Tôi từng nghĩ mình là chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục trẻ em, vậy nhưng khi chính tôi có con thì suy nghĩ của tôi hoàn toàn thay đổi! Khi những cậu nhóc quậy phá của chúng tôi ra đời tôi mới nhận thấy hiểu biết của mình thật ít ỏi, và những lời khuyên về giáo dục trẻ em trong các sách hiện có lại cũ rích và không thực tế.
Đó là thời gian cách đây 15 năm và kể từ đó tôi tâm niệm phải tìm ra những phương cách đúng đắn hơn nữa để nuôi dạy và tận hưởng niềm vui với con trẻ. Tôi khởi đầu bằng cách cổ động những bậc phụ huynh mà tôi tiếp xúc trong công việc áp dụng những ý tưởng mới được hun đúc của tôi. Một số họ quay lại gặp tôi sau vài tuần và nói rằng họ rất ngạc nhiên khi áp dụng thành công những thành công của tôi. Một số người nói tôi khuyên bậy.
Thời gian trôi qua, hàng trăm phụ huynh tôi biết đã loại bỏ những kỹ thuật không mang lại hiệu quả và bắt đầu thu thập, chắt lọc, thử nghiệm những kinh nghiệm thích hợp. Nhờ những phụ huynh đã cho tôi thấy thực tế của công việc nuôi dạy trẻ con, sau tám năm, tôi nhận ra mình hiểu biết khá nhiều về công việc này đến nỗi không thể không chia sẻ với những người khác.
Ngay sau lần đầu tiên xuất bản cuốn “Tâm lý trẻ con tuổi chập chững - những lời khuyên hữu ích nhất” này, tôi và vợ tôi rất ngạc nhiên về sự thành công đến rất nhanh của cuốn sách. Quyển sách bán chạy không chỉ vì những ý tưởng thực tế trong sách mà còn vì mang lại sự hiểu biết mới và niềm vui đối với việc nuôi dạy con trẻ, củng cố sự tự tin và động viên phụ huynh rằng không phải chỉ họ gặp phải những khó khăn này.
Chúng ta đang bước vào thế kỷ 21 và những ý tưởng của tôi trở nên mạnh mẽ, rõ ràng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nghệ thuật giáo dục trẻ em cũng phải tiến bộ theo thời gian. Phương thức tiếp cận mới đánh giá cao vai trò của quan hệ và bảo vệ trẻ con khỏi những biến động và căng thẳng trong môi trường gia đình. Nói đến kỷ luật thì tôi cho là phải lấy tình yêu thương làm cơ sở và phụ huynh phải vạch ra những giới hạn rõ ràng mà trẻ phải tuân thủ.
Phụ huynh ngày nay phải chịu áp lực tài chính lớn hơn, nhiều bà mẹ sinh xong phải đi làm vì lý do kinh tế. Chất lượng nuôi dạy trẻ vì thế phải được quan tâm hơn. Các ông bố phải chia sẻ trách nhiệm nhiều hơn vì chính họ đóng vai trò ngang hàng như những người vợ trong quyết định có con. Nếu tỷ lệ ly dị cứ theo đà tăng lên như ở Mỹ thì trẻ em càng có nguy cơ bị tổn thương cao hơn. Trong bối cảnh đó, những vấn đề như trẻ vị thành niên có thai và quyền của trẻ em khi có phụ huynh nghiện rượu và ma tuý cũng cần phải được đặt ra.
Tôi tin rằng đã đến lúc phải rũ bỏ hết những lý thuyết trống rỗng và thiếu thực tế (thường chỉ là người đọc bối rối) và tập trung vào những giá trị quan trọng hơn Phỏng có ích gì khi cho thai nhi nghe nhạc cổ điển để kích thích tế bào thần kinh mà không tạo ra được môi trường ấm áp và hạnh phúc cho trẻ phát triển sau khi ra đời. Việc nuôi dạy trẻ là một việc làm tự nhiên, không nên xem là một khoa học phức tạp.
Các bậc phụ huynh đã thực hiện được vai trò của mình trong nhiều thập niên qua mà không cần đến các chuyên gia. Đã đến lúc không nên quá nghiêm khắc với bản thân và đánh giá quá cao vai trò của bác sỹ, nhà tâm lý. Thời gian với con trẻ trôi qua rất nhanh – hãy tận hưởng niềm vui với chúng!
Đó là thời gian cách đây 15 năm và kể từ đó tôi tâm niệm phải tìm ra những phương cách đúng đắn hơn nữa để nuôi dạy và tận hưởng niềm vui với con trẻ. Tôi khởi đầu bằng cách cổ động những bậc phụ huynh mà tôi tiếp xúc trong công việc áp dụng những ý tưởng mới được hun đúc của tôi. Một số họ quay lại gặp tôi sau vài tuần và nói rằng họ rất ngạc nhiên khi áp dụng thành công những thành công của tôi. Một số người nói tôi khuyên bậy.
Thời gian trôi qua, hàng trăm phụ huynh tôi biết đã loại bỏ những kỹ thuật không mang lại hiệu quả và bắt đầu thu thập, chắt lọc, thử nghiệm những kinh nghiệm thích hợp. Nhờ những phụ huynh đã cho tôi thấy thực tế của công việc nuôi dạy trẻ con, sau tám năm, tôi nhận ra mình hiểu biết khá nhiều về công việc này đến nỗi không thể không chia sẻ với những người khác.
Ngay sau lần đầu tiên xuất bản cuốn “Tâm lý trẻ con tuổi chập chững - những lời khuyên hữu ích nhất” này, tôi và vợ tôi rất ngạc nhiên về sự thành công đến rất nhanh của cuốn sách. Quyển sách bán chạy không chỉ vì những ý tưởng thực tế trong sách mà còn vì mang lại sự hiểu biết mới và niềm vui đối với việc nuôi dạy con trẻ, củng cố sự tự tin và động viên phụ huynh rằng không phải chỉ họ gặp phải những khó khăn này.
Chúng ta đang bước vào thế kỷ 21 và những ý tưởng của tôi trở nên mạnh mẽ, rõ ràng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nghệ thuật giáo dục trẻ em cũng phải tiến bộ theo thời gian. Phương thức tiếp cận mới đánh giá cao vai trò của quan hệ và bảo vệ trẻ con khỏi những biến động và căng thẳng trong môi trường gia đình. Nói đến kỷ luật thì tôi cho là phải lấy tình yêu thương làm cơ sở và phụ huynh phải vạch ra những giới hạn rõ ràng mà trẻ phải tuân thủ.
Phụ huynh ngày nay phải chịu áp lực tài chính lớn hơn, nhiều bà mẹ sinh xong phải đi làm vì lý do kinh tế. Chất lượng nuôi dạy trẻ vì thế phải được quan tâm hơn. Các ông bố phải chia sẻ trách nhiệm nhiều hơn vì chính họ đóng vai trò ngang hàng như những người vợ trong quyết định có con. Nếu tỷ lệ ly dị cứ theo đà tăng lên như ở Mỹ thì trẻ em càng có nguy cơ bị tổn thương cao hơn. Trong bối cảnh đó, những vấn đề như trẻ vị thành niên có thai và quyền của trẻ em khi có phụ huynh nghiện rượu và ma tuý cũng cần phải được đặt ra.
Tôi tin rằng đã đến lúc phải rũ bỏ hết những lý thuyết trống rỗng và thiếu thực tế (thường chỉ là người đọc bối rối) và tập trung vào những giá trị quan trọng hơn Phỏng có ích gì khi cho thai nhi nghe nhạc cổ điển để kích thích tế bào thần kinh mà không tạo ra được môi trường ấm áp và hạnh phúc cho trẻ phát triển sau khi ra đời. Việc nuôi dạy trẻ là một việc làm tự nhiên, không nên xem là một khoa học phức tạp.
Các bậc phụ huynh đã thực hiện được vai trò của mình trong nhiều thập niên qua mà không cần đến các chuyên gia. Đã đến lúc không nên quá nghiêm khắc với bản thân và đánh giá quá cao vai trò của bác sỹ, nhà tâm lý. Thời gian với con trẻ trôi qua rất nhanh – hãy tận hưởng niềm vui với chúng!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét