Tập hai mươi bảy trong V.I.Lê-nin Toàn tập gồm các tác phẩm viết từ tháng Tám 1915 đến tháng Sáu 1916, thời kỳ quyết liệt nhất của cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa 1914 - 1918. Cuộc chiến tranh này là sự tiếp tục của chính trị của các nước đế quốc chủ nghĩa bằng thủ đoạn khác, thủ đoạn bạo lực; chủ nghĩa đế quốc đã sản sinh ra cuộc chiến tranh này, và ngược lại, cuộc chiến tranh này lại làm cho tất cả những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc tăng lên và trở nên cực kỳ gay gắt. Lợi ích của cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân đòi hỏi phải phân tích bản chất kinh tế và chính trị của chủ nghĩa đế quốc; nếu không thì không thể lãnh đạo đúng đắn phong trào cách mạng, không thể đấu tranh có kết quả chống lại hệ tư tưởng của thế lực phản động đế quốc chủ nghĩa và chống lại chính sách thoả hiệp của phái cải lương.
Việc nghiên cứu chủ nghĩa đế quốc là trọng tâm công tác lý luận của Lê-nin trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất. Từ lâu trước khi chiến tranh nổ ra, trong các tác phẩm của mình Lê-nin đã nêu lên những hiện tượng mới trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Tromg các tác phẩm viết vào những năm 1915 - 1916, đã được đăng trong báo "Người dân chủ - xã hội", Cơ quan ngôn luận trung ương của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga, trong tạp chí "Người cộngsản" và trong tạp chí "Vorbote" ("Người tiên khu"), cơ quan ngôn luận của phái tả Xim-méc-van, và có in trong tập này, Lê-nin nêu lên nhận định về những hiện tượng riêng của chủ nghĩa đế quốc, làm sáng tỏ cuộc đấu tranh giành thị trường, chính sách thuộc địa, sự áp bức các dân tộc trên thế giới của một dúm cường quốc đế quốc chủ nghĩa, tình trạng các mâu thuẫn giai cấp trở nên ngày càng gay gắt, và Người chứng minh rằng những điều kiện để quá độ bằng cách mạng lên chủ nghĩa xã hội đã chín muồi.
Lê-nin đã nghiên cứu một cách toàn diện chủ nghĩa đế quốc trong cuốn "Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản", một tác phẩm có tính chất kinh điển của Người, tác phẩm này là kết quả của một sự nỗ lực lớn lao và căng thẳng. Lê-nin đã nghiên cứu và khái quát một khối lượng lớn tài liệu về những vấn đề kinh tế và chính trị hết sức khác nhau của chủ nghĩa đế quốc, phân tích một cách có phê phán những tài liệu lấy từ hàng trăm cuốn sách, bài báo, cuốn sách nhỏ, những tập thống kê xuất bản bằng nhiều thứ tiếng thuộc nhiều nước khác nhau. Những tài liệu chuẩn bị dùng để viết cuốn "Bút ký về chủ nghĩa đế quốc" gồm khoảng 50 tờ in và sẽ được in trong tập kế tiếp, tập 28.
Tác phẩm của Lê-nin "Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản" chiếm vị trí trung tâm trong tập này. Trong tác phẩm này, Lê-nin tổng kết sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thế giới trong nửa thế kỷ kể từ khi bộ "Tư bản" của Mác ra đời. Dựa vào những quy luật phát sinh, phát triển và suy tàn của chủ nghĩa tư bản do Mác và Ăng-ghen tìm ra, Lê-nin lần đầu tiên phân tích một cách khoa học và sâu sắc bản chất kinh tế và chính trị của chủ nghĩa đế quốc. Tác phẩm của Lê-nin là sự tiếp tục phát triển hơn nữa lý luận của chủ nghĩa Mác về chủ nghĩa tư bản, làm phong phú lý luận đó bằng học thuyết về giai đoạn tột cùng và là giai đoạn chót của chủ nghĩa tư bản: chủ nghĩa đế quốc. Khái quát những hiện tượng mới trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới, Lê-nin chứng minh rằng trong thời kỳ chủ nghĩa đế quốc, tất cả mọi mâu thuẫn vốn có của xã hội tư bản chủ nghĩa đều tất yếu phải trở nên ngày càng gay gắt. Người nhận định chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản ăn bám, thối nát, rẫy chết và vạch rõ những điều kiện dẫn tới sự diệt vong của nó, tính tất yếu và sự cần thiết phải thay thế chủ nghĩa tư bản bằng một chế độ xã hội mới, tiến bộ chủ nghĩa xã hội.
Việc nghiên cứu chủ nghĩa đế quốc là trọng tâm công tác lý luận của Lê-nin trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất. Từ lâu trước khi chiến tranh nổ ra, trong các tác phẩm của mình Lê-nin đã nêu lên những hiện tượng mới trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Tromg các tác phẩm viết vào những năm 1915 - 1916, đã được đăng trong báo "Người dân chủ - xã hội", Cơ quan ngôn luận trung ương của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga, trong tạp chí "Người cộngsản" và trong tạp chí "Vorbote" ("Người tiên khu"), cơ quan ngôn luận của phái tả Xim-méc-van, và có in trong tập này, Lê-nin nêu lên nhận định về những hiện tượng riêng của chủ nghĩa đế quốc, làm sáng tỏ cuộc đấu tranh giành thị trường, chính sách thuộc địa, sự áp bức các dân tộc trên thế giới của một dúm cường quốc đế quốc chủ nghĩa, tình trạng các mâu thuẫn giai cấp trở nên ngày càng gay gắt, và Người chứng minh rằng những điều kiện để quá độ bằng cách mạng lên chủ nghĩa xã hội đã chín muồi.
Lê-nin đã nghiên cứu một cách toàn diện chủ nghĩa đế quốc trong cuốn "Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản", một tác phẩm có tính chất kinh điển của Người, tác phẩm này là kết quả của một sự nỗ lực lớn lao và căng thẳng. Lê-nin đã nghiên cứu và khái quát một khối lượng lớn tài liệu về những vấn đề kinh tế và chính trị hết sức khác nhau của chủ nghĩa đế quốc, phân tích một cách có phê phán những tài liệu lấy từ hàng trăm cuốn sách, bài báo, cuốn sách nhỏ, những tập thống kê xuất bản bằng nhiều thứ tiếng thuộc nhiều nước khác nhau. Những tài liệu chuẩn bị dùng để viết cuốn "Bút ký về chủ nghĩa đế quốc" gồm khoảng 50 tờ in và sẽ được in trong tập kế tiếp, tập 28.
Tác phẩm của Lê-nin "Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản" chiếm vị trí trung tâm trong tập này. Trong tác phẩm này, Lê-nin tổng kết sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thế giới trong nửa thế kỷ kể từ khi bộ "Tư bản" của Mác ra đời. Dựa vào những quy luật phát sinh, phát triển và suy tàn của chủ nghĩa tư bản do Mác và Ăng-ghen tìm ra, Lê-nin lần đầu tiên phân tích một cách khoa học và sâu sắc bản chất kinh tế và chính trị của chủ nghĩa đế quốc. Tác phẩm của Lê-nin là sự tiếp tục phát triển hơn nữa lý luận của chủ nghĩa Mác về chủ nghĩa tư bản, làm phong phú lý luận đó bằng học thuyết về giai đoạn tột cùng và là giai đoạn chót của chủ nghĩa tư bản: chủ nghĩa đế quốc. Khái quát những hiện tượng mới trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới, Lê-nin chứng minh rằng trong thời kỳ chủ nghĩa đế quốc, tất cả mọi mâu thuẫn vốn có của xã hội tư bản chủ nghĩa đều tất yếu phải trở nên ngày càng gay gắt. Người nhận định chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản ăn bám, thối nát, rẫy chết và vạch rõ những điều kiện dẫn tới sự diệt vong của nó, tính tất yếu và sự cần thiết phải thay thế chủ nghĩa tư bản bằng một chế độ xã hội mới, tiến bộ chủ nghĩa xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét