Tập 33 trong V. I. Lê-nin Toàn tập gồm tác phẩm "Nhà nước và cách mạng. Học thuyết của chủ nghĩa Mác về nhà nước và những nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cách mạng", được viết vào tháng Tám - tháng Chín 1917 và xuất bản thành sách riêng năm 1918, và gồm những tài liệu chuẩn bị cho tác phẩm này, phần tài liệu chuẩn bị ấy được V. I. Lê-nin gọi là: "Chủ nghĩa Mác về vấn đề nhà nước".
Vào đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn cuối cùng của nó giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn này đã được Lê-nin coi là đêm trước của cách mạng vô sản, xã hội chủ nghĩa. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) làm cho mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản gay gắt đến tột độ, đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình chín muồi của khủng hoảng cách mạng trong nhiều nước đế quốc. Những thủ lĩnh cơ hội chủ nghĩa của Quốc tế II (E. Béc-stanh, C. Cau-xky và những người khác) trong thời gian đó đã chống lại các nguyên lý của chủ nghĩa Mác, chống lại cách mạng xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản, chống lại việc dùng phương pháp cách mạng thay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản; họ đã bảo vệ lý luận phát triển hòa bình chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa xã hội. Bọn vô chính phủ chủ nghĩa chống lại bất kỳ một nhà nước nào, kể cả nền chuyên chính vô sản. Trong hàng loạt bài báo, Bu-kha-rin đã bênh vực các quan điểm nửa vô chính phủ, phản mác-xít trong vấn đề nhà nước.
Thời đại chủ nghĩa đế quốc đã đặt ra trước giai cấp vô sản và các đảng mác-xít của nó nhiệm vụ lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản và giành chính quyền về tay giai cấp công nhân. V. I. Lê-nin đã nhấn mạnh: "Cho nên vấn đề thái độ của cách mạng xã hội chủ nghĩa của giai cấp vô sản đối với nhà nước không những chỉ có ý nghĩa chính trị - thực tiễn, mà còn có tính chất nóng hổi nhất nữa, vì đây là vấn đề làm cho quần chúng thấy rõ những việc họ sẽ phải làm trong một tương lai gần đây, để tự giải phóng khỏi ách tư bản" (tập này, tr. 4 - 5).
Nhiệm vụ chủ yếu đặt ra trước những người mác-xít cách mạng trong giai đoạn lúc bấy giờ là tổng kết một cách sáng tạo kinh nghiệm cách mạng mới của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và trên cơ sở đó phát triển hơn nữa lý luận mác-xít về cách mạng xã hội chủ nghĩa, học thuyết về nhà nước. Trước hết cần phải khôi phục và trình bày có hệ thống các quan điểm của những người sáng lập chủ nghĩa cộng sản khoa học về nhà nước, các quan điểm này đã bị những thủ lĩnh và các nhà tư tưởng của chủ nghĩa cơ hội quốc tế xét lại, và phát triển chúng cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới.
Vào đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn cuối cùng của nó giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn này đã được Lê-nin coi là đêm trước của cách mạng vô sản, xã hội chủ nghĩa. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) làm cho mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản gay gắt đến tột độ, đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình chín muồi của khủng hoảng cách mạng trong nhiều nước đế quốc. Những thủ lĩnh cơ hội chủ nghĩa của Quốc tế II (E. Béc-stanh, C. Cau-xky và những người khác) trong thời gian đó đã chống lại các nguyên lý của chủ nghĩa Mác, chống lại cách mạng xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản, chống lại việc dùng phương pháp cách mạng thay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản; họ đã bảo vệ lý luận phát triển hòa bình chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa xã hội. Bọn vô chính phủ chủ nghĩa chống lại bất kỳ một nhà nước nào, kể cả nền chuyên chính vô sản. Trong hàng loạt bài báo, Bu-kha-rin đã bênh vực các quan điểm nửa vô chính phủ, phản mác-xít trong vấn đề nhà nước.
Thời đại chủ nghĩa đế quốc đã đặt ra trước giai cấp vô sản và các đảng mác-xít của nó nhiệm vụ lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản và giành chính quyền về tay giai cấp công nhân. V. I. Lê-nin đã nhấn mạnh: "Cho nên vấn đề thái độ của cách mạng xã hội chủ nghĩa của giai cấp vô sản đối với nhà nước không những chỉ có ý nghĩa chính trị - thực tiễn, mà còn có tính chất nóng hổi nhất nữa, vì đây là vấn đề làm cho quần chúng thấy rõ những việc họ sẽ phải làm trong một tương lai gần đây, để tự giải phóng khỏi ách tư bản" (tập này, tr. 4 - 5).
Nhiệm vụ chủ yếu đặt ra trước những người mác-xít cách mạng trong giai đoạn lúc bấy giờ là tổng kết một cách sáng tạo kinh nghiệm cách mạng mới của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và trên cơ sở đó phát triển hơn nữa lý luận mác-xít về cách mạng xã hội chủ nghĩa, học thuyết về nhà nước. Trước hết cần phải khôi phục và trình bày có hệ thống các quan điểm của những người sáng lập chủ nghĩa cộng sản khoa học về nhà nước, các quan điểm này đã bị những thủ lĩnh và các nhà tư tưởng của chủ nghĩa cơ hội quốc tế xét lại, và phát triển chúng cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét