Nhận thức lịch sử là một quá trình tiến tới tiếp cận lịch sử một cách càng ngày càng khách quan, trung thực, gần với sự thật lịch sử nhất trong khả năng của các nhà sử học. Tôi nói gần với sự thật lịch sử nhất trong hàm ý là giữa lịch sử khách quan và lịch sử được nhận thức bao giờ cũng có một khoảng cách mà mục tiêu và ước vọng của các nhà sử học là rút ngắn khoảng cách đó. Khả năng này tùy thuộc vào rất nhiều nhân tố, trước hết năng lực của nhà sử học biểu thị ở trình độ lý thuyết và phương pháp luận, cách tập hợp và xử lý các nguồn thông tin, mặt khác là cách nhìn và động cơ của nhà sử học liên quan đến những tác động chi phối hay ảnh hưởng của bối cảnh chính trị của mỗi thời kỳ lịch sử. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta cùng nhau thảo luận để nhìn nhận, đánh giá lại một số sự kiện, nhân vật lịch sử hay cả một giai doạn, một thời kỳ lịch sử.
Thời kỳ các chúa Nguyễn và v ương triều Nguyễn từ thế kỷ XVI cho đến thế kỷ XIX là một trong những thời kỳ lịch sử đã trải qua những cách nhìn nhận và đánh giá hết sức khác nhau, có lúc gần như đảo ngược lại.
Vương triều Nguyễn để lại những bộ chính sử đồ sộ của vương triều tiêu biểu là bộ Đại Nam thực lục1và Đại Nam liệt truyện. Những bộ chính sử của vương triều bao giờ cũng chép theo quan điểm chính thống của vương triều đang trị vì và nhằm tôn vinh công lao, sự nghiệp của vương triều. Trên quan điểm chính thống đó, Sử quán triều Nguyễn phê phán những thế lực đối lập như chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, các lực lượng chống đối như coi Tây Sơn là “ngụy triều”…
Trong xu h ướng canh tân phát triển mạnh thời Tự Đức, một số nhà trí thức cấp tiến đã dâng lên triều đình nhiều bản điều trần đầy tâm huyết. Trong số điều trần này, một số tác giả đã nêu lên trên tinh thần phê phán những mặt tiêu cực, lạc hậu của đất nước thời Nguyễn, nhất là về kinh tế, quốc phòng và giáo dục. Tiêu biểu nhất là Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ.
Thời kỳ các chúa Nguyễn và v ương triều Nguyễn từ thế kỷ XVI cho đến thế kỷ XIX là một trong những thời kỳ lịch sử đã trải qua những cách nhìn nhận và đánh giá hết sức khác nhau, có lúc gần như đảo ngược lại.
Vương triều Nguyễn để lại những bộ chính sử đồ sộ của vương triều tiêu biểu là bộ Đại Nam thực lục1và Đại Nam liệt truyện. Những bộ chính sử của vương triều bao giờ cũng chép theo quan điểm chính thống của vương triều đang trị vì và nhằm tôn vinh công lao, sự nghiệp của vương triều. Trên quan điểm chính thống đó, Sử quán triều Nguyễn phê phán những thế lực đối lập như chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, các lực lượng chống đối như coi Tây Sơn là “ngụy triều”…
Trong xu h ướng canh tân phát triển mạnh thời Tự Đức, một số nhà trí thức cấp tiến đã dâng lên triều đình nhiều bản điều trần đầy tâm huyết. Trong số điều trần này, một số tác giả đã nêu lên trên tinh thần phê phán những mặt tiêu cực, lạc hậu của đất nước thời Nguyễn, nhất là về kinh tế, quốc phòng và giáo dục. Tiêu biểu nhất là Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét