Trước hết tôi xin nói về quê hương nhỏ của tôi tức là xã Ân Phú, thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, nay thuộc huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh. Xã tôi là một xã bán sơn cước, nằm ở chân núi Mồng Gà, bên tả ngạn sông La, cảnh núi sông rất đẹp, nhưng trước cách mạng thì vắng vẻ và hắt hiu, mặc dù bên kia sông chợ Nướt, mỗi tháng họp chín kỳ (cứ ngày 3, ngày 6, ngày 9 âm lịch là phiên chợ) thu hút dân buôn bán và nông dân cả mấy huyện xung quanh thành một nơi tụ hội nổi tiếng. Anh Xuân Diệu khi nói về quê tôi đã viết “Cái làng nửa sơn cước, khuất nẻo bên sông vắng, có nhiều cây cọ - ở Hà Tĩnh gọi là cây tro - chao ôi, trước Cách mạng tháng Tám 1945 sao mà vắng vẻ hắt hiu đến thế! Nếu không thương bạn chưa chắc tôi đã về. Rất nhiều cá tính của đất đai, có thể nói mỗi mảnh đất đều tràn đầy xúc cảm, như tích tụ cái cổ sơ đâu từ hàng trăm năm trước. Làng quê hương đã cung cấp cho Huy Cận một cái vốn đất đai gì sâu thẳm như từ ruột của thời gian”. Sông núi đất đai ấy như đã làm ra xương thịt và tâm hồn tôi.
Ở dưới chân núi, chạy dọc bờ sông là một cánh đồng dài đất khá mầu mỡ, một phần nhỏ là ruộng nước, phần lớn là nương, tức là ruộng cạn, trồng lúc trỉa, hoặc là trồng mía. Đầu xuân, khi ngô mới nhú mầm, lá non mịn tơ như lông tuyết, xanh sáng như ngọc bích, cả cánh đồng ánh lên như một thảm nhung rất đẹp, mát mắt, tưởng như có thể xén từng mẩu đất mà nhai nuốt được. Buổi chiều về, gió sông thổi mát, bóng núi Mồng Ga lan dài trên cánh đồng như một cái chăn mỏng đắp lên làng xóm. Chính cái buổi chiều sớm ấy ở làng sơn cước đã gợi lên một nỗi buồn man mác. Ngày bị rút ngắn lại, sông núi ở ngay bên cạnh nhà mà được màu xa vắng. Chính trên cánh đồng chân núi ấy, lúc bốn tuổi, năm tôi đã theo cha mẹ, o tôi, chú tôi đi bừa, đi nhặt cỏ, đi gieo hạt. Thú nhất là đứng trên cái bừa đạp cho bò kéo đi như là đứng trên một chiếc xe, nghe từng cục đất vỡ tơi dưới chân bừa, xông lên mùi cỏ úa. Có khi còn lấy roi tre quất cho bò chạy nhanh, chiếc bừa xông lên như một cỗ xe thắng trận. Nhưng có một lần hứng thú như vậy tôi đã bị ngã, con bò cứ lướt tới, và tôi bị chẹt giữa cái bừa bị bò lôi đi, may mà không bị xây xát gì. Từ đó về sau cha mẹ tôi không cho tôi đi đứng bừa nữa. Tôi lại cưỡi trâu, trời cuối năm se lạnh, ngồi trên lưng trâu ấm lắm.
Ở dưới chân núi, chạy dọc bờ sông là một cánh đồng dài đất khá mầu mỡ, một phần nhỏ là ruộng nước, phần lớn là nương, tức là ruộng cạn, trồng lúc trỉa, hoặc là trồng mía. Đầu xuân, khi ngô mới nhú mầm, lá non mịn tơ như lông tuyết, xanh sáng như ngọc bích, cả cánh đồng ánh lên như một thảm nhung rất đẹp, mát mắt, tưởng như có thể xén từng mẩu đất mà nhai nuốt được. Buổi chiều về, gió sông thổi mát, bóng núi Mồng Ga lan dài trên cánh đồng như một cái chăn mỏng đắp lên làng xóm. Chính cái buổi chiều sớm ấy ở làng sơn cước đã gợi lên một nỗi buồn man mác. Ngày bị rút ngắn lại, sông núi ở ngay bên cạnh nhà mà được màu xa vắng. Chính trên cánh đồng chân núi ấy, lúc bốn tuổi, năm tôi đã theo cha mẹ, o tôi, chú tôi đi bừa, đi nhặt cỏ, đi gieo hạt. Thú nhất là đứng trên cái bừa đạp cho bò kéo đi như là đứng trên một chiếc xe, nghe từng cục đất vỡ tơi dưới chân bừa, xông lên mùi cỏ úa. Có khi còn lấy roi tre quất cho bò chạy nhanh, chiếc bừa xông lên như một cỗ xe thắng trận. Nhưng có một lần hứng thú như vậy tôi đã bị ngã, con bò cứ lướt tới, và tôi bị chẹt giữa cái bừa bị bò lôi đi, may mà không bị xây xát gì. Từ đó về sau cha mẹ tôi không cho tôi đi đứng bừa nữa. Tôi lại cưỡi trâu, trời cuối năm se lạnh, ngồi trên lưng trâu ấm lắm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét