Chương 0. Mở đầu
Chương 1.Thần thoại
Chương 2 Sử thi
Chương 3. Truyền Thuyết
Chương 4. Cổ tích
Chương 5. Ngụ ngôn
Chương 6. Truyện cười
Chương 7. Truyện trạng
Chương 8. Vè
Chương 9. Tục ngữ
Chương 10. Câu đố
Chương 11. Bài ca dân gian
Sau khi tham khảo các giáo trình đại học về văn học dân gian, kết hợp với thực tiễn nghiên cứu và giảng dạy của mình, tôi biên soạn tập bài giảng này ở mức tóm tắt nhất. Bản đầu tiên được in ở Trường Đại học Đà Lạt vào năm 2001, các năm sau tác giả đều có sửa chữa và cung cấp cho sinh viên năm thứ nhất để sao chụp làm tài liệu học tập. Với bản năm 2005 này, có sự cộng tác của cử nhân Nguyễn Ngọc Chiến.
Tập bài giảng gồm 12 chương: chương mở đầu có tính chất dẫn nhập và mười một chương về nười một thể loại. Trong khi chưa có giáo trình riêng cho từng ngành Ngữ văn, Lịch sử, Việt Nam học, Sư phạm, sinh viên các ngành có thể sử dụng chung tập bài giảng này. Khi lên lớp, tôi sẽ cố gắng trình bày gắn với đặc trưng từng ngành. Để học tập và nghiên cứu tốt, người học cần đọc kỹ các tác phẩm mà bài giảng có đề cập đến, đọc thêm sách tham khảo trong thư mục, suy nghĩ về hệ thống câu hỏi, làm bài tập và đề xuất ý kiến để giảng viên giải đáp trên lớp. Những kiến thức chung, những luận điểm cơ bản của tập bài giảng này hoặc của sách khác, người học có thể sử dụng nếu tán thành nhưng khi trả bài phải viết theo cách riêng và lời văn riêng phù hợp với tác phẩm mà mình đã nghiền ngẫm. Người học cũng có thể nêu ý kiến riêng khác thầy, khác sách và bảo vệ ý kiến ấy bằng lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục.
Liên quan hoặc bổ trợ cho môn học này còn có các giáo trình hoặc chuyên đề khác: Cơ sở văn hóa Việt Nam; Đại cương văn học Việt Nam; Phương pháp sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian; Dân tộc học đại cương; Sử thi Tây Nguyên; Truyện cổ Tây Nguyên… Dù sửa chữa liên tục nhiều lần, tập bài giảng này chưa thể hoàn thiện như mong muốn của tác giả và người sử dụng. Sự góp ý của đồng nghiệp và sinh viên sẽ giúp tác giả tu chỉnh tập bài giảng và cập nhật trong những năm tiếp theo. Trân trọng cảm ơn!
Chương 1.Thần thoại
Chương 2 Sử thi
Chương 3. Truyền Thuyết
Chương 4. Cổ tích
Chương 5. Ngụ ngôn
Chương 6. Truyện cười
Chương 7. Truyện trạng
Chương 8. Vè
Chương 9. Tục ngữ
Chương 10. Câu đố
Chương 11. Bài ca dân gian
Sau khi tham khảo các giáo trình đại học về văn học dân gian, kết hợp với thực tiễn nghiên cứu và giảng dạy của mình, tôi biên soạn tập bài giảng này ở mức tóm tắt nhất. Bản đầu tiên được in ở Trường Đại học Đà Lạt vào năm 2001, các năm sau tác giả đều có sửa chữa và cung cấp cho sinh viên năm thứ nhất để sao chụp làm tài liệu học tập. Với bản năm 2005 này, có sự cộng tác của cử nhân Nguyễn Ngọc Chiến.
Tập bài giảng gồm 12 chương: chương mở đầu có tính chất dẫn nhập và mười một chương về nười một thể loại. Trong khi chưa có giáo trình riêng cho từng ngành Ngữ văn, Lịch sử, Việt Nam học, Sư phạm, sinh viên các ngành có thể sử dụng chung tập bài giảng này. Khi lên lớp, tôi sẽ cố gắng trình bày gắn với đặc trưng từng ngành. Để học tập và nghiên cứu tốt, người học cần đọc kỹ các tác phẩm mà bài giảng có đề cập đến, đọc thêm sách tham khảo trong thư mục, suy nghĩ về hệ thống câu hỏi, làm bài tập và đề xuất ý kiến để giảng viên giải đáp trên lớp. Những kiến thức chung, những luận điểm cơ bản của tập bài giảng này hoặc của sách khác, người học có thể sử dụng nếu tán thành nhưng khi trả bài phải viết theo cách riêng và lời văn riêng phù hợp với tác phẩm mà mình đã nghiền ngẫm. Người học cũng có thể nêu ý kiến riêng khác thầy, khác sách và bảo vệ ý kiến ấy bằng lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục.
Liên quan hoặc bổ trợ cho môn học này còn có các giáo trình hoặc chuyên đề khác: Cơ sở văn hóa Việt Nam; Đại cương văn học Việt Nam; Phương pháp sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian; Dân tộc học đại cương; Sử thi Tây Nguyên; Truyện cổ Tây Nguyên… Dù sửa chữa liên tục nhiều lần, tập bài giảng này chưa thể hoàn thiện như mong muốn của tác giả và người sử dụng. Sự góp ý của đồng nghiệp và sinh viên sẽ giúp tác giả tu chỉnh tập bài giảng và cập nhật trong những năm tiếp theo. Trân trọng cảm ơn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét