Tập 30 trong V.I.Lê-nin Toàn tập gồm những tác phẩm viết trong thời gian từ tháng Bảy 1916 đến Cách mạng dân chủ - tư sản tháng Hai 1917 ở Nga. Đó là thời kỳ cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa thế giới tiếp tục lan rộng, thời kỳ có những trận chiến đấu ác liệt ở các mặt trận, điều kiện sống của quần chúng nhân dân bị sút kém nghiêm trọng, sự bất bình và căm phẫn của quần chúng nhân dân tăng lên, tình thế cách mạng trở nên gay gắt. ở Nga, Đức, Pháp và các nước khác, số cuộc bãi công và biểu tình chính trị chống chiến tranh ngày càng tăng. Lực lượng của những người quốc tế chủ nghĩa trong các đảng xã hội chủ nghĩa đã lớn mạnh và được củng cố. Phong trào giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, đã được mở rộng. Lê-nin viết: "Vào năm 1914 - 1916, cách mạng trở thành vấn đề trước mắt, cách mạng nằm trong lòng chiến tranh, sinh ra từ chiến tranh" (tập này, tr.17).
Toàn bộ tiến trình các sự biến đã chứng thực đường lối đúng đắn của đảng bôn-sê-vích do Lê-nin đề ra ngay trong những ngày đầu của chiến tranh. Dưới sự lãnh đạo của Lê-nin, đảng bôn-sê-vích đã dẫn dắt một cách vững vàng giai cấp công nhân Nga làm cách mạng, đã nêu ra cho các đảng dân chủ - xã hội tất cả các nước một mẫu mực về hoạt động cách mạng anh dũng trong điều kiện khó khăn nhất của thời chiến, đã tỏ rõ là lực lượng tiên phong của phong trào xã hội chủ nghĩa quốc tế.
Trong những tác phẩm in trong tập này, Lê-nin tiếp tục hoàn thiện lý luận và sách lược của đảng bôn-sê-vích về vấn đề thái độ đối với chiến tranh, vấn đề hòa bình và cách mạng. Trong những tác phẩm đó, học thuyết của Lê-nin về chủ nghĩa đế quốc, học thuyết lê-nin-nít về cách mạng xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản, những kết luận của Lê-nin về khả năng thắng lợi của chủ nghĩa xã hội thoạt đầu ở một nước và về tính đa dạng của các hình thức chuyển lên chủ nghĩa xã hội, luận điểm về ý nghĩa của cuộc đấu tranh cho các yêu sách dân chủ trong điều kiện của chủ nghĩa đế quốc, học thuyết của Lê-nin về vấn đề dân tộc - thuộc địa, tất cả đều đã được phát triển hơn nữa.
Lê-nin đã nghiên cứu những vấn đề này trong cuộc đấu tranh kiên quyết chống lại chủ nghĩa xã hội - sô-vanh, chủ nghĩa Cau-xky (chủ nghĩa phái giữa) và cái gọi là "chủ nghĩa kinh tế đế quốc" một trào lưu cơ hội chủ nghĩa biểu hiện trong Đảng dân chủ - xã hội Nga cũng như trong phái tả thuộc các đảng xã hội chủ nghĩa ở nhiều nước khác. Từ cái sự thật là chủ nghĩa tư bản đã được xác lập ở Nga, "phái kinh tế" trong Đảng dân chủ - xã hội Nga hồi những năm 1894-1902 đã rút ra kết luận sai lầm cho rằng giai cấp công nhân không cần đấu tranh chính trị, không cần đấu tranh giành quyền dân chủ; cũng giống như vậy, "phái kinh tế đế quốc" đã xuyên tạc quan điểm mác-xít về chủ nghĩa đế quốc, phủ nhận sự cần thiết phải đấu tranh giành quyền dân chủ trong điều kiện chủ nghĩa tư bản độc quyền, đòi từ bỏ khẩu hiệu quyền dân tộc tự quyết và nói chung từ bỏ cương lĩnh tối thiểu, đưa ra những quan điểm nửa vô chính phủ về thái độ đối với nhà nước. Nhóm N. Bu-kha-rin, I-u. Pi-a-ta-cốp, E. Bô-sơ, là nhóm có tham vọng xây dựng một "chủ nghĩa bôn-sê-vích mới" "trong phạm vi Tây Âu" cũng như nhiều người dân chủ - xã hội cánh tả Hà-lan, Ba-lan, Đức, Mỹ và các nước vùng Xcan-đi-na-vơ, đã đứng trên lập trường đó.
Toàn bộ tiến trình các sự biến đã chứng thực đường lối đúng đắn của đảng bôn-sê-vích do Lê-nin đề ra ngay trong những ngày đầu của chiến tranh. Dưới sự lãnh đạo của Lê-nin, đảng bôn-sê-vích đã dẫn dắt một cách vững vàng giai cấp công nhân Nga làm cách mạng, đã nêu ra cho các đảng dân chủ - xã hội tất cả các nước một mẫu mực về hoạt động cách mạng anh dũng trong điều kiện khó khăn nhất của thời chiến, đã tỏ rõ là lực lượng tiên phong của phong trào xã hội chủ nghĩa quốc tế.
Trong những tác phẩm in trong tập này, Lê-nin tiếp tục hoàn thiện lý luận và sách lược của đảng bôn-sê-vích về vấn đề thái độ đối với chiến tranh, vấn đề hòa bình và cách mạng. Trong những tác phẩm đó, học thuyết của Lê-nin về chủ nghĩa đế quốc, học thuyết lê-nin-nít về cách mạng xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản, những kết luận của Lê-nin về khả năng thắng lợi của chủ nghĩa xã hội thoạt đầu ở một nước và về tính đa dạng của các hình thức chuyển lên chủ nghĩa xã hội, luận điểm về ý nghĩa của cuộc đấu tranh cho các yêu sách dân chủ trong điều kiện của chủ nghĩa đế quốc, học thuyết của Lê-nin về vấn đề dân tộc - thuộc địa, tất cả đều đã được phát triển hơn nữa.
Lê-nin đã nghiên cứu những vấn đề này trong cuộc đấu tranh kiên quyết chống lại chủ nghĩa xã hội - sô-vanh, chủ nghĩa Cau-xky (chủ nghĩa phái giữa) và cái gọi là "chủ nghĩa kinh tế đế quốc" một trào lưu cơ hội chủ nghĩa biểu hiện trong Đảng dân chủ - xã hội Nga cũng như trong phái tả thuộc các đảng xã hội chủ nghĩa ở nhiều nước khác. Từ cái sự thật là chủ nghĩa tư bản đã được xác lập ở Nga, "phái kinh tế" trong Đảng dân chủ - xã hội Nga hồi những năm 1894-1902 đã rút ra kết luận sai lầm cho rằng giai cấp công nhân không cần đấu tranh chính trị, không cần đấu tranh giành quyền dân chủ; cũng giống như vậy, "phái kinh tế đế quốc" đã xuyên tạc quan điểm mác-xít về chủ nghĩa đế quốc, phủ nhận sự cần thiết phải đấu tranh giành quyền dân chủ trong điều kiện chủ nghĩa tư bản độc quyền, đòi từ bỏ khẩu hiệu quyền dân tộc tự quyết và nói chung từ bỏ cương lĩnh tối thiểu, đưa ra những quan điểm nửa vô chính phủ về thái độ đối với nhà nước. Nhóm N. Bu-kha-rin, I-u. Pi-a-ta-cốp, E. Bô-sơ, là nhóm có tham vọng xây dựng một "chủ nghĩa bôn-sê-vích mới" "trong phạm vi Tây Âu" cũng như nhiều người dân chủ - xã hội cánh tả Hà-lan, Ba-lan, Đức, Mỹ và các nước vùng Xcan-đi-na-vơ, đã đứng trên lập trường đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét