Đó là một bí mật kín bưng cho dù Tây Tạng đã mở cửa cho toàn thế giới! Công nguyên năm 838 , vị vua cuối cùng của dân tộc Thổ Phạn là Lãng Đạt Ma lên ngôi Tán Phổ, tuyên bố diệt Phật. Trong đợt tàn sát ấy, các tăng lữ đã mang một lượng lớn kinh điển và thánh vật đi chôn giấu tại một nơi bí mật, ở đó họ dựng lên một ngôi thần miếu, đặt tên là Bạc Ba La. Thời gian dần trôi, chiến tranh không dứt, ngôi thần miếu ẩn chứa biết bao báu vật Phật gia đã hoàn toàn biến mất trong lớp bụi lịch sử…
Nhiều năm sau , Trác Mộc Cường Ba, một thương nhân đồng thời là kẻ ưa thích chó ngao Tây Tạng, loài chó dũng mãnh nhất thế giới, nhận được một phong thư lạ. Trong đó có hai bức ảnh chụp Tử Kỳ Lân, một loài linh thú từ thời viễn cổ, một con ngao hoàn mỹ nhất trên đời. Và thế là, không gì có thể ngăn cản anh ta vào một chuyến phiêu lưu vào sâu trong vùng đất băng giá khốc liệt Tây Tạng để truy tìm giấc mơ trọn đời. Để rồi, theo dấu Tử Kỳ Lân cũng là theo dấu Bạc Ba La thần miếu vĩ đại. Cả một nền văn hóa Tây Tạng mênh mông và huyền hoặc đã dần dần hiện ra. Cùng một một giáo sư khuyển học uyên thâm mà hiếu động, một chàng đặc nhiệm lực sĩ và bồng bột, và một kỳ nữ đỏng đảnh nhưng thuần hậu, Trác Mộc Cường Ba đã có cơ hội khám phá những kinh nghiệm sống tột cùng đáng say mê…
Đôi nét về tác giả Hà Mã
Hà Mã quê tại Tứ Xuyên, đã sống 10 năm ở Tây Tạng, là người ưa thích thám hiểm, từng một mình vượt qua hoang mạc Khả Khả Tây Lý và rừng nguyên sinh Xishuangbanna. Năm 2006, ông bắt đầu viết Mật Mã Tây Tạng. Năm 2008, cuốn sách ra mắt công chúng, lập tức làm dấy lên một cuộc chiến đua tranh bản quyền của hơn một trăm nhà xuất bản trên thế giới. Hà Mã đã trở thành nhà văn bestseller nóng nhất Trung Quốc hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét