Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Hư Từ trong Tiếng Việt hiện đại - Pgs.Ts.Nguyễn Anh Quế, 257 Trang

http://www.thuvienso.info Mục Lục
- Lời nhà xuất bản
- Mở đầu
- Quy ước trình bày
- Quy ước viết tắt
- Chương 1. Nguyên tắc cơ sở của việc phân định và phân loại hư từ
- Chương 2. Ý nghĩa và chức năng của hư từ
- Chương 3. Hư từ và vấn đề từ loại, phân loại hư từ
- Chương 4. Các hư từ chuyên dùng làm thành tố phụ đoản ngữ
- Chương 5. Các hư từ năm ngoài đoản ngữ, các hư từ phụ trợ
- Vài lời kết luận
- Tài liệu tham khảo chính

Ngữ pháp tiếng Việt là những đặc điểm của tiếng Việt theo các cách tiếp cận ngữ pháp khác nhau: tiếp cận ngữ pháp cấu trúc hay tiếp cận ngữ pháp chức năng. Phần dưới đây chủ yếu trình bày các yếu tố thuộc lý thuyết ngữ pháp chức năng.
Cho đến nay, chủ yếu có hai phương pháp phổ biến để phân định từ loại: phân chia từ vựng của một ngôn ngữ thành hai lớp khái quát là thực từ và hư từ; hoặc phân chia từ vựng thành nhiều lớp cụ thể hơn với các đặc trưng xác định hơn. Đây là các cách phân chia của ngữ pháp truyền thống châu Âu. Lịch sử nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt có hai xu hướng: một xu hướng cho rằng từ vựng tiếng Việt không được định loại vì chúng không có một dấu hiệu hình thức nào cả, nói cách khác là không tồn tại từ loại trong tiếng Việt. Tuy nhiên số đông các nhà nghiên cứu tiếng Việt vẫn cho rằng tiếng Việt vẫn có từ loại và tồn tại những dấu hiệu khách quan để định loại. Và việc phân loại cũng theo hai cách: phân biệt thực từ và hư từ; phân biệt thành những lớp ngữ pháp cụ thể. Hiện nay trong tiếng Việt có thể phối hợp hai cách phân loại này.
Vấn đề tranh luận về việc phân loại thực từ và hư từ trong giới Việt ngữ học đã trải qua một thời gian dài và cho đến nay tưởng chừng đã trở thành một đề tài khá ngã ngũ trong các luận thuyết phân loại từ tiếng Việt. Tuy nhiên, với sự tiến triển và theo yêu cầu của ngôn ngữ học hiện đại làm cho người ta bắt buộc phải xem xét cách phân loại này một cách triệt để và hệ thống hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét