Có lần luật sư Nguyễn Hữu Thọ cho biết câu danh ngôn mà ông thích nhất là tư tưởng của nhà bác học Pháp Louis Pasteur: “Khoa học không có tổ quốc, nhưng nhà khoa học phải có một tổ quốc”. Ông giải thích: “Ai cũng có một quê hương để yêu, một đất nước để bảo vệ và xây dựng, một dân tộc để phụng sự. Nhà trí thức không thể nghĩ khác, làm khác”. Suốt đời, ông đã sống như những gì mà ông nói: phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Pháp bắt luật sư Nguyễn Hữu Thọ nhưng không dám đưa ông ra tòa vì sợ phản ứng của quần chúng. Qua những hoạt động của phái đoàn trong ba tháng đầu năm 1950, ông được đông đảo tầng lớp nhân dân tin tưởng và quí mến. Để cách ly ông với phong trào cách mạng đang sục sôi của thành phố, Pháp quyết định đày ông lên bản Giẳng (thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu). Đây là nơi tận cùng phía Tây Bắc của đất nước, nằm ở giao điểm của ngã ba biên giới VN - Trung Quốc - Lào, nơi mà “một tiếng gà gáy, ba nước đều nghe”. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ bị giam lỏng trong một căn nhà sàn nhỏ. Qua một vài người biết tiếng Kinh, ông tìm cách giải thích cho bà con biết vì sao dân mình còn cực khổ như thế này. Ông dạy cho các cháu thiếu nhi nói tiếng Kinh, dạy cho thanh niên học chữ quốc ngữ, chỉ vẽ cho người lớn những kiến thức phổ thông về khoa học, về vệ sinh phòng bệnh... Dần dần, bà con hiểu ông, thương ông và quí ông. Có của ngon vật lạ gì họ đều biếu ông. Có lần ông ngã bệnh, bà con vào rừng hái lá thuốc sắc cho ông uống...
Trong khi đó, Đoàn luật sư Sài Gòn - Chợ Lớn phản đối Pháp quản thúc đồng nghiệp của họ mà không qua xét xử công khai trước tòa án. Tháng 11-1952 ông được trả tự do. Trở về Sài Gòn, ông mở lại văn phòng luật sư, tiếp tục bảo vệ thành công những cán bộ kháng chiến trước tòa án thực dân - trong đó có chị Nguyễn Châu Sa (tức Nguyễn Thị Bình, sau này là phó chủ tịch nước), chị Đỗ Duy Liên (sau này là phó chủ tịch UBND TP.HCM), chị Thu Trang (sau này là tiến sĩ sử học ở Pháp)... Ông lập luận chặt chẽ, lời lẽ hùng hồn, nên anh chị em tù chính trị bảo nhau: “Được luật sư Thọ cãi cho thì thế nào cũng được trả tự do”.
Pháp bắt luật sư Nguyễn Hữu Thọ nhưng không dám đưa ông ra tòa vì sợ phản ứng của quần chúng. Qua những hoạt động của phái đoàn trong ba tháng đầu năm 1950, ông được đông đảo tầng lớp nhân dân tin tưởng và quí mến. Để cách ly ông với phong trào cách mạng đang sục sôi của thành phố, Pháp quyết định đày ông lên bản Giẳng (thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu). Đây là nơi tận cùng phía Tây Bắc của đất nước, nằm ở giao điểm của ngã ba biên giới VN - Trung Quốc - Lào, nơi mà “một tiếng gà gáy, ba nước đều nghe”. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ bị giam lỏng trong một căn nhà sàn nhỏ. Qua một vài người biết tiếng Kinh, ông tìm cách giải thích cho bà con biết vì sao dân mình còn cực khổ như thế này. Ông dạy cho các cháu thiếu nhi nói tiếng Kinh, dạy cho thanh niên học chữ quốc ngữ, chỉ vẽ cho người lớn những kiến thức phổ thông về khoa học, về vệ sinh phòng bệnh... Dần dần, bà con hiểu ông, thương ông và quí ông. Có của ngon vật lạ gì họ đều biếu ông. Có lần ông ngã bệnh, bà con vào rừng hái lá thuốc sắc cho ông uống...
Trong khi đó, Đoàn luật sư Sài Gòn - Chợ Lớn phản đối Pháp quản thúc đồng nghiệp của họ mà không qua xét xử công khai trước tòa án. Tháng 11-1952 ông được trả tự do. Trở về Sài Gòn, ông mở lại văn phòng luật sư, tiếp tục bảo vệ thành công những cán bộ kháng chiến trước tòa án thực dân - trong đó có chị Nguyễn Châu Sa (tức Nguyễn Thị Bình, sau này là phó chủ tịch nước), chị Đỗ Duy Liên (sau này là phó chủ tịch UBND TP.HCM), chị Thu Trang (sau này là tiến sĩ sử học ở Pháp)... Ông lập luận chặt chẽ, lời lẽ hùng hồn, nên anh chị em tù chính trị bảo nhau: “Được luật sư Thọ cãi cho thì thế nào cũng được trả tự do”.
Read more: http://www.thuvienso.info/index.php/component/thuvientructuyen/chitiet/xem/3357/hanh-trinh-nguyen-huu-tho-nguyen-huu-chau-100-trang#ixzz1qItJKov3
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét