.nh sinh học tự nhiên để vận dụng trong sản xuất các sản phẩm con người mong muốn với hiệu suất cao hơn, cũng như phân loại các đối tượng sinh học và nhận biết chúng thông qua việc xác nhận phân tử đặc hiệu. Trong quá tr.nh này cần chú . rằng những hiện tượng ta quan sát được trong tự nhiên là kết quả tất nhiên của muôn vàn các chuyển hóa ngẫu nhiên. Do đó, những thực nghiệm nhằm lặp lại những hiện tượng tự nhiên đ. được h.nh thành qua hàng trăm triệu năm tiến hóa thường gặp không ít khó khăn. V. vậy, các kỹ thuật được giới thiệu cũng không thể tránh khỏi sự buồn tẻ của các thử nghiệm, tuyển chọn kết quả thử nghiệm, sàng lọc sản phẩm, dùng sản phẩm này làm nguyên liệu cho các thử nghiệm tiếp theo... Khi nào cũng vậy, chọn được cái sản phẩm đúng trong số cực kỳ lớn các sản phẩm gần đúng và các sản phẩm sai và sau đó nhân cái sản phẩm đúng duy nhất là các bước được ưu tiên trong kỹ thuật sinh học phân tử. Tuy kỳ vọng cao nhưng chúng tôi không tránh khỏi sai sót, rất mong được nhận sự góp . xây dựng của các đồng nghiệp và người đọc.
Read more: http://www.thuvienso.info/index.php/sach-viet/cong-nghe-moi-truong/chitiet/xem/1807/giao-trinh-ky-thuat-co-ban-trong-sinh-hoc-phan-tu-ts-pham-hong-son#ixzz1iUBbZoFD
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét