Trong buổi nói chuyện với trên mười ngàn nhà thần kinh học vào ngày 12 tháng 11, năm 2005 tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ngài Đạt Lai Lạt Ma đã nói về sự cần thiết hợp tác giữa Phật Giáo và Khoa Học như sau:
"Mục tiêu chính yếu sự khảo sát của Phật Giáo về thực tại là nền tảng căn bản của nỗ lực vượt thoát khổ đau và làm cho đời sống loài người được tốt đẹp nên Phật Giáo hướng đến trước hết là khảo cứu tâm thức con người và các chức năng của Tâm. Khi hiểu rõ được tâm thức con người thì chúng ta có thể tìm cách thay đổi ý tưởng, cảm xúc cùng các xu hướng phát sinh ra chúng để giúp chúng ta trở thành một con người tròn vẹn, toàn thiện. Chính trong nội dung đó mà Phật Giáo đã tạo ra sự xếp loại phong phú các trạng thái tâm thức cũng như phương pháp Thiền quán để thanh lọc các loại Tâm riêng biệt. Như vậy, một sự trao đổi chân thành giữa đạo Phật và khoa học hiện đại trong lãnh vực rộng lớn liên hệ đến Tâm con người, từ nhận thức đến cảm xúc để hiểu khả năng thay đổi hiện đã có sẵn trong bộ não con người, vốn rất đáng quan tâm và có nhiều lợi ích. Riêng đối với kinh nghiệm bản thân tôi, tôi cảm nhận được thêm giàu có khi trao đổi ý kiến với các nhà thần kinh học và tâm lý gia về các vấn đề như tánh chất và vai trò của các cảm xúc tích cực và tiêu cực, sự chú tâm, tưởng tượng cũng như tính cách mềm dẽo (thay đổi được) của bộ não.
Sự gặp gỡ giữa khoa thần kinh học hiện đại và phương pháp Thiền quán đạo Phật có thể dẫn đến sự khảo cứu về tác động của những hoạt động có chủ ý nơi những mạch thần kinh trong bộ não, những nơi được xem là rất quan yếu cho những diễn tiến tâm ý liên hệ các phần riêng biệt. Ít nhất mối tương quan gặp gỡ này cũng giúp nêu lên những câu hỏi quan yếu về nhiều lãnh vực chính. Ví dụ, những cá nhân có khả năng cố định (qua Tâm) để điều hòa cảm xúc hay chú ý, như truyền thống đạo Phật chủ trương, hay khả năng điều hành cảm xúc và chú ý này tùy thuộc lớn lao vào sự thay đổi về thái độ và các hệ thống trong bộ não (qua bộ não) liên hệ đến các chức năng này. Một phạm vi mà truyền thống Thiền quán của đạo Phật có thể đóng góp phần quan trọng là phát triển những kỹ thuật để huấn luyện lòng từ bi. Về cách huấn luyện Tâm liên hệ đến điều hành chú ý và cảm xúc, câu hỏi cần thiết phải được nêu lên là mỗi phương pháp thực hành đặc biệt (pháp môn) thì tương ứng với một thời điểm nào đó thì mới đưa đến kết quả, vậy những phương pháp mới có thể tạo ra để đáp ứng với tuổi tác, trình trạng sức khỏe cũng như nhiều yếu tố khác."
Chúng tôi rất vui mừng khi đọc được những điều nói trên từ bậc Đạo Sư khả kính của thế kỷ 21 này và thấy đó là một khích lệ lớn lao khi biên soạn cuốn Khí Công Tâm Pháp Toàn Tập để gởi tặng Quý Vị đang thực hành phương pháp này. Vì, như ngài Đạt Lai Lạt Ma nói, mỗi thời đại cần có những phương pháp thực hành đáp ứng nhu cầu sức khỏe và hạnh phúc con người liên hệ đến tuổi tác, tình trạng sức khỏe mỗi cá nhân, công ăn việc làm, sinh hoạt gia đình và tương giao xã hội nhưng vẫn chứa đựng tinh hoa của truyền thống Thiền quán trên nhiều ngàn năm để đem đến lợi ích thiết thực và cụ thể.
Quyển sách quý vị đang đọc bao gồm phần lý thuyết và thực hành Thiền Tĩnh Lặng và Thiền Hoạt Động. Trong phần Thiền Hoạt Động, có phần trình bày mỗi động tác khi tập Khí Công Thiếu Lâm, Quân Bình Chân Khí, Vượng Não, Vận Nội Lực, Điều Chỉnh Thân, các thế Yoga và Dưỡng Sinh Tâm Pháp để Quý Vị có thể đối chiếu dễ dàng với đĩa DVD hướng dẫn cách tập luyện hàng ngày. Khi biên soạn sách này, chúng tôi may mắn được đọc các bài khảo cứu của các nhà thần kinh học, nhất là các vị đã hợp tác trong chương trình nghiên cứu với ngài Đạt Lai Lạt Ma trên hơn thập niên qua, về Thiền làm cho bộ não phát triển khả năng an lạc, gia tăng khả năng chú ý, gia tăng hoạt động của hệ miễn nhiễm, làm giảm bớt những cảm xúc buồn rầu cùng các cảm giác đau nhức. Sự phối hợp Thiền Tĩnh Lặng như ngồi Thiền và Thiền Hoạt Động như vận động thể lực, tập Yoga, Taichi, Khí Công, Dưỡng Sinh, đi bộ cùng các hoạt động khác trong ngày với sự chú tâm đưa đến kết quả làm cho đời sống con người trở nên vui tươi, tích cực và khỏe mạnh hơn. Không những vậy, thực hành Thiền đều đặn làm cho vỏ não dày hơn nên bớt được chứng lãng trí, gia tăng khả năng nhận thức, xử dụng ngôn ngữ và chú ý. Ngoài ra, các hoạt động vỏ não trước trán bên trái gia tăng hoạt động, làm dịu bớt những hoạt động ở vùng vỏ não trước trán bên phải, tạo nên một nền tảng cụ thể, vững vàng cho đời sống vui tươi, tích cực và lành mạnh. Những điều nói trên được trình bày chi tiết về các cuộc nghiên cứu thần kinh học hiện nay liên hệ đến Thiền và vận động thể lực với ước mong cung cấp những tin tức cần thiết và tốt đẹp cho người thực hành.
"Mục tiêu chính yếu sự khảo sát của Phật Giáo về thực tại là nền tảng căn bản của nỗ lực vượt thoát khổ đau và làm cho đời sống loài người được tốt đẹp nên Phật Giáo hướng đến trước hết là khảo cứu tâm thức con người và các chức năng của Tâm. Khi hiểu rõ được tâm thức con người thì chúng ta có thể tìm cách thay đổi ý tưởng, cảm xúc cùng các xu hướng phát sinh ra chúng để giúp chúng ta trở thành một con người tròn vẹn, toàn thiện. Chính trong nội dung đó mà Phật Giáo đã tạo ra sự xếp loại phong phú các trạng thái tâm thức cũng như phương pháp Thiền quán để thanh lọc các loại Tâm riêng biệt. Như vậy, một sự trao đổi chân thành giữa đạo Phật và khoa học hiện đại trong lãnh vực rộng lớn liên hệ đến Tâm con người, từ nhận thức đến cảm xúc để hiểu khả năng thay đổi hiện đã có sẵn trong bộ não con người, vốn rất đáng quan tâm và có nhiều lợi ích. Riêng đối với kinh nghiệm bản thân tôi, tôi cảm nhận được thêm giàu có khi trao đổi ý kiến với các nhà thần kinh học và tâm lý gia về các vấn đề như tánh chất và vai trò của các cảm xúc tích cực và tiêu cực, sự chú tâm, tưởng tượng cũng như tính cách mềm dẽo (thay đổi được) của bộ não.
Sự gặp gỡ giữa khoa thần kinh học hiện đại và phương pháp Thiền quán đạo Phật có thể dẫn đến sự khảo cứu về tác động của những hoạt động có chủ ý nơi những mạch thần kinh trong bộ não, những nơi được xem là rất quan yếu cho những diễn tiến tâm ý liên hệ các phần riêng biệt. Ít nhất mối tương quan gặp gỡ này cũng giúp nêu lên những câu hỏi quan yếu về nhiều lãnh vực chính. Ví dụ, những cá nhân có khả năng cố định (qua Tâm) để điều hòa cảm xúc hay chú ý, như truyền thống đạo Phật chủ trương, hay khả năng điều hành cảm xúc và chú ý này tùy thuộc lớn lao vào sự thay đổi về thái độ và các hệ thống trong bộ não (qua bộ não) liên hệ đến các chức năng này. Một phạm vi mà truyền thống Thiền quán của đạo Phật có thể đóng góp phần quan trọng là phát triển những kỹ thuật để huấn luyện lòng từ bi. Về cách huấn luyện Tâm liên hệ đến điều hành chú ý và cảm xúc, câu hỏi cần thiết phải được nêu lên là mỗi phương pháp thực hành đặc biệt (pháp môn) thì tương ứng với một thời điểm nào đó thì mới đưa đến kết quả, vậy những phương pháp mới có thể tạo ra để đáp ứng với tuổi tác, trình trạng sức khỏe cũng như nhiều yếu tố khác."
Chúng tôi rất vui mừng khi đọc được những điều nói trên từ bậc Đạo Sư khả kính của thế kỷ 21 này và thấy đó là một khích lệ lớn lao khi biên soạn cuốn Khí Công Tâm Pháp Toàn Tập để gởi tặng Quý Vị đang thực hành phương pháp này. Vì, như ngài Đạt Lai Lạt Ma nói, mỗi thời đại cần có những phương pháp thực hành đáp ứng nhu cầu sức khỏe và hạnh phúc con người liên hệ đến tuổi tác, tình trạng sức khỏe mỗi cá nhân, công ăn việc làm, sinh hoạt gia đình và tương giao xã hội nhưng vẫn chứa đựng tinh hoa của truyền thống Thiền quán trên nhiều ngàn năm để đem đến lợi ích thiết thực và cụ thể.
Quyển sách quý vị đang đọc bao gồm phần lý thuyết và thực hành Thiền Tĩnh Lặng và Thiền Hoạt Động. Trong phần Thiền Hoạt Động, có phần trình bày mỗi động tác khi tập Khí Công Thiếu Lâm, Quân Bình Chân Khí, Vượng Não, Vận Nội Lực, Điều Chỉnh Thân, các thế Yoga và Dưỡng Sinh Tâm Pháp để Quý Vị có thể đối chiếu dễ dàng với đĩa DVD hướng dẫn cách tập luyện hàng ngày. Khi biên soạn sách này, chúng tôi may mắn được đọc các bài khảo cứu của các nhà thần kinh học, nhất là các vị đã hợp tác trong chương trình nghiên cứu với ngài Đạt Lai Lạt Ma trên hơn thập niên qua, về Thiền làm cho bộ não phát triển khả năng an lạc, gia tăng khả năng chú ý, gia tăng hoạt động của hệ miễn nhiễm, làm giảm bớt những cảm xúc buồn rầu cùng các cảm giác đau nhức. Sự phối hợp Thiền Tĩnh Lặng như ngồi Thiền và Thiền Hoạt Động như vận động thể lực, tập Yoga, Taichi, Khí Công, Dưỡng Sinh, đi bộ cùng các hoạt động khác trong ngày với sự chú tâm đưa đến kết quả làm cho đời sống con người trở nên vui tươi, tích cực và khỏe mạnh hơn. Không những vậy, thực hành Thiền đều đặn làm cho vỏ não dày hơn nên bớt được chứng lãng trí, gia tăng khả năng nhận thức, xử dụng ngôn ngữ và chú ý. Ngoài ra, các hoạt động vỏ não trước trán bên trái gia tăng hoạt động, làm dịu bớt những hoạt động ở vùng vỏ não trước trán bên phải, tạo nên một nền tảng cụ thể, vững vàng cho đời sống vui tươi, tích cực và lành mạnh. Những điều nói trên được trình bày chi tiết về các cuộc nghiên cứu thần kinh học hiện nay liên hệ đến Thiền và vận động thể lực với ước mong cung cấp những tin tức cần thiết và tốt đẹp cho người thực hành.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét