Thứ 6 ngày 31/07/09 Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản tại Hà Nội đã tổ chức buổi hội thảo giới thiệu về chương trình thi năng lực tiếng Nhật mới theo 5 cấp độ (N1, N2, N3, N4 ,N5) thay cho chương trình hiện đang áp dụng là 4 cấp độ (4kyu – 1kyu). Thầy Nguyễn Văn Hảo, giám đốc trung tâm tiếng Nhật Đông Đô đã tham dự buổi hội thảo và đã tổng kết một số điểm đáng lưu ý về ký thi năng lực Nhật ngữ mới này:
1. Kỳ thi năng lực Nhật ngữ mới gồm 5 cấp độ. Bố cục bài thi Năng lực nhật ngữ mới sẽ chỉ bao gồm 2 phần: đọc hiểu và nghe hiểu.
- Cấp độ N1: tương đương cấp độ 1kyu (khó hơn so với 1kyu hiện thời). + Đọc: Đọc và hiểu được tính logic của những bài viết có bố cục logic dành cho người bản xứ, ví dụ như là bài xã luận trên báo…Đọc và hiểu được khái niệm trừu tượng của những bài viết có tính trừu tượng cao. Đọc nhiều thể loại bài viết có nội dung sâu sắc và hiểu mạch câu chuyện, ý đồ diễn đạt cụ thể của người viết. + Nghe: Khi nghe những hội thoại có nội dung, nghe tin tức, nghe bài giảng có tốc độ tự nhiên ở nhiều ngữ cảnh khác nhau và hiểu được nội dung, mạch câu chuyện, hiểu được quan hệ giữa các nhân vật, hiểu được cấu trúc logic, nắm bắt được đại ý câu chuyện.
- Cấp độ N2: tương đương cấp độ 2kyu (khó hơn so với 2kyu hiện thời). + Đọc: Đọc và hiểu được bài viết giải thích để dành cho người bản xứ. Nếu dùng từ điển, có thể đọc được những bài viết trong lĩnh vực chuyên môn. Đọc những bài viết dễ về các đề tài bình thường và hiểu được cả mạch câu chuyện, cả ý đồ diễn đạt. + Nghe: Khi nghe hội thoại có nội dung, nghe tin tức có tốc độ gần với tốc độ tự nhiên ở ngữ cảnh thường nhật và nhiều ngữ cảnh khác, hiểu được mạch, nội dung câu chuyện, quan hệ giữa các nhân vật, nắm được đại ý câu chuyện.
- Cấp độ N3: giữa cấp độ 2kyu và 3kyu hiện thời. + Đọc: Đọc và hiểu được những bài viết dành cho người bản xứ nhưng được viết lại cho người nước ngoài với lượng từ vựng và chữ Hán hạn chế. Có thể lấy được thông tin nhất định từ các tít của các bài báo dành cho người bản xứ. Nếu dùng từ điển và dành nhiều thời gian thì có thể lấy được thông tin cần thiết từ những câu viết lọt vào mắt trong cuộc sống hàng ngày. + Nghe: Khi nghe hội thoại có nội dung có tốc độ hơi tự nhiên ở ngữ cảnh thường nhật và ngay trong ngữ cảnh ít gặp, hiểu được đại khái mạch cụ thể của câu chuyện, quan hệ của các nhân vật.
- Cấp độ N4: tương đương cấp độ 3kyu hiện thời. + Đọc: Đọc và hiểu được bài viết có nội dung gần gũi với cuộc sống dành cho người nước ngoài. + Nghe: Nếu như đối phương nói chậm và có thể hỏi lại được thì có thể nghe và hiểu được đại khái những hội thoại trong các ngữ cảnh thường nhật.
- Cấp độ N5: tương đương cấp độ 4kyu hiện thời: + Đọc: Đọc và hiểu được những bài viết dễ được viết bằng chữ Hán và hiragana dễ dành cho người nước ngoài. + Nghe: Nghe những hội thoại lắp ghép từ và cử chỉ ở trong lớp học và các ngữ cảnh gần gũi, nếu như đối phương ý thức được đang nói chuyện với người nước ngoài và nói rất chậm rãi và mình có thể hỏi lại thì có thể lấy được thông tin cần thiết.
2. Cách tính điểm:
Điểm đỗ sẽ không áp dụng theo cách đạt 60% , 70% trở lên như trước nữa mà sẽ tính các môn không được dưới điểm liệt và có tổng số điểm phải đạt ở mức quy định. Điểm đỗ của kỳ thi năng lực mới này từng năm sẽ khác nhau do việc quy định lấy điểm từ cao xuống thấp. Do yêu cầu nâng cao chất lượng đối với người nước ngoài học tiếng Nhật nên nói chung các cấp độ N5 – N1 sẽ khó hơn các cấp độ từ 4kyu – 1kyu như trước và cụ thể là nội dung thi sẽ chú trọng vào kỹ năng nghe và đọc hiểu, những kiến thức về đất nước, con người, văn hóa, phong tục tập quán của Nhật Bản…
1. Kỳ thi năng lực Nhật ngữ mới gồm 5 cấp độ. Bố cục bài thi Năng lực nhật ngữ mới sẽ chỉ bao gồm 2 phần: đọc hiểu và nghe hiểu.
- Cấp độ N1: tương đương cấp độ 1kyu (khó hơn so với 1kyu hiện thời). + Đọc: Đọc và hiểu được tính logic của những bài viết có bố cục logic dành cho người bản xứ, ví dụ như là bài xã luận trên báo…Đọc và hiểu được khái niệm trừu tượng của những bài viết có tính trừu tượng cao. Đọc nhiều thể loại bài viết có nội dung sâu sắc và hiểu mạch câu chuyện, ý đồ diễn đạt cụ thể của người viết. + Nghe: Khi nghe những hội thoại có nội dung, nghe tin tức, nghe bài giảng có tốc độ tự nhiên ở nhiều ngữ cảnh khác nhau và hiểu được nội dung, mạch câu chuyện, hiểu được quan hệ giữa các nhân vật, hiểu được cấu trúc logic, nắm bắt được đại ý câu chuyện.
- Cấp độ N2: tương đương cấp độ 2kyu (khó hơn so với 2kyu hiện thời). + Đọc: Đọc và hiểu được bài viết giải thích để dành cho người bản xứ. Nếu dùng từ điển, có thể đọc được những bài viết trong lĩnh vực chuyên môn. Đọc những bài viết dễ về các đề tài bình thường và hiểu được cả mạch câu chuyện, cả ý đồ diễn đạt. + Nghe: Khi nghe hội thoại có nội dung, nghe tin tức có tốc độ gần với tốc độ tự nhiên ở ngữ cảnh thường nhật và nhiều ngữ cảnh khác, hiểu được mạch, nội dung câu chuyện, quan hệ giữa các nhân vật, nắm được đại ý câu chuyện.
- Cấp độ N3: giữa cấp độ 2kyu và 3kyu hiện thời. + Đọc: Đọc và hiểu được những bài viết dành cho người bản xứ nhưng được viết lại cho người nước ngoài với lượng từ vựng và chữ Hán hạn chế. Có thể lấy được thông tin nhất định từ các tít của các bài báo dành cho người bản xứ. Nếu dùng từ điển và dành nhiều thời gian thì có thể lấy được thông tin cần thiết từ những câu viết lọt vào mắt trong cuộc sống hàng ngày. + Nghe: Khi nghe hội thoại có nội dung có tốc độ hơi tự nhiên ở ngữ cảnh thường nhật và ngay trong ngữ cảnh ít gặp, hiểu được đại khái mạch cụ thể của câu chuyện, quan hệ của các nhân vật.
- Cấp độ N4: tương đương cấp độ 3kyu hiện thời. + Đọc: Đọc và hiểu được bài viết có nội dung gần gũi với cuộc sống dành cho người nước ngoài. + Nghe: Nếu như đối phương nói chậm và có thể hỏi lại được thì có thể nghe và hiểu được đại khái những hội thoại trong các ngữ cảnh thường nhật.
- Cấp độ N5: tương đương cấp độ 4kyu hiện thời: + Đọc: Đọc và hiểu được những bài viết dễ được viết bằng chữ Hán và hiragana dễ dành cho người nước ngoài. + Nghe: Nghe những hội thoại lắp ghép từ và cử chỉ ở trong lớp học và các ngữ cảnh gần gũi, nếu như đối phương ý thức được đang nói chuyện với người nước ngoài và nói rất chậm rãi và mình có thể hỏi lại thì có thể lấy được thông tin cần thiết.
2. Cách tính điểm:
Điểm đỗ sẽ không áp dụng theo cách đạt 60% , 70% trở lên như trước nữa mà sẽ tính các môn không được dưới điểm liệt và có tổng số điểm phải đạt ở mức quy định. Điểm đỗ của kỳ thi năng lực mới này từng năm sẽ khác nhau do việc quy định lấy điểm từ cao xuống thấp. Do yêu cầu nâng cao chất lượng đối với người nước ngoài học tiếng Nhật nên nói chung các cấp độ N5 – N1 sẽ khó hơn các cấp độ từ 4kyu – 1kyu như trước và cụ thể là nội dung thi sẽ chú trọng vào kỹ năng nghe và đọc hiểu, những kiến thức về đất nước, con người, văn hóa, phong tục tập quán của Nhật Bản…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét