Tập 41 trong Toàn tập của V. I. Lê-nin là tập kết thúc trong số những tập bao gồm các tác phẩm thuộc thời kỳ nội chiến. Tập này gồm những tác phẩm được viết từ tháng Năm đến tháng Mười một 1920, là thời kỳ mà nhân dân Liên-xô đã phải đẩy lui cuộc tấn công mới, cuộc tấn công cuối cùng của khối Đồng minh. Trong phong trào công nhân quốc tế, sự kiện có tầm quan trọng bậc nhất của thời kỳ này là việc triệu tập, vào mùa hè 1920, Đại hội II của Quốc tế cộng sản. Những vấn đề của phong trào công nhân và cộng sản quốc tế chiếm vị trí trung tâm trong tập này. Các tác phẩm của Lê-nin in trong tập này đã phát triển những nguyên tắc về tổ chức, về cương lĩnh và về sách lược của các đảng cộng sản.
Khi nhận định những đặc điểm trong quá trình phát triển của phong trào cộng sản vào thời kỳ ấy, Lê-nin đã nêu lên rằng ở tất cả các nước tư bản chủ nghĩa những người đại biểu ưu tú của giai cấp vô sản cách mạng đã thấm nhuần đầy đủ những nguyên tắc cơ bản của Quốc tế cộng sản. Đó là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới, thời kỳ mà ngày càng có thêm nhiều quần chúng lao động được thu hút vào cuộc đấu tranh, thời kỳ mà sự giác ngộ chính trị và tinh thần đoàn kết của giai cấp công nhân phát triển nhanh chóng, thời kỳ mà hàng loạt đảng cộng sản ra đời và được củng cố.
Đồng thời, trong phong trào cộng sản đang phát triển nhanh chóng lúc bấy giờ đã biểu lộ hai nguy cơ đe dọa đẩy cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản đi chệch khỏi con đường đúng đắn. Nguy cơ thứ nhất, nghiêm trọng nhất, là ở chỗ một bộ phận các lãnh tụ cũ của phong trào dân chủ - xã hội và của các đảng thuộc Quốc tế II, do phải nhượng bộ trước sức ép của quần chúng hoặc do cố ý lừa dối quần chúng, đã tuyên bố gia nhập Quốc tế cộng sản, tuy rằng trên thực tế thì những người lãnh đạo ấy vẫn là những phần tử cơ hội chủ nghĩa. Nguy cơ thứ hai - nguyên nhân hồi đó của nguy cơ này là ở tình trạng thiếu kinh nghiệm và ở trình độ lý luận còn kém của những người cộng sản trẻ tuổi - biểu hiện ở bệnh "tả khuynh", ở sách lược có tính chất bè phái.
Lê-nin dạy những người cộng sản phải đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh - chủ nghĩa cải lương và chủ nghĩa xét lại - cũng như chống chủ nghĩa cơ hội "tả khuynh". Người không ngừng vạch trần chủ nghĩa cải lương và chủ nghĩa xét lại, nhấn mạnh rằng chủ nghĩa bôn-sê-vích luôn luôn chú ý nhiều nhất đến cuộc đấu tranh chống kẻ thù ấy. Đồng thời Lê-nin kiên quyết chống chủ nghĩa cơ hội "tả khuynh", chống chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa bè phái. Đặc điểm của chủ nghĩa cơ hội "tả khuynh" là ở chỗ nó giấu bản chất cơ hội chủ nghĩa của mình dưới cái vỏ những câu "cách mạng cực đoan" suông sáo để lợi dụng tình cảm của quần chúng. Bởi vậy vạch trần chủ nghĩa cơ hội ấy là một việc khó khăn hơn là vạch trần chủ nghĩa cải lương và chủ nghĩa xét lại. Công lao to lớn của Lê-nin đối với phong trào công nhân quốc tế là ở chỗ Người đã phát hiện ra chủ nghĩa cơ hội "tả khuynh" ở trong các đảng cộng sản trẻ tuổi ngay từ trong thời kỳ chủ nghĩa ấy mới manh nha, và đã vạch rõ sự tác hại và tính chất nguy hiểm của chủ nghĩa cơ hội ấy đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lê-nin vạch rõ rằng chủ nghĩa giáo điều "tả khuynh" là một sự xa rời lý luận vàthực tiễn của chủ nghĩa Mác và xích lại với chủ nghĩa công đoàn - vô chính phủ và đẩy các đảng cộng sản vào con đường tai hại đối với những đảng đó, con đường cách ly với quần chúng lao động.
Khi nhận định những đặc điểm trong quá trình phát triển của phong trào cộng sản vào thời kỳ ấy, Lê-nin đã nêu lên rằng ở tất cả các nước tư bản chủ nghĩa những người đại biểu ưu tú của giai cấp vô sản cách mạng đã thấm nhuần đầy đủ những nguyên tắc cơ bản của Quốc tế cộng sản. Đó là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới, thời kỳ mà ngày càng có thêm nhiều quần chúng lao động được thu hút vào cuộc đấu tranh, thời kỳ mà sự giác ngộ chính trị và tinh thần đoàn kết của giai cấp công nhân phát triển nhanh chóng, thời kỳ mà hàng loạt đảng cộng sản ra đời và được củng cố.
Đồng thời, trong phong trào cộng sản đang phát triển nhanh chóng lúc bấy giờ đã biểu lộ hai nguy cơ đe dọa đẩy cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản đi chệch khỏi con đường đúng đắn. Nguy cơ thứ nhất, nghiêm trọng nhất, là ở chỗ một bộ phận các lãnh tụ cũ của phong trào dân chủ - xã hội và của các đảng thuộc Quốc tế II, do phải nhượng bộ trước sức ép của quần chúng hoặc do cố ý lừa dối quần chúng, đã tuyên bố gia nhập Quốc tế cộng sản, tuy rằng trên thực tế thì những người lãnh đạo ấy vẫn là những phần tử cơ hội chủ nghĩa. Nguy cơ thứ hai - nguyên nhân hồi đó của nguy cơ này là ở tình trạng thiếu kinh nghiệm và ở trình độ lý luận còn kém của những người cộng sản trẻ tuổi - biểu hiện ở bệnh "tả khuynh", ở sách lược có tính chất bè phái.
Lê-nin dạy những người cộng sản phải đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh - chủ nghĩa cải lương và chủ nghĩa xét lại - cũng như chống chủ nghĩa cơ hội "tả khuynh". Người không ngừng vạch trần chủ nghĩa cải lương và chủ nghĩa xét lại, nhấn mạnh rằng chủ nghĩa bôn-sê-vích luôn luôn chú ý nhiều nhất đến cuộc đấu tranh chống kẻ thù ấy. Đồng thời Lê-nin kiên quyết chống chủ nghĩa cơ hội "tả khuynh", chống chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa bè phái. Đặc điểm của chủ nghĩa cơ hội "tả khuynh" là ở chỗ nó giấu bản chất cơ hội chủ nghĩa của mình dưới cái vỏ những câu "cách mạng cực đoan" suông sáo để lợi dụng tình cảm của quần chúng. Bởi vậy vạch trần chủ nghĩa cơ hội ấy là một việc khó khăn hơn là vạch trần chủ nghĩa cải lương và chủ nghĩa xét lại. Công lao to lớn của Lê-nin đối với phong trào công nhân quốc tế là ở chỗ Người đã phát hiện ra chủ nghĩa cơ hội "tả khuynh" ở trong các đảng cộng sản trẻ tuổi ngay từ trong thời kỳ chủ nghĩa ấy mới manh nha, và đã vạch rõ sự tác hại và tính chất nguy hiểm của chủ nghĩa cơ hội ấy đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lê-nin vạch rõ rằng chủ nghĩa giáo điều "tả khuynh" là một sự xa rời lý luận vàthực tiễn của chủ nghĩa Mác và xích lại với chủ nghĩa công đoàn - vô chính phủ và đẩy các đảng cộng sản vào con đường tai hại đối với những đảng đó, con đường cách ly với quần chúng lao động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét