Thuật ngữ thể loại thơ văn trung đại Việt Nam ở đây chỉ các thể thơ và văn được sử dụng trong văn học cổ của ta, không kể các thể thơ văn chịu ảnh hưởng phương tây sau này. Có thể xem những thể thơ văn sử dụng trong các tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại là đối tượng nghiên cứu của chuyên đề. Những thể loại này sẽ được nhìn dưới góc độ thi pháp học trong đó các yếu tố kỹ thuật như thanh, vần, đối, nhịp và các phương thức nghệ thuật sử dụng ngôn từ, điển cố cũng như đề tài, cấu trúc bố cục sẽ được đặc biệt lưu ý. Có thể loại hội đủ các điều kiện trên như thơ Đường luật, phú Đường luật. Cũng có thể loại chỉ dung nạp một số yếu tố nhất định như lục bát, song thất lục bát. Rồi ở mỗi thể loại, sự xuất hiện và phối hợp của các yếu tố ấy cũng không giống nhau. Nhưng dù ở trường hơp nào, hướng nghiên cứu dưới góc độ thi pháp thể loại hoàn toàn có hiệu qủa tích cực đối với việc thẩm định giá trị cũng như qúa trình hình thành và phát triển của nền văn học Việt Nam.
Trước đây, để phân loại các thể thơ văn, Ưu Thiên Bùi Kỷ trong “Quốc văn cụ thể” chia các thể thơ văn cổ làm 4 lối :
1. Có vần không đối: như lục bát, song thất lục bát và các biến thể của chúng (tức là những thể loại thuần túy của người Việt).
2. Có vần có đối: như thơ, phú Đường luật(tức là những thể loại mô phỏng theo Trung Quốc)
3. Không vần có đối: như lối văn tứ lục (tức văn biền lệ, cũng là nhưng thể loại mô phỏng theo Trung Quốc).
4. Không vần không đối: như lối tản văn (tức lối văn xuôi thông thường, tức nhữngt thể loại ta và Trung Quốc đều có).
Sự phân biệt thể loại thơ văn trên cơ sở các yếu tố kỹ thuật vần và đối thực ra chưa hoàn toàn thỏa đáng.
Điểm thứ nhất: Ví dụ bài Đường phú tuy có vần có đối nhưng xét về cách cấu trúc, nó sử dụng các loại câu của văn biền ngẫu –lối cấu trúc câu mang tính trí tuệ. Tuy các câu trong bài Đường phú hiệp vần với nhau nhưng không phải vì thế mà cho phú Đường luật là thơ được, bởi vì trong thơ – dù theo quan niệm cũ đi nữa- thì vần cũng chỉ là yếu tố quan trọng chứ chưa phải là yếu tố duy nhất, yếu tố quyết định của thơ. Đó là chưa nói đến quan niệm mới, vần không còn là yếu tố quan trọng trong thơ nữa, mà chính cảm xúc của người sáng tác mới là yếu tố quyết định. Vả chăng, người xưa cũng coi trọng cảm xúc thơ, xem nó như là yếu tố bản chất, yếu tố quyết định khi phân biệt thơ với văn vần, hay nói cách khác không phải bất cứ bài văn vần nào cũng là thơ được. Như thế, chúng ta không thể xem bài phú Đường luật là thơ. Có thể quan niệm nó là loại văn xuôi có vần.
Điểm thứ hai: Dựa vào đối để phân biệt thể loại 2(thơ Đường luật) và thể loại 1(Lục bát, Song thất lục bát) cũng chưa thỏa đáng, vì ngoài đối ra, các yếu tố kỹ thuật thanh, vần, nhịp của 2 loại trên cũng có những điểm khác biệt cần lưu ý phân tích.
Trước đây, để phân loại các thể thơ văn, Ưu Thiên Bùi Kỷ trong “Quốc văn cụ thể” chia các thể thơ văn cổ làm 4 lối :
1. Có vần không đối: như lục bát, song thất lục bát và các biến thể của chúng (tức là những thể loại thuần túy của người Việt).
2. Có vần có đối: như thơ, phú Đường luật(tức là những thể loại mô phỏng theo Trung Quốc)
3. Không vần có đối: như lối văn tứ lục (tức văn biền lệ, cũng là nhưng thể loại mô phỏng theo Trung Quốc).
4. Không vần không đối: như lối tản văn (tức lối văn xuôi thông thường, tức nhữngt thể loại ta và Trung Quốc đều có).
Sự phân biệt thể loại thơ văn trên cơ sở các yếu tố kỹ thuật vần và đối thực ra chưa hoàn toàn thỏa đáng.
Điểm thứ nhất: Ví dụ bài Đường phú tuy có vần có đối nhưng xét về cách cấu trúc, nó sử dụng các loại câu của văn biền ngẫu –lối cấu trúc câu mang tính trí tuệ. Tuy các câu trong bài Đường phú hiệp vần với nhau nhưng không phải vì thế mà cho phú Đường luật là thơ được, bởi vì trong thơ – dù theo quan niệm cũ đi nữa- thì vần cũng chỉ là yếu tố quan trọng chứ chưa phải là yếu tố duy nhất, yếu tố quyết định của thơ. Đó là chưa nói đến quan niệm mới, vần không còn là yếu tố quan trọng trong thơ nữa, mà chính cảm xúc của người sáng tác mới là yếu tố quyết định. Vả chăng, người xưa cũng coi trọng cảm xúc thơ, xem nó như là yếu tố bản chất, yếu tố quyết định khi phân biệt thơ với văn vần, hay nói cách khác không phải bất cứ bài văn vần nào cũng là thơ được. Như thế, chúng ta không thể xem bài phú Đường luật là thơ. Có thể quan niệm nó là loại văn xuôi có vần.
Điểm thứ hai: Dựa vào đối để phân biệt thể loại 2(thơ Đường luật) và thể loại 1(Lục bát, Song thất lục bát) cũng chưa thỏa đáng, vì ngoài đối ra, các yếu tố kỹ thuật thanh, vần, nhịp của 2 loại trên cũng có những điểm khác biệt cần lưu ý phân tích.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét