Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

Biên Hùng Liệt Sử - Thái Thụy Vy, 223 Trang

http://www.thuvienso.info Viết về một đề tài có màu sắc địa phương chắc chắn không ít thì nhiều cũng không tránh khỏi những nhận định chủ quan nhứt là cái mà người ta thường gọi là "óc địa phương." Vì thế tác giả đã rán viết cuốn sách nầy với tinh thần khách quan được chừng nào hay chừng ấy. Nếu gọi quyển nầy là sách biên khảo hay lịch sử đều được vì phần đầu đã phần lớn dựa vào bộ Biên Hòa Sử Lược Toàn Biên của sử gia Lương Văn Lựu gồm Lịch sử, Địa Lý và Phong Thủy.
Phần sau, tác giả đã cập nhật hóa phần nhơn sự với sử liệu mà chỉ có nội bộ (insider) mới biết, thêm phần những kỷ niệm rời phản ảnh trung thực những gì tác giả đã thực sự làm nhơn chứng được xử dụng làm tư liệu không tìm thấy trong các sử sách. Vì lý do nêu trên, nếu có thiếu sót và sơ xuất không thể tránh khỏi, thì điều đó ngoài ý muốn của tác giả. Phần còn lại tác giả xin để dành cho các biên khảo gia giàu kiến thức hơn bổ túc. Tác giả đã cố tình thêm phần các đặc sản Biên Hòa để những ai đã làm việc hay đồn trú tại Biên Hòa ít nhiều đã gặp lại nhiều địa danh quen thuộc gây nhớ những kỷ niệm êm đềm của một thời đã qua.
Tác giả đã gắn bó với đất Biên Hùng từ thuở thiếu thời tới lúc phải rời bỏ nơi chốn chôn nhau cắt rún một cách tức tưởi, trừ những năm du học và đi làm việc xa nhà.
Riêng tác giả đã có dịp đồn trú tại quận Xuân Lộc (sau thành tỉnh Long Khánh), quận Long Thành, quận Công Thanh và quận Dỉ An cộng thêm thời gian Đại Tá tỉnh trưởng Lâm Quang Chính biệt phái ngoài bảng cấp số để đi theo phái đoàn ngũ lại các ấp theo chương trình "thăm dân cho biết sự tình" cùng các sĩ quan trưởng phòng Tiểu khu như Thiếu tá Thành, Thiếu tá Tấn, Thiếu tá Châu, Đại uý Khuê, Đại úy Cư và ban văn nghệ Tâm lý chiến.
Học hỏi về tỉnh nhà phong phú thêm khi Y sĩ Đại Tá Lương Khánh Chí, Bác Sĩ của cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí, chỉ huy trưởng Liên Đoàn 73 Quân Y cử tôi đi thanh tra về kỷ thuật với ba cố vấn Quân Y Mỹ bằng trực thăng hàng tuần, thăm các Quân Y Viện Tây Ninh; QYV Nguyễn Văn Nhứt, Vũng Tàu; QYV Trần Ngọc Minh, Sài Gòn; Trung Tâm Hồi Lực Vũng Tàu; tải thương tại Bịnh Viện IV Dã chiến ở Bình Dương lúc chiến tranh đang dử dội nhất, tàn khốc nhất, và các bịnh viện Tiểu khu phối hợp Quân Dân Y trong 13 tỉnh vùng III Chiến thuật để có dịp so sánh tinh hoa của từng địa phương. Có nhận diện quê hương, tìm hiểu quê hương tường tận mới yêu quê hương nhiều hơn. Tôi đã để lại dấu chân cùng khắp quê nội và quê ngoại ở Tân Uyên nên muốn viết về quê hương với đầy đủ cảm quan trìu mến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét