Tập 29 trong V. I. Lê-nin Toàn tập gồm những bản tóm tắt, những đoạn trích, những ghi chú về các cuốn sách và các bài khác nhau viết về triết học, và cả những ý kiến và bút tích của Lê-nin ghi bên lề và trong văn bản các cuốn sách triết học trong tủ sách riêng của Người.
Đa số các bản thảo những bản tóm tắt, những đoạn trích và những ghi chú in trong tập này lần đầu tiên được công bố năm 1929-1930 trong Văn tập Lê-nin, tập IX và XII; trong những năm 1933-1947, những tài liệu này được in năm lần thành sách lẻ dưới đầu đề "Bút ký triết học", và năm 1958 được xuất bản thành tập 38 trong V. I. Lê-nin Toàn tập, xuất bản lần thứ 4. Cấu tạo của những lần xuất bản trước đây không giống nhau, trong số những lần xuất bản trước đó thì lần xuất bản năm 1958 là đầy đủ hơn cả; so với lần xuất bản năm 1958 thì tập này được bổ sung thêm những ý kiến được công bố lần đầu của V. I. Lê-nin ghi trong sách của I. Đít-xơ-ghen
"Tập luận văn ngắn về triết học" và những ý kiến đã được công bố trước đây ghi trong sách của I-u M. Xtê-clốp "N.G. Tséc-nư-sép-xki, cuộc đời và hoạt động của ông"; một số ghi chú lấy từ "Bút ký về chủ nghĩa đế quốc" của Lê-nin đã đưa vào tập 28 trong V. I. Lê-nin Toàn tập, thì không để ở trong tập này nữa.
Những lần xuất bản cuốn "Bút ký triết học" trước đây không những khác nhau về cấu tạo, mà còn khác nhau cả về thứ tự sắp xếp các tài liệu. Tập này được chia thành ba phần; trong mỗi phần có những tài liệu ít nhiều đồng nhất về tính chất. Phần I gồm các bản tóm tắt và các đoạn trích; phần II gồm những ghi chú khác nhau về các sách, các bài viết và các bài phê bình sách báo triết học; phần III gồm những đoạn trích các cuốn sách kèm theo những ý kiến và bút tích của Lê-nin. Trong các phần, tài liệu được sắp xếp theo thứ tự thời gian, trên cơ sở những ngày tháng đã được xác định bằng phương pháp gián tiếp trước đây hay là khi soạn tập này, bởi vì hầu như tất cả các tài liệu đều không được tác giả đề ngày tháng.
Trong V. I. Lê-nin Toàn tập, cuốn "Bút ký triết học" thuộc về thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất, khi đó Lê-nin đã viết xong phần chính của các bản tóm tắt, các đoạn trích và các ghi chú. Chính trong thời gian này, Lê-nin tóm tắt cuốn "Khoa học lô-gích", và song song với việc đó Người tóm tắt phần một cuốn "Bách khoa toàn thư các bộ môn triết học" của Gi. V. Ph. Hê-ghen, "Những bài giảng về lịch sử triết học" và "Những bài giảng về triết học của lịch sử " của Hê-ghen, tác phẩm của L. Phơ-bách "Trình bày, phân tích và phê phán triết học của Lai-bni- txơ", của Ph. Lát-xan "Triết học của Hê-ra-clít Bí ẩn ở Ê-phe-xơ", "Phép siêu hình" của A-ri-xtốt và một số cuốn sách khác về triết học và khoa học tự nhiên. Những bản tóm tắt và những ghi chú này là nội dung của tám tập bút ký giống nhau, bìa màu xanh mà Lê-nin đặt đầu đề là "Bút ký triết học. Hê-ghen, Phơ-bách và những tác giả khác"; thuộc về loại này còn có bản tóm tắt cuốn "Những bài giảng về bản chất của tôn giáo" của Phơ-bách; bản tóm tắt này được viết trên các tờ rời, sớm nhất là năm 1909.
Đa số các bản thảo những bản tóm tắt, những đoạn trích và những ghi chú in trong tập này lần đầu tiên được công bố năm 1929-1930 trong Văn tập Lê-nin, tập IX và XII; trong những năm 1933-1947, những tài liệu này được in năm lần thành sách lẻ dưới đầu đề "Bút ký triết học", và năm 1958 được xuất bản thành tập 38 trong V. I. Lê-nin Toàn tập, xuất bản lần thứ 4. Cấu tạo của những lần xuất bản trước đây không giống nhau, trong số những lần xuất bản trước đó thì lần xuất bản năm 1958 là đầy đủ hơn cả; so với lần xuất bản năm 1958 thì tập này được bổ sung thêm những ý kiến được công bố lần đầu của V. I. Lê-nin ghi trong sách của I. Đít-xơ-ghen
"Tập luận văn ngắn về triết học" và những ý kiến đã được công bố trước đây ghi trong sách của I-u M. Xtê-clốp "N.G. Tséc-nư-sép-xki, cuộc đời và hoạt động của ông"; một số ghi chú lấy từ "Bút ký về chủ nghĩa đế quốc" của Lê-nin đã đưa vào tập 28 trong V. I. Lê-nin Toàn tập, thì không để ở trong tập này nữa.
Những lần xuất bản cuốn "Bút ký triết học" trước đây không những khác nhau về cấu tạo, mà còn khác nhau cả về thứ tự sắp xếp các tài liệu. Tập này được chia thành ba phần; trong mỗi phần có những tài liệu ít nhiều đồng nhất về tính chất. Phần I gồm các bản tóm tắt và các đoạn trích; phần II gồm những ghi chú khác nhau về các sách, các bài viết và các bài phê bình sách báo triết học; phần III gồm những đoạn trích các cuốn sách kèm theo những ý kiến và bút tích của Lê-nin. Trong các phần, tài liệu được sắp xếp theo thứ tự thời gian, trên cơ sở những ngày tháng đã được xác định bằng phương pháp gián tiếp trước đây hay là khi soạn tập này, bởi vì hầu như tất cả các tài liệu đều không được tác giả đề ngày tháng.
Trong V. I. Lê-nin Toàn tập, cuốn "Bút ký triết học" thuộc về thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất, khi đó Lê-nin đã viết xong phần chính của các bản tóm tắt, các đoạn trích và các ghi chú. Chính trong thời gian này, Lê-nin tóm tắt cuốn "Khoa học lô-gích", và song song với việc đó Người tóm tắt phần một cuốn "Bách khoa toàn thư các bộ môn triết học" của Gi. V. Ph. Hê-ghen, "Những bài giảng về lịch sử triết học" và "Những bài giảng về triết học của lịch sử " của Hê-ghen, tác phẩm của L. Phơ-bách "Trình bày, phân tích và phê phán triết học của Lai-bni- txơ", của Ph. Lát-xan "Triết học của Hê-ra-clít Bí ẩn ở Ê-phe-xơ", "Phép siêu hình" của A-ri-xtốt và một số cuốn sách khác về triết học và khoa học tự nhiên. Những bản tóm tắt và những ghi chú này là nội dung của tám tập bút ký giống nhau, bìa màu xanh mà Lê-nin đặt đầu đề là "Bút ký triết học. Hê-ghen, Phơ-bách và những tác giả khác"; thuộc về loại này còn có bản tóm tắt cuốn "Những bài giảng về bản chất của tôn giáo" của Phơ-bách; bản tóm tắt này được viết trên các tờ rời, sớm nhất là năm 1909.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét