Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

Trung Quốc Triết Học Sử Đại Cương - Hồ Thích | Dịch: Minh Đức, 555 Trang

http://www.thuvienso.info Giới thiệu về nội dung
Tại sao lại gọi là “triết học sử”? Từ xưa đến nay, những vấn đề thiết yếu nêu trên đã được nhiều nhà triết học để tâm nghiên cứu. Thường khi có một vấn đề được nêu ra, mỗi người đều có một kiến giải riêng, một phương pháp để giải quyết riêng, rồi mới đi đến giai đoạn biện luận cùng nhau. Có khi có một vấn đề nào đó đã xảy ra không biết bao nhiêu ngàn năm rồi mà vẫn chưa có một giải quyết ổn thoả.
Nay, nếu có người đứng ra đem những cách nghiên cứu, những phương pháp giải quyết của vấn đền trên sắp xếp theo thứ tự thời gian, niên đại và hệ thống hoá các học phái lại cho rõ ràng, ắt sẽ thành triết học sử rồi vậy.
Triết học sử cũng có nhiều loại: Thông sử, chuyên sử (Chuyên khảo về về thời đại nào đó, một học phái nào đó, chuyên nói về học thuyết của một triết gia nào đó, hoặc chuyên khảo về một ngành nào đó của triết học).
Nhiệm vụ trọng yếu nhất của triết học sử là làm sao cho người đọc biết rõ các nguyên do đã biến thiên từ cổ chí kim (Minh biến), tìm các nguyên nhân của nó (Cầu nhân) và khiến độc giả biết được giá trị của những học thuyết của các nhà triết học (Bình phán).
Đây là cuốn “Trung Quốc Triết học sử đại cương” của Hồ Thích - một nhà nghiên cứu triết học sử nổi tiếng ở Trung Quốc. Bố cục sách chia làm 12 thiên. Qua đó, độc giả sẽ được tiếp cận với thời kỳ phát sinh triết học Trung Quốc, với những triết gia nổi tiếng của Trung Quốc như Lão Tử, Khổng Tử, Đệ tử họ Khổng, Mặc Tử, Dương Chu, Biệt Mặc, Trang Tử, Tuân Tử và Nho gia trước Tuân Tử, và cuối cùng là chung cuộc triết học cổ đại Trung Quốc.
Mời bạn đón đọc!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét